Hoạt động kiểm tra, giám sát tín dụng đối với chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hội sở ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 73 - 83)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Quản lý rủi ro tín dụng tại hội sở Ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam

3.2.4. Hoạt động kiểm tra, giám sát tín dụng đối với chi nhánh

Kiểm tra, giám sát tín dụng đối với chi nhánh đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và theo định kỳ. Trách nhiệm kiểm tra giám sát tín dụng chi nhánh thuộc về các phòng/ban nghiệp vụ liên quan đến tín dụng tại hội sở chính. Tuy nhiên, các phòng nghiệp vụ này không có chức năng kiểm tra, giám sát chuyên trách mà chỉ thực hiện kiểm tra giám sát trong phạm vi hoạt động giao cho phòng. Tại NHCTVN có hai đơn vị chuyên trách làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán đối với chi nhánh. Đó là Bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ và phòng kiểm toán nội bộ.

Phòng kiểm toán nội bộ gồm Phòng kiểm toán nội bộ tại hội sở chính và 02 Phòng kiểm toán nội bộ tại Văn phòng đại diện Miền Trung và Miền Nam. Chức năng của Phòng kiểm toán nội bộ là giám sát độc lập đối với các đơn vị kinh doanh và các bộ phận thuộc vòng kiểm soát thứ hai; báo cáo kết quả giám sát, kiểm toán đối với Trƣởng ban kiểm soát và Hội đồng quản trị.

Bộ máy KTKSNB là đơn vị thuộc Ban điều hành NHCTVN, dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Khối QLRR, theo phân công uỷ quyền của Tổng giám đốc. Bộ máy KTKSNB đƣợc tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc trong hệ thống NHCTVN gồm Phòng KTKSNB tại TSC (có các tổ chuyên đề); Phòng KTKSNB tại các khu vực (có các Bộ phận KTKSNB tại chi nhánh trong nƣớc); Phòng KTKSNB tại chi nhánh nƣớc ngoài của NHCTVN. Bộ máy Kiểm tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động đối với các Đơn vị, bộ phận; phát hiện và ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật, quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ; nắm bắt và báo cáo, cảnh báo kịp thời các vụ việc, rủi ro tiềm ẩn phát sinh tại các đơn vị; đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục sai sót, kiến nghị xử lý những vi phạm trong hoạt động của các Đơn vị và toàn hệ thống NHCTVN; Xây dựng, sửa đổi, bổ sung và thƣờng xuyên hoàn thiện phƣơng pháp, chính sách, quy định, quy trình nội bộ KTKSNB trình Ban lãnh đạo NHCTVN xem xét phê duyệt và thực hiện đảm bảo chất lƣợng hoạt động KTKSNB của Bộ máy KTKSNB; Đầu mối phối hợp với các đơn vị rà soát và đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên việc xác định và đánh giá rủi ro, nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ; đƣa ra các khuyến nghị sửa đổi, bổ sung và đề xuất các biện pháp phòng ngừa vi phạm, rủi ro phát sinh, cải tiến và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của NHCTVN. Bộ máy KTKSNB hiện nay của NHCTVN trực thuộc khối quản lý rủi ro, là đơn vị chuyên trách kiểm tra, giám sát đối với hoạt động chi nhánh, góp phần phòng ngừa rủi ro cho chi nhánh, là công cụ hữu hiệu của hội sở chính trong việc phát hiện kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro nói chung cũng nhƣ rủi ro tín dụng nói riêng.

3.2.4.1. Nhận diện rủi ro

Hàng ngày, các phòng/ban tại hội sở đều thực hiện giám sát chi nhánh thông qua các nguồn: báo cáo của chi nhánh, báo cáo kết quả giám sát từ Phòng KTKSNB khu vực/Bộ phận KTKSNB tại chi nhánh và các nguồn khác (thông tin

xử lý để báo cáo Ban lãnh đạo. Hiện nay, toàn bộ các khoản giải ngân thuộc thẩm quyền của chi nhánh chƣa chuyển đổi mô hình hỗ trợ tín dụng đều đƣợc Phòng KTKSNB khu vực/Bộ phận KTKSNB tại chi nhánh kiểm tra, giám sát ngay sau khi giải ngân (xem xét chi nhánh có tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ không? Có kiểm soát sau tín dụng đối với khách hàng không? Các rủi ro khác nếu phát hiện). Nếu có các lỗi không tuân thủ hoặc các trƣờng hợp tiềm ẩn rủi ro, vụ việc, Phòng KTKSNB khu vực phải báo cáo ngay về Phòng KTKSNB hội sở chính.

Hình 3.7. Quy trình giám sát hoạt động chi nhánh

Ngoài công tác giám sát thƣờng xuyên, các phòng/ban nghiệp vụ tại hội sở còn tổ chức các đoàn kiểm tra trực tiếp tại các chi nhánh, trong đó tập trung vào các chi nhánh tiềm ẩn rủi ro, chi nhánh phát sinh nhiều nợ nhóm 2, nợ xấu hoặc có các thông tin cảnh báo không tốt về chi nhánh.

Hàng năm, phòng KTKSNB là đầu mối xây dựng kế hoạch kiểm tra trực tiếp chi nhánh, bao gồm kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh hoặc kiểm tra một/một số mặt nghiệp vụ của chi nhánh trên cơ sở đánh giá rủi ro.

Cơ sở lập kế hoạch: Kết quả đánh giá môi trƣờng kiểm soát và đánh giá TOC (Test of control) của từng chi nhánh, kết hợp với đánh giá về tính tuân thủ và các đánh giá rủi ro trọng yếu đối với chi nhánh (rủi ro tín dụng, rủi ro họat động, rủi ro về nhân sự). Kết quả thực hiện kiểm tra năm trƣớc đối với các chi nhánh. Định hƣớng công tác, chỉ đạo của Ban lãnh đạo. Trƣờng hợp có nhiều phòng cùng đề xuất kiểm tra một chi nhánh thì các phòng sẽ ghép đoàn, chỉ định một phòng đầu mối trƣởng đoàn để thực hiện, tránh chồng chéo cho chi nhánh, hạn chế nhiều đoàn cùng vào kiểm tra chi nhánh để không ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Bảng 3.9. Thống kê các Đoàn kiểm tra tại chi nhánh

Nội dung kiểm tra Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Toàn diện các mặt nghiệp vụ 52 51 28 Toàn diện từng mặt nghiệp vụ 40 0 117

(Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch kiểm tra của Phòng KTKSNB)

Ngoài ra, kiểm tra trực tiếp còn bao gồm kiểm tra đột xuất và kiểm tra theo chuyên đề. Kiểm tra đột xuất là việc kiểm tra không báo trƣớc cho chi nhánh để tạo sự bất ngờ. Hình thức kiểm tra này đƣợc thực hiện khi có khách hàng/giao dịch nghi ngờ cần kiểm tra. Việc kiểm tra chuyên đề đƣợc thực hiện hàng năm tại nhiều chi nhánh với nhiều chuyên đề khác nhau nhằm đánh giá tính tuân thủ và mức độ rủi ro đối với nội dung kiểm tra của chuyên đề. Các chuyên đề đã đƣợc thực hiện nhƣ: kiểm tra các khách hàng nợ nhóm 2, nợ xấu, các khoản nghi ngờ chia nhỏ giải ngân; chuyên đề nhóm khách hàng liên quan, tài sản bảo đảm là vật tƣ hàng hóa, các

Phòng giao dịch của chi nhánh, chuyên đề kiểm tra về thẻ, chấm điểm xếp hạng tín dụng; nhóm khách hàng liên quan; cho vay ngoài địa bàn, nhóm khách hàng liên quan cấp 1, cấp 2, cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, nhận bảo đảm là máy móc thiết bị.

Kết quả kiểm tra giám sát chi nhánh của các phòng/ban hội sở chính đƣợc tổng hợp nhận diện rủi ro và báo cáo Ban lãnh đạo, đặc biệt đối với các vụ việc nếu có phát sinh thì sẽ phải báo cáo ngay để kịp thời xử lý.

Những sai phạm trên chỉ đƣợc phát hiện khi có Đoàn kiểm tra của hội sở chính. Hậu quả là các cán bộ có liên quan đến sai phạm đều bị xử lý kỷ luật, nặng nhất là sa thải. Điều này đã góp phần răn đe cán bộ, giảm đáng kể các vụ việc nổi cộm xảy ra, các sai sót của chi nhánh hiện nay chủ yếu là các lỗi tác nghiệp.

Đối với các lỗi không tuân thủ của chi nhánh phát hiện qua kiểm tra, giám sát, các đơn vị hội sở chính ghi nhận thống kê vào biểu mẫu làm cơ sở để đánh giá rủi ro chi nhánh.

Hình 3.8. Lỗi không tuân thủ phát sinh toàn hệ thống năm 2014

Hình 3.8 biểu diễn sự biến động lỗi không tuân thủ phát sinh toàn hệ thống. Lỗi phát sinh nhiều tập trung vào 3 tháng cuối năm. Nguyên nhân do các kết quả kiểm tra trực tiếp vào cuối quý 3 mới hoàn thành chƣa kịp tổng vào đánh giá trong tháng mà dồn vào tháng sau, các kết quả kiểm tra chuyên đề gấp rút hoàn thành vào cuối năm. Các lỗi đƣợc phát hiện chủ yếu thông qua các Đoàn kiểm tra trực tiếp; các kết giám sát tại Bộ phận KTKSNB chi nhánh và phòng KTKSNB khu vực không có nhiều. Nhìn vào hình trên chúng ta thấy rất rõ điều này: các tháng từ 1 đến 5, tổng số lỗi phát sinh thấp hơn các tháng 6 đến 12. Vì các tháng đầu năm thƣờng phải tập trung cho các công việc tổng kết, đánh giá cuối năm, lập kế hoạch triển khai công tác năm mới và rơi vào dịp lễ tết nên không thành lập Đoàn kiểm tra nhiều, chủ yếu tập trung giám sát theo định kỳ.

Lỗi không tuân thủ đƣợc đánh giá theo hai mức độ: trọng yếu và không trọng yếu. Các lỗi trọng yếu thƣờng là các lỗi nghiêm trọng có khả năng dẫn đến rủi ro nhƣ các lỗi cho vay vƣợt thẩm quyền, không tuân thủ các văn bản chỉ đạo của Tổng giám đốc đối với khách hàng cụ thể, cho vay phƣơng án khống, các lỗi không phong tỏa tài sản bảo đảm trên hệ thống, phát hành bảo lãnh ngoài hệ thống.

Hình 3.9. Lỗi phát sinh và khắc phục chỉnh sửa trong năm 2014

Nhìn hình 3.9 ta thấy số lỗi trọng yếu chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số lỗi phát sinh, chủ yếu các lỗi vƣợt thẩm quyền, chia nhỏ khoản giải ngân. Tổng giám đốc đã có các văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh chi nhánh đối với các lỗi vi phạm.

Công tác khắc phục chỉnh sửa các lỗi không tuân thủ của chi nhánh đƣợc hội sở chính đôn đốc thƣờng xuyên nên lƣợng lỗi đã đƣợc khắc phục chỉnh sửa rất lớn; số lỗi còn tồn chƣa khắc phục chỉnh sửa đƣợc đến cuối năm 2014 còn rất ít. Điều này chứng tỏ các chi nhánh ngày càng có ý thức hơn trong việc tuân thủ và ý thức đƣợc mức độ rủi ro.

3.2.4.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lƣờng rủi ro tín dụng theo phƣơng pháp phân loại nợ

NHCTVN có hệ thống khởi tạo và quản lý khoản vay, trong đó cập nhật về thời gian vay, số tiền vay. Khi khách hàng không trả đƣợc nợ đúng hạn, khách hàng sẽ bị chuyển nợ quá hạn; nếu quá hạn trên 10 ngày làm việc thì khách hàng sẽ bị chuyển sang nợ nhóm 2, lập tức hệ thống sẽ có chỉ báo khác để ngƣời dùng có thể thấy rõ đƣợc khách hàng này đã bị chuyển nhóm và theo dõi đƣợc trong một ngày, chi nhánh phát sinh bao nhiêu nợ nhóm 2, nợ xấu. Đây là các chỉ tiêu đo lƣờng đƣợc về mặt định lƣợng theo quy định phân loại nợ tại Thông tƣ 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng nhà nƣớc Việt nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

NHCTVN đang xây dựng bộ chỉ tiêu phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính theo quy định tại điều 11 của Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, trong đó đƣa ra các tiêu chí mang tính định tính về đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để phân loại nhóm nợ. Nhƣ vậy, khách hàng có thể vẫn đang trả nợ đúng hạn nhƣng khi kiểm tra, đánh giá cho thấy khách hàng có các dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ thì khách hàng có thể bị phân vào nợ nhóm 2. Hiện nay, khi kiểm tra tín dụng đối với khách hàng, hội sở chính vẫn có những đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng nhƣ đánh giá khách hàng có khả năng chuyển nhóm nợ

cao hơn để cảnh báo cho chi nhánh biết; đồng thời theo dõi, đánh giá rủi ro tín dụng đối với chi nhánh nói chung.

Đo lƣờng rủi ro tín dụng thông qua kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng

Đây cũng là một trong những thƣớc đo về rủi ro tín dụng. NHCTVN căn cứ vào mức xếp hạng tín dụng của khách hàng để quyết định áp dụng các điều kiện cho vay cũng nhƣ các ƣu đãi đối với khách hàng tốt, xếp hạng tín dụng AA hay AAA. Danh mục khách hàng vay vốn đƣợc hội sở theo dõi, định kỳ, phòng Incas chiết xuất kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng cho phòng KTKSNB để rà soát lại xem chi nhánh có cho vay vƣợt mức đối với khách hàng đó không căn cứ vào hạng tín dụng của khách hàng. Định kỳ hàng năm, phòng KTKSNB cũng có chuyên đề kiểm tra đánh giá việc chấm điểm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng của chi nhánh, xem chi nhánh có chấm đúng không hay là cố tình nâng hạng cho khách hàng để tăng mức cho vay hay để đƣợc nhận các ƣu đãi trong cho vay.

Ngoài chỉ tiêu đo lƣờng định lƣợng dựa trên việc phân loại nợ của NHNN, NHCTVN hiện chƣa lƣợng hóa đƣợc rủi ro đối với các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro mà vẫn dựa vào đánh giá chủ quan của ngƣời đánh giá hay đánh giá theo phƣơng pháp chuyên gia.

Đo lƣờng rủi ro tín dụng thông qua việc đánh giá KPI dựa trên số lƣợng lỗi không tuân thủ phát sinh

Sau khi nhận diện đƣợc rủi ro, các phòng nghiệp vụ bắt đầu phân tích, đánh giá rủi ro. Hiện nay, NHCTVN đƣa ra quy định cho việc đánh giá tính tuân thủ của chi nhánh trên cơ sở các lỗi của chi nhánh đƣợc phát hiện. Tần suất đánh giá KPI theo quý/năm. Để đánh giá đƣợc, NHCTVN ban hành danh mục biểu lỗi để tham chiếu và tiện cho việc thống kê đánh giá. Theo đó, danh mục lỗi đƣợc thiết kế theo luồng công việc đối với từng loại nghiệp vụ chính (tín dụng, huy động vốn, chuyển tiền, kế toán nội bộ, kho quỹ, tổ chức hành chính, kinh doanh ngoại tệ), có mã hóa ký hiệu đối với từng dạng lỗi chính và có mô tả chi tiết lỗi để cán bộ có thể chọn.

Kết quả lỗi không tuân thủ phát sinh của chi nhánh đƣợc phòng KTKSNB và phòng quản lý rủi ro hoạt động tại hội sở phân tích, đánh giá và lên xếp hạng rủi ro đối với từng chi nhánh. Từ đó, có các biện pháp giám sát đối với từng nhóm chi nhánh đặc biệt đối với các chi nhánh đƣợc xếp hạng từ trung bình trở xuống.

Ngoài ra, định kỳ hàng quý, hội sở tiến hành đánh giá KPI tuân thủ đối với chi nhánh trên cơ sở lỗi ròng (lỗi còn tồn) đến cuối kỳ đánh giá. Đối với các lỗi trọng yếu, chi nhánh sẽ bị xếp hạng KPI là rất yếu trong kỳ đánh giá và bị trừ 100% điểm KPI trong KPI tuân thủ của chi nhánh. Nếu chi nhánh đã khắc phục chỉnh sửa đƣợc các lỗi trọng yếu này, thì chi nhánh sẽ bị tính trừ KPI quý đầu tiên.

Kết quả đánh giá KPI tuân thủ để tính điểm trừ chỉ tiêu KPI tuân thủ của Giám đốc chi nhánh, và do đó ảnh hƣởng đến tổng điểm chấm chỉ tiêu hoàn thành nhiệm vụ của chi nhánh và đến đơn giá tiền lƣơng của chi nhánh. Với chế tài này, đã góp phần vào việc răn đe chi nhánh không đƣợc vi phạm các quy định, quy trình nghiệp vụ dễ dẫn đến rủi ro, tổn thất.

3.2.4.3. Ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng

Ngăn ngừa rủi ro: các công tác về kiểm tra giám sát cũng chính là để phòng

ngừa và ngăn chặn kịp thời rủi ro tín dụng. Các phòng nghiệp vụ nhƣ khối khách hàng doanh nghiệp, khối bán lẻ có hệ thống theo dõi quản lý danh mục đầu tƣ của chi nhánh. Chi nhánh nào có cơ cấu cho vay không hợp lý, tập trung quá vào một ngành nghề nào đó và vƣợt ngƣỡng cho phép lập tức hội sở chính yêu cầu chi nhánh báo cáo và chỉ đạo hạn chế cấp tín dụng, yêu cầu điều chỉnh cơ cấu dƣ nợ phù hợp giữa các ngành nghề.

Xử lý rủi ro tín dụng

Quản lý nợ có vấn đề: Các khoản nợ có vấn đề thƣờng xuyên đƣợc hội sở

chính rà soát và theo dõi. Bất kỳ khoản nợ nào bị quá hạn, lập tức trên hệ thống Incas, khoản nợ đó bị nhảy xuống nhóm 2. Hàng ngày, tại chi nhánh đều phải chiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại hội sở ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)