Định hƣớng quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hội sở ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 91)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng quản lý rủi ro tín dụng

4.1.1. Định hƣớng chung

Với mục tiêu khẳng định vị thế của NHCTVN tại thị trƣờng trong nƣớc và khu vực, NHCTVN đã xác định rõ chiến lƣợc, định hƣớng phát triển trung dài hạn của NHCTVN là trở thành NHTM có quy mô và hiệu quả hoạt động hàng đầu ngành ngân hàng Việt Nam. Tiếp tục phát triển mạnh hoạt động kinh doanh đi đôi với mục tiêu an toàn, hiệu quả, tạo nền tảng phát triển bền vững, lâu dài.

Vietinbank tiếp tục thực hiện nâng cao năng lực quản trị rủi ro, chuẩn bị các điều kiện cần thiết và phù hợp để thực hiện lộ trình tuân thủ các chuẩn mực của Basel II, tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hƣớng hiện đại với 6 mảng chính là tái cấu trúc nguồn lực tài chính, tái cấu trúc mô hình hoạt động, tái cấu trúc hệ thống quản trị điều hành, tái cấu trúc mạng lƣới kênh phân phối, tái cấu trúc công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng và tái cấu trúc nguồn nhân lực.

Nâng cao tiềm lực tài chính, chất lƣợng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cấp mô hình tổ chức, mô hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Tiếp tục nâng cao công tác quản lý rủi ro, kiểm tra kiểm soát theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh việc kiểm soát tốt chất lƣợng tín dụng qua 3 vòng kiểm soát (trƣớc, trong và sau khi cho vay) góp phần nâng cao năng lực quản trị và an toàn trong hệ thống ngân hàng.

4.1.2. Định hƣớng quản lý rủi ro tín dụng theo Basel II

Mặc dù sau năm 2010 Việt Nam mới áp dụng Basel II, nhƣng Basel II đã ảnh hƣởng lớn đến các NHTM Việt Nam, nhất là yêu cầu về quản lý rủi ro. Việc áp dụng Basel II đòi hỏi chi phí khá cao, các tổ chức tín dụng phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và công nghệ thông tin để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau.

Về giám sát vĩ mô, NHNN đã ban hành Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng nhà nƣớc Việt nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, trong đó đã có những quy định về phân loại nợ định tính dựa trên dữ liệu lịch sử của khách hàng vay, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng...điều này đã hƣớng tới khuôn khổ thuộc dự phòng theo Basel II.

Trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, áp dụng Basel II là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với mọi NHTM, trên cơ sở đó sẽ tăng cƣờng năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro, mặc dù việc tiếp cận Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, trong khi hệ thống ngân hàng Việt Nam mới đang ở giai đoạn phát triển ban đầu. Các tổ chức tín dụng có thể tự xác định đƣợc thực trạng rủi ro hoạt động theo từng lĩnh vực kinh doanh và xác định thế mạnh của ngân hàng trong từng lĩnh vực kinh doanh để định hƣớng hoạt động ngân hàng, từng bƣớc áp dụng các chuẩn mực Basel II.

Các trụ cột của Basel II có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên việc áp dụng các qui định của Basel II về quản lý rủi ro hoạt động cần đƣợc tiến hành trong mối liên hệ với những trụ cột khác, nhất là yêu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, về thanh tra giám sát, tuân thủ nguyên tắc thị trƣờng và công khai tài chính. Điều này đòi hỏi phải có nỗ lực chung của ban lãnh đạo NHTM và kiểm soát vĩ mô từ Ngân hàng Nhà nƣớc, tập trung vào việc nâng cao quản trị kinh doanh và kiểm soát nội bộ NHTM cũng nhƣ năng lực thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc.

Đóng vai trò tiên phong trong sự nghiệp hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, NHCTVN đã chủ động nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro. Tháng 6/2014, NHCTVN đã hoàn thành Dự án phân tích thực trạng và lập kế hoạch Basel II, tháng 9/2014, chính thức triển khai Basel II và đến tháng 10/2014, NHCTVN là 1 trong 10 ngân hàng đƣợc lựa chọn thí điểm áp dụng các tiêu chuẩn Basel II. Hiện

Để dần tiến tới tuân thủ theo Basel II, NHCTVN đã xác định phải thực hiện các nội dung sau:

- Yêu cầu vốn tăng cao: yếu tố vốn là yếu tố quan trọng trong ngân hàng. Việc tăng vốn vừa để nâng cao khả năng tự chủ tài chính, vừa để bù đắp cho rủi ro.

- Dữ liệu và công nghệ: Đây là yêu cầu bắt buộc để lƣợng hóa đƣợc rủi ro. Do vậy, ngân hàng cần đầu tƣ nâng cấp cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin để đo lƣờng rủi ro;

- Cơ cấu tổ chức: Để nâng cao năng lực quản lý rủi ro, ngoài các yêu cầu về vốn, công nghệ, ngân hàng cần đáp ứng đƣợc các yêu cầu mô hình 3 vòng kiểm soát phân tách chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý rủi ro.

- Thẩm định mô hình: Rủi ro mô hình là rủi ro mang tính hệ thống, có ảnh hƣởng diện rộng, để giảm thiểu rủi ro này, ngân hàng cần có bộ phận độc lập thẩm định mô hình, cũng nhƣ các quy định, quy trình để đảm bảo tính chính xác của mô hình.

- Thiết lập khẩu vị rủi ro để các đơn vị có tiêu chí đánh giá hiệu quả điều chỉnh rủi ro và đƣa ra quyết định kinh doanh trên cơ sở cân bằng hiệu quả - rủi ro;

- Thiết lập kênh báo cáo thƣờng xuyên, liên tục và toàn diện trong ngân hàng; - Đảm bảo tính đủ, liên tục và phù hợp của đội ngũ nhân sự quản lý rủi ro tại các vòng kiểm soát.

NHCTVN cũng đã triển khai Dự án xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II, trong đó Dự án Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng cơ bản là giai đoạn đầu tiên, hình thành nền móng vững chắc cho các giai đoạn đột phá về quản lý rủi ro tín dụng của NHCTVN trong tƣơng lai.

4.2.Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại hội sở

chính

4.2.1. Hoàn thiện văn bản chính sách

Hệ thống hóa lại văn bản chính sách một cách khoa học trên cơ sở rà soát các văn bản hiện hành, sắp xếp, ban hành phù hợp. Xây dựng hệ thống văn bản theo 5 cấp hình tháp từ trên xuống dƣới, từ cấp độ khái quát xuống chi tiết. Thứ nhất là nhóm quy định khung; thứ hai là nhóm các văn bản chính sách; thứ ba là nhóm các

văn bản hƣớng dẫn chính sách; thứ tƣ là cẩm nang, sổ tay hƣớng dẫn nghiệp vụ; thứ năm là các văn bản hƣớng dẫn sản phẩm. Thông thƣờng, các quy định khung và văn bản chính sách thƣờng ít thay đổi, có tính ổn định trong thời gian dài. Nhóm các văn bản hƣớng dẫn sản phẩm thƣờng hay thay đổi hơn cho phù hợp với thực tiễn kinh doanh trên thị trƣờng.

Đối với các văn bản phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần nên gom vào cùng một quy định để tiện tra cứu và dễ nhớ. Xây dựng sổ tay tác nghiệp đến từng nghiệp vụ chính, đảm bảo mỗi một nghiệp vụ đều có cẩm nang, sổ tay để thực hiện.

Đào tạo kỹ năng viết văn bản chế độ cho các cán bộ chuyên về xây dựng cơ chế chính sách, đồng thời phải liên tục bồi dƣỡng về các kiến thức về kinh tế xã hội, am hiểu thị trƣờng kinh tế trong nƣớc và thế giới để giúp cho việc ban hành chính sách, văn bản hƣớng dẫn đƣợc phù hợp với thực tiễn áp dụng.

Đối với các bộ phận làm chính sách cần hoạch định, dự báo đƣợc phạm vi áp dụng văn bản trong nhiều năm hoặc trong một khoảng thời gian nhất định, tránh sự không nhất quán, không xem xét kỹ trƣớc khi ban hành dẫn đến việc thay đổi liên tục, rất khó cho chi nhánh có thể thực hiện ngay lập tức.

Yêu cầu các chốt kiểm soát phải đƣợc cài đặt trong tất cả các quy trình nghiệp vụ đảm bảo kiểm soát chéo lẫn nhau.

4.2.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng

Do chức năng nhiệm vụ giữa ba vòng kiểm soát còn chƣa đƣợc phân tách rõ ràng nhƣ chức năng quản lý thu hồi nợ vừa ở các phòng thuộc khối bán lẻ vừa có ở phòng quản lý nợ có vấn đề; công tác báo cáo còn chồng chéo: các khối khách hàng cũng yêu cầu chi nhánh báo cáo mà các phòng ở vòng kiểm soát 2 cũng yêu cầu báo cáo. Ngoài ra, vòng kiểm soát 3 là phòng kiểm toán nội bộ mới chủ yếu kiểm tra độc lập tính tuân thủ của các chi nhánh, chƣa kiểm tra đƣợc độc lập các phòng/ban hội sở chính; phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ thuộc vòng 2 cũng đang thực hiện chức năng kiểm tra tính tuân thủ của vòng 1. Vì vậy, cần phân tách rõ ràng chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận quản lý rủi ro, cụ thể: Giữa các phòng quản lý rủi

có vấn đề; việc xây dựng ban hành cơ chế chính sách phải đƣợc thống nhất, tập trung ở một phòng đầu mối là phòng chế độ chính sách tín dụng, đầu tƣ; các phòng kinh doanh của các các khối khách hàng doanh nghiệp hay khối bán lẻ chỉ ban hành hƣớng dẫn cho sản phẩm vay vốn để tránh chồng chéo.

Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các phòng trong khối quản lý rủi ro, tránh chồng chéo trong công tác kiểm soát, chỉ đạo điều hành các chi nhánh.

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ kiểm tra giám sát tính tuân thủ của các chi nhánh dựa trên phƣơng pháp giám sát chi nhánh trên cơ sở rủi ro, tập trung vào giám sát là chủ yếu thông qua công tác báo cáo từ chi nhánh, số liệu hệ thống; hạn chế kiểm tra trực tiếp. Tinh giản bộ máy KTKSNB thuộc khối quản lý rủi ro, cụ thể chấm dứt hoạt động của các bộ phận KTKSNB đặt tại chi nhánh nhƣng thuộc bộ máy KTKSNB.

Xác định lại chức năng, nhiệm vụ của phòng KTKSNB với phòng kiểm toán nội bộ: Nhƣ đã nêu ở phần hạn chế và nguyên nhân ở mục 3.3.2, 2 phòng KTKSNB và phòng kiểm toán nội bộ đang có cùng một chức năng là kiểm tra giám sát chi nhánh và thực tế hai phòng thực hiện nội dung, phƣơng pháp kiểm tra tại chi nhánh nhƣ nhau. Do đó, không tránh khỏi chồng chéo và lãng phí nguồn lực cho cả hai phòng. Do đó, cần có sự tách bạch lại nhiệm vụ và cách thức thực thi giữa hai phòng, vì phòng KTKSNB trực thuộc khối quản lý rủi ro thuộc ban điều hành và là vòng kiểm soát thứ 2, còn phòng kiểm toán nội bộ trực thuộc ban kiểm soát thuộc Đại hội đồng cổ đông, báo cáo trực tiếp hội đồng quản trị và là vòng kiểm soát thứ 3.

Theo khảo sát mô hình của một số ngân hàng ở Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc thì không có phòng gọi là kiểm tra kiểm soát nội bộ mà chỉ có phòng kiểm toán nội bộ. Chức năng kiểm tra nhƣ hiện nay phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ đang thực hiện là của phòng kiểm toán nội bộ (internal audit department). Tuy nhiên, họ cũng có một bộ phận có chức năng giám sát tuân thủ giống nhƣ phòng KTKSNB nhƣng gọi là phòng pháp chế tuân thủ. Phòng pháp chế tuân thủ của các ngân hàng này thiên về hỗ trợ, tƣ vấn pháp luật trong việc ban hành các chính sách hay tƣ vấn

soạn thảo các hợp đồng; chức năng tuân thủ chỉ là theo dõi báo cáo tuân thủ từ các chi nhánh/điểm giao dịch gửi lên.

Tuy nhiên, thì hệ thống công nghệ thông tin chƣa đƣợc chuẩn hóa để có thể giám sát đƣợc hiệu quả cũng nhƣ văn hóa tuân thủ của nhân viên ngân hàng còn chƣa cao nên việc áp dụng hoàn toàn mô hình này theo chuẩn mực quốc tế chƣa thể làm ngay đƣợc. Do đó, NHCTVN cũng vẫn nên duy trì Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ nhƣ hiện nay, chỉ có điều nên quy định lại rõ ràng chức năng, nhiệm vụ kiểm tra giám sát để tránh chồng chéo với kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ phải tập trung hơn vào hoạt động đánh gía rủi ro kinh doanh và tƣ vấn phòng ngừa, khắc phục rủi ro cho chi nhánh; đánh giá hiệu quả của các phòng nghiệp vụ tại hội sở chính.

Tiếp tục triển khai và kiện toàn khối hỗ trợ tín dụng: Năm 2015, hội sở chính tiếp tục triển khai thành lập các phòng hỗ trợ tín dụng tại các chi nhánh còn lại trong hệ thống. Để cho khối hỗ trợ tín dụng đƣợc vận hành nhịp nhàng, giúp hội sở chính kiểm soát chi nhánh nhƣng cũng không làm cản trở hoạt động kinh doanh chi nhánh, cần phải truyền thông đƣợc trách nhiệm vai trò của cán bộ hỗ trợ tín dụng đến từng cán bộ cũng nhƣ cán bộ/ban lãnh đạo chi nhánh để chi nhánh thực sự thấy đƣợc vai trò của phòng hỗ trợ tín dụng trong việc kiểm soát thêm rủi ro tín dụng cho chi nhánh; tăng cƣờng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để tránh các sai sót tác nghiệp.

4.2.3.Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra giám sát

4.2.3.1. Đổi mới phương pháp kiểm tra giám sát

Phƣơng pháp kiểm tra giám sát trƣớc đây thƣờng tập trung vào đi kiểm tra trực tiếp các chi nhánh. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực cán bộ đi kiểm tra nên không thể kiểm tra hết đƣợc các chi nhánh trong một năm cũng nhƣ không kiểm tra đƣợc hết các khách hàng của chi nhánh, chƣa kể thời gian kiểm tra thƣờng khá lâu, mỗi Đoàn kiểm tra trung bình khoảng một tháng mới xong. Việc này cũng ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh do phải dành thời gian để tiếp đoàn kiểm tra, cung cấp hồ sơ cho đoàn kiểm tra. Xuất phát từ những hạn chế trên,

là tập trung vào giám sát từ xa đối với chi nhánh là chủ yếu thông qua các công cụ phần mềm chiết xuất số liệu hoạt động của chi nhánh và dựa trên phƣơng pháp giám sát chi nhánh trên cơ sở rủi ro. Có nghĩa là, chi nhánh nào đƣợc đánh giá có mức độ rủi ro cao hơn thì chi nhánh đó càng bị tăng cƣờng giám sát và kiểm tra.

Để thực hiện đƣợc việc đánh giá, cần đánh giá để đƣa ra kết quả xếp hạng chi nhánh lần đầu và cập nhật liên tục cho các xếp hạng theo thay đổi thực tế. Công cụ chính đƣợc sử dụng để đƣa ra kết quả xếp hạng gồm: Đánh giá môi trƣờng kiểm soát; xác định rủi ro và đánh giá các chốt kiểm soát tại chi nhánh.

- Đánh giá môi trƣờng kiểm soát: Môi trƣờng kiểm soát đƣợc xác định bởi

những thành tố hỗ trợ gắn kết môi trƣờng kinh doanh cũng nhƣ toàn bộ đội ngũ nhân viên khi thực hiện các mục tiêu hoạt động của đơn vị.

Cách thức đánh giá môi trƣờng kiểm soát thông qua bảng hỏi trên các nhóm vấn đề chính: đánh giá yếu tố trung thực và đạo đức, nhận thức về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, năng lực quản trị điều hành, công tác cán bộ phát triển cá nhân, hệ thống báo cáo.

Cách thức thực hiện: gửi bảng hỏi xuống chi nhánh yêu cầu tự đánh giá, trả lời bảng hỏi và gửi kèm tài liệu chứng minh; sau đó tổ chức thành tổ công tác xuống chi nhánh tiến hành phỏng vấn đánh giá môi trƣờng kiểm soát qua bảng hỏi, có thể phỏng vấn chéo giữa lãnh đạo và cán bộ để đảm bảo thu đƣợc thông tin khách quan nhất, yêu cầu ngƣời đƣợc hỏi xuất trình bằng chứng chứng minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hội sở ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)