CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại hội sở chính
4.2.3. Nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra giám sát
4.2.3.1. Đổi mới phương pháp kiểm tra giám sát
Phƣơng pháp kiểm tra giám sát trƣớc đây thƣờng tập trung vào đi kiểm tra trực tiếp các chi nhánh. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực cán bộ đi kiểm tra nên không thể kiểm tra hết đƣợc các chi nhánh trong một năm cũng nhƣ không kiểm tra đƣợc hết các khách hàng của chi nhánh, chƣa kể thời gian kiểm tra thƣờng khá lâu, mỗi Đoàn kiểm tra trung bình khoảng một tháng mới xong. Việc này cũng ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh do phải dành thời gian để tiếp đoàn kiểm tra, cung cấp hồ sơ cho đoàn kiểm tra. Xuất phát từ những hạn chế trên,
là tập trung vào giám sát từ xa đối với chi nhánh là chủ yếu thông qua các công cụ phần mềm chiết xuất số liệu hoạt động của chi nhánh và dựa trên phƣơng pháp giám sát chi nhánh trên cơ sở rủi ro. Có nghĩa là, chi nhánh nào đƣợc đánh giá có mức độ rủi ro cao hơn thì chi nhánh đó càng bị tăng cƣờng giám sát và kiểm tra.
Để thực hiện đƣợc việc đánh giá, cần đánh giá để đƣa ra kết quả xếp hạng chi nhánh lần đầu và cập nhật liên tục cho các xếp hạng theo thay đổi thực tế. Công cụ chính đƣợc sử dụng để đƣa ra kết quả xếp hạng gồm: Đánh giá môi trƣờng kiểm soát; xác định rủi ro và đánh giá các chốt kiểm soát tại chi nhánh.
- Đánh giá môi trƣờng kiểm soát: Môi trƣờng kiểm soát đƣợc xác định bởi
những thành tố hỗ trợ gắn kết môi trƣờng kinh doanh cũng nhƣ toàn bộ đội ngũ nhân viên khi thực hiện các mục tiêu hoạt động của đơn vị.
Cách thức đánh giá môi trƣờng kiểm soát thông qua bảng hỏi trên các nhóm vấn đề chính: đánh giá yếu tố trung thực và đạo đức, nhận thức về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, năng lực quản trị điều hành, công tác cán bộ phát triển cá nhân, hệ thống báo cáo.
Cách thức thực hiện: gửi bảng hỏi xuống chi nhánh yêu cầu tự đánh giá, trả lời bảng hỏi và gửi kèm tài liệu chứng minh; sau đó tổ chức thành tổ công tác xuống chi nhánh tiến hành phỏng vấn đánh giá môi trƣờng kiểm soát qua bảng hỏi, có thể phỏng vấn chéo giữa lãnh đạo và cán bộ để đảm bảo thu đƣợc thông tin khách quan nhất, yêu cầu ngƣời đƣợc hỏi xuất trình bằng chứng chứng minh.
Tổng hợp bảng hỏi và đƣa ra điểm đánh giá.
- Xác định rủi ro và đánh giá các chốt kiểm soát: đánh giá rủi ro từ các
chốt kiểm soát của quy trình nghiệp vụ tín dụng. Các bƣớc đánh giá:
Xác định rủi ro và chốt kiểm soát: cần xác định rủi ro và chốt kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ tín dụng là gì: các hợp đồng tín dụng thiếu chữ ký của bên vay, Hợp đồng ký không đúng thẩm quyền, tài sản bảo đảm không đƣợc nhập kho hoặc thiếu thành phần nhập kho...
Đánh giá hiệu quả thiết kế của chốt kiểm soát: dựa trên việc đánh giá thiết kế chốt kiểm soát đó có đạt mục tiêu kiểm soát và giảm thiểu rủi ro hoàn toàn
không. Ví dụ trong trƣờng hợp thẩm quyền ký hợp đồng tín dụng: nếu là Trƣởng phòng giao dịch ký thì có chốt chặn nào trong quy trình kiểm soát việc đó không, nhƣ khi vào hệ thống để giải ngân thì hệ thống có thể chặn đƣợc mức thẩm quyền theo user của trƣởng phòng giao dịch chẳng hạn. Khi đó, nếu số tiền cấp tín dụng vƣợt mức thẩm quyền của trƣởng phòng giao dịch thì hệ thống chặn lại, không cho giải ngân. Vì vậy, bắt buộc hồ sơ đó phải trình hội sở chi nhánh (ban giám đốc) duyệt thì mới giải ngân cho vay khách hàng đƣợc.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của chốt kiểm soát: để đánh giá đƣợc tổng thể, cần chọn một tỷ lệ mẫu chọn đủ lớn để đánh giá. Đối với mẫu chọn tín dụng, đề xuất tối thiểu 25 mẫu chọn.
Tổng hợp kết quả đánh giá có tính đến trọng số cho từng loại chốt kiểm soát: Điểm chấm đánh giá kiểm soát 01 quy trình = (số lƣợng chốt kiểm soát tốt x 0,1 + số lƣợng chốt kiểm soát khá x 0,4 + số lƣợng chốt kiểm soát yếu x 0,7 + số lƣợng chốt kiểm soát rất yếu x 1)/tổng số chốt kiểm soát.
Quy đổi chấm điểm theo thang đo xếp hạng để có chỉ số kiểm soát của một quy trình:
Bảng 4.1. Bảng quy đổi xếp hạng kiểm soát của một quy trình
Điểm chấm Xếp hạng kiểm soát 0% - 10% Tốt
11% - 40% Khá 41% - 70% Yếu 71% - 100% Rất yếu
Ngân hàng phải đánh giá đƣợc hiệu quả của các chốt kiểm soát của quy trình đối với các quy trình chính/quy trình lỗi trong hoạt động của ngân hàng. Đối với NHCTVN có thể chia ra 8 quy trình: tín dụng khách hàng doanh nghiệp, tín dụng khách hàng bán lẻ, huy động vốn, chuyển tiền, thẻ, kế toán nội bộ, kho quỹ. Đánh giá lần lƣợt đối với từng quy trình để tổng hợp ra chỉ số kiểm soát quy trình trung bình chi nhánh.
Điểm đánh giá kiểm soát quy trình trung bình của chi nhánh (cho tất cả các quy trình) = số lƣợng quy trình đƣợc đánh giá kiểm soát tốt x 0,1 + số lƣợng quy trình đƣợc đánh giá kiểm soát khá x 0,4 + số lƣợng quy trình đƣợc đánh giá kiểm soát yếu x 0,7 + số lƣợng quy trình đƣợc đánh giá kiểm soát rất yếu x 1)/tổng số quy trình.
Quy đổi Điểm đánh giá kiểm soát quy trình trung bình của chi nhánh theo Bảng 4.1 để xếp hạng kiểm soát quy trình trung bình.
Xếp hạng rủi ro chi nhánh dựa trên kết quả xếp hạng môi trƣờng kiểm soát và xếp hạng kiểm soát quy trình trung bình theo ma trận sau:
Bảng 4.2. Bảng xếp hạng rủi ro tổng thể
Xếp hạng chi nhánh Đánh giá kiểm soát quy trình
Tốt Khá Yếu Rất yếu Môi trƣờng kiểm soát Tốt Khá Yếu Rất yếu
Trong đó, kí hiệu xếp hạng theo bảng màu nhƣ sau: Tốt Khá Yếu Rất yếu
Trên cơ sở kết quả xếp hạng rủi ro chi nhánh, hội sở chính sẽ có biện pháp giám sát, chọn mẫu kiểm tra chi tiết phù hợp. Ví dụ đối với chi nhánh xếp hạng rủi ro rất yếu cần kiểm tra tín dụng tối thiểu 80% dƣ nợ cho vay của chi nhánh hay đối với chi nhánh xếp hạng rủi ro tốt, chỉ cần kiểm tra khoảng 30% dƣ nợ cho vay.
4.2.3.2. Nâng cao năng lực của đội ngũ kiểm tra kiểm soát nội bộ và cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tín dụng
Đây là yêu cầu cần thiết cho đội ngũ cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ hiện nay. Vì muốn kiểm tra đƣợc ngƣời khác, cán bộ kiểm tra phải có nghiệp vụ tinh thông hơn, nắm chắc các kẽ hở của quy trình, hệ thống, việc thực hiện tại chi nhánh thì mới kiểm soát đƣợc nhằm phát hiện rủi ro. Muốn vậy, cần:
- Thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn hƣớng dẫn thực hiện các quy trình, quy định mới của Ngân hàng Nhà nƣớc và NHCTVN, đảm bảo cán bộ có kiến thức sâu và hiểu rõ về những quy định mới nhất phục vụ công tác.
- Tích cực đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng kinh nghiệm kiểm tra, cách phát hiện vấn đề, văn hóa ứng xử khi đi kiểm tra, những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình giám sát từ xa và kiểm tra trực tiếp thông qua các buổi đào tạo, trao đổi.
- Yêu cầu tuyển dụng từ chi nhánh lên cho các vị trí chủ chốt về nghiệp vụ. Có nhƣ vậy mới hiểu đƣợc thực tế hoạt động tại chi nhánh cũng nhƣ các thao tác về quy trình nghiệp vụ. Từ đó, mới xây dựng đƣợc các cơ chế chính sách kiểm tra giám sát phù hợp với thực tiễn.
Hiện nay, bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ đã có trang web riêng và thiết kế một mục riêng cho diễn đàn kiểm tra kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên, vẫn rất ít chuyên đề nghiệp vụ đƣợc trao đổi trên diễn đàn. Do đó, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại hội sở chính cần chủ động đăng lên diễn đàn các tình huống gợi mở và phát động cán bộ trong Bộ máy kiểm tra tham gia.
Đối với cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tín dụng: cần tuyển chọn các cán bộ có kỹ thuật phân tích, tính toán, am hiểu về xác suất thống kê để cùng với nhóm chuyên gia nghiên cứu tính toán ƣớc lƣợng rủi ro theo quan điểm của Basel II. Ngoài ra, cán bộ phải am hiểu về hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng để có thể khai thác các dữ liệu phục vụ công tác phân tích, đánh giá rủi ro tín dụng toàn hệ thống. Thƣờng xuyên tổ chức đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt
4.2.3.3. Hoàn thiện danh mục biểu lỗi KPI tuân thủ của chi nhánh
Tiếp tục bổ sung các lỗi chƣa có trong danh mục và chỉnh sửa mô tả lỗi đối với 1 số lỗi cho phù hợp với thực tế, sửa đổi mức độ lỗi cho phù hợp với mức độ rủi ro. Việc chấm điểm KPI tuân thủ của chi nhánh giúp cho chi nhánh ý thức hơn trong việc chấp hành các quy định, quy trình nghiệp vụ, góp phần răn đe chi
thực đảm bảo hạn chế các sai sót trong tác nghiệp và rủi ro trong hoạt động của chi nhánh.
Đối với các lỗi có nguy cơ dẫn đến rủi ro cần đƣa vào mức độ lỗi là trọng yếu để có biện pháp xử lý kịp thời.
4.2.4. Hoàn thiện các hệ thống đo lƣờng rủi ro tín dụng
Chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ. Hạn chế các chỉ tiêu mang tính định tính mà cần lƣợng hóa càng nhiều chỉ tiêu càng tốt; hạn chế việc nhập thủ công các trƣờng thông tin để tránh sai sót tác nghiệp; khóa chức năng đƣợc chỉnh sửa chấm điểm lại sau khi việc chấm điểm trên hệ thống đã đƣợc phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền. Định kỳ, hội sở chính nên có những đợt rà soát kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng của chi nhánh để đảm bảo các chỉ tiêu đƣợc chấm đúng so với hồ sơ giấy, tránh việc lên hạng khách hàng sai hoặc cố tình chấm điểm xếp hạng khách hàng cao hơn để nới lỏng các điều kiện cho vay.
Phát triển và đƣa vào ứng dụng các mô hình đo lƣờng rủi ro tín dụng theo phƣơng pháp thống kê để hƣớng tới quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II. Các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ và các phƣơng pháp xếp hạng khác sau khi đƣợc kiểm tra và xác thực độ tin cậy và khả năng dự báo, sẽ đƣợc sử dụng để ƣớc tính xác suất khách hàng không trả đƣợc nợ (PD), tỷ lệ tổn thất khi khách hàng không trả đƣợc nợ (LGD) và số dƣ rủi ro tại thời điểm không trả đƣợc nợ (EAD) cho mọi giao dịch và số dƣ rủi ro tín dụng. Việc phát triển, kiểm định, phê duyệt mô hình và các ứng dụng mô hình trong quản lý rủi ro đòi hỏi chất lƣợng thông tin, dữ liệu đầu vào có độ tin cậy cao.
NHCTVN cần nhanh chóng hoàn thiện văn bản quy định về phân loại nợ theo phƣơng pháp định tính theo điều 11 của Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và sớm trình NHNN chấp thuận. Theo đó, chỉ cần đánh giá định tính về việc khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ là đã bị phân vào nợ nhóm 2, nợ xấu mà chƣa cần khoản vay đó đã bị quá hạn trên 10 ngày hay chƣa. Với việc đƣa vào cách phân loại nợ này sẽ có thể làm gia tăng các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu. Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc, ngân hàng cần phải ban hành các tiêu chí rõ ràng để
làm cơ sở đánh giá cho thống nhất, nhƣ thế nào là có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ, dựa vào các tiêu chí gì để đánh giá...
Tích hợp các tiêu chí đánh giá này vào các tiêu chí để chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng.
4.2.5.Tăng cƣờng sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong công tác quản
lý rủi ro tín dụng
Hiện tại NHCTVN đang sử dụng chƣơng trình core banking thông qua hệ thống BDS để quản lý các giao dịch của khách hàng. Mặc dù hệ thống này đã có nhiều tiến bộ, với việc chiết xuất đa dạng các loại báo cáo nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về quản lý tập trung khi quy mô và số lƣợng giao dịch ngày càng lớn. Hệ thống quản lý rủi ro tín dụng cũng nhƣ hệ thống quản lý dữ liệu, truyền tải các dữ liệu từ chi nhánh hoặc các phòng ban khác hầu hết là thủ công. Việc xử lý báo cáo mất rất nhiều thời gian và nguồn lực. Vì vậy, cần phải nghiên cứu các dạng báo cáo phục vụ cho công tác quản lý rủi ro để chuyển trung tâm công nghệ thông tin thiết kế để có thể chiết xuất đƣợc tức thời ngay từ hệ thống cơ sở dữ liệu.
Đối với các hệ thống giám sát từ xa của hội sở chính, cần phải có sự kết nối thông tin giữa các hệ thống với nhau đảm bảo tính đồng nhất trong cách lấy dữ liệu và các phòng ban có thể truy cập đƣợc để lấy thông tin phục vụ công tác giám sát. Cần nghiên cứu trƣớc để chỉnh sửa mô tả của chƣơng trình, nguồn dữ liệu cần lấy sau khi hệ thống core mới đƣợc chính thức vận hành vào cuối năm 2015.
Riêng đối với Bộ máy KTKSNB chuyên trách, khẩn trƣơng hoàn thiện chƣơng trình lƣu giữ kết quả kiểm tra giám sát của kiểm tra kiểm soát nội bộ (vietinbank internal control, viết tắt VIC) đƣa vào tất cả các nghiệp vụ kiểm tra (hiện nay mới chỉ có lƣu giữ nghiệp vụ tín dụng) và hoàn thiện các điểm còn hạn chế của hệ thống nhƣ: bắt nhập thủ công quá nhiều nhƣ số tài khoản vay, số mã của tài sản bảo đảm mà hệ thống không kiểm soát đƣợc nếu nhập sai trong khi hệ thống có các trƣờng thông tin này; việc chiết xuất báo cáo còn chƣa đầy đủ thông tin mặc
VIC để hỗ trợ tối đa cho công tác báo cáo kết quả kiểm tra, tránh việc phải sử dụng thủ công.
NHCTVN đang chuẩn bị những giai đoạn cuối cùng cho việc chuyển đổi hệ thống core banking mới có đầy đủ thông tin dữ liệu hơn hệ thống core cũ và cũng đảm bảo hệ thống báo cáo đƣợc chiết xuất chất lƣợng hơn. Điều này đem lại sự thuận lợi cho các phòng ban hội sở chính có thể khai thác đƣợc hệ thống báo cáo một cách dễ dàng và kịp thời hơn. Sau này, khi đã triển khai hệ thống core mới, đội ngũ công nghệ thông tin ngân hàng cũng vẫn cần phải thƣờng xuyên nghiên cứu để cải tiến hệ thống công nghệ, tích hợp thêm các phần mềm quản lý, hệ thống báo cáo nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.
4.2.6. Tăng cƣờng công tác truyền thông
Tăng cƣờng công tác truyền thông về vai trò của quản lý rủi ro, vai trò kiểm soát nội bộ đến tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống. Truyền thông về vai trò của quản lý rủi ro để Giám đốc chi nhánh và từng nhân viên phải hiểu rõ đƣợc tầm quan trọng của quản lý rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng để thực hiện cho đúng quy định quy trình nghiệp vụ, tránh mọi biểu hiện gian lận về đạo đức nhƣ câu kết với khách hàng cho vay mà không kiểm soát đƣợc vốn vay, cố ý thực hiện đảo nợ cho khách hàng làm sai lệch chất lƣợng tín dụng dẫn đến phát sinh các khoản nợ nhóm 2, nợ xấu, nợ khó đòi không thu đƣợc gây ảnh hƣởng thất thoát tiền vốn và tài sản của ngân hàng.
Truyền thông về vai trò kiểm soát nội bộ từ chi nhánh đến các phòng ban hội sở chính: Công tác kiểm soát nội bộ phải đƣợc thực hiện từ chi nhánh đến hội sở chính. Bản thân các chi nhánh là các đơn vị trực tiếp kinh doanh cũng tự chủ động