CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Một số kiến nghị
4.3.2. Đối với chính phủ
Việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nhiều địa phƣơng có sự khác nhau nhƣ không có sơ đồ thửa đất, gây khó khăn cho ngân hàng khi thẩm định nhận tài sản bảo đảm. Vì vậy, kiến nghị đối với Bộ tài nguyên môi trƣờng cần có hƣớng dẫn nhất quán đến tất cả các địa phƣơng để thực hiện.
Hiện nay, một số quy định của pháp luật còn chƣa thực sự rõ ràng gây khó khăn cho ngân hàng khi quyết định cho vay nhƣ việc xác định hộ gia đình trên cơ sở gì thì chƣa có văn bản nào quy định, dẫn tới rất khó khăn cho ngân hàng khi nhận thế chấp Quyền sử dụng đất của hộ gia đình, tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp. Thực tế các ngân hàng vẫn đang vận dụng xác định hộ gia đình theo sổ hộ khẩu. Tuy nhiên, sổ hộ khẩu có thể sẽ rất nhiều thành viên kể cả những ngƣời là con/cháu của chủ hộ...Do đó, nếu dựa vào sổ hộ khẩu thì trong một số trƣờng hợp trên là rất khó. Kiến nghị các bộ ngành liên quan nên có hƣớng dẫn cụ thể đối với trƣờng hợp này.
Kết luận chƣơng 4
Với những đánh giá về hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng ở chƣơng 3, trên cơ sở đó, chƣơng 4 đã đƣa ra một số giải pháp tiêu biểu nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng của NHCTVN. Đồng thời, đƣa ra những kiến nghị với NHNN và chính phủ về việc hỗ trợ và quy định rõ hành lang pháp lý đối với một số vƣớng mắc hiện nay ở các ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng thực hiện tốt hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian khủng hoảng về tín dụng, các ngân hàng thắt chặt hơn cho vay và củng cố lại chất lƣợng nợ thì đến năm 2014, tín dụng có xu hƣớng tăng trƣởng trở lại ở các ngân hàng. Điều này lại đặt ra bài toán về chất lƣợng tín dụng cho các ngân hàng hiện nay để làm sao vừa tăng trƣởng đƣợc tín dụng, vừa đảm bảo an toàn vốn vay. Với thực trạng tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣ hiện nay thì việc nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro tín dụng là yêu cầu cần thiết.
Để có thể điều hành đƣợc cả hệ thống chi nhánh của một ngân hàng thì vai trò của Ban lãnh đạo, của các phòng/ban nghiệp vụ tại hội sở ngân hàng là rất quan trọng, đảm bảo công tác chỉ đạo điều hành và kiểm soát tín dụng tới các chi nhánh đƣợc thống nhất.
Với vai trò là cơ quan đầu não của NHCTVN, các phòng ban hội sở chính cần phải phát huy hết vai trò chức năng nhiệm vụ của mình để tham mƣu cho Ban lãnh đạo trong chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh đảm bảo an toàn hiệu quả. Hiện nay, NHCTVN có hai đối tác chiến lƣợc là tổ chức kinh tế nƣớc ngoài. Do đó, việc hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng càng cần thiết, đặc biệt là theo định hƣớng rủi ro tín dụng của Basel II nhằm đảm bảo tính minh bạch của hệ thống thông tin, quản trị rủi ro.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro tín dụng, ban lãnh đạo Vietinbank cũng đã có những định hƣớng chỉ đạo để tăng cƣờng và đổi mới công tác quản lý rủi ro tín dụng cả về cơ cấu tổ chức bộ máy và hoạt động theo thông lệ quốc tế.
Vì vậy, tác giả đã nghiên cứu đề tài với vai trò là nhà quản trị, nhà quản lý trên hội sở chính của NHCTVN. Tiếp cận theo hƣớng đó thì đề tài cũng đã khái quát đƣợc thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng của NHCTVN hiện nay. Trong đó cũng đã chỉ ra đƣợc những điểm đạt đƣợc và chƣa đƣợc của công tác quản lý rủi ro tín dụng của các phòng/ban hội sở chính. Từ đó, xác định đƣợc nguyên nhân và đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng tại hội sở NHCTVN.
Mặc dù vậy, với khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết; đối với những vấn đề mà tác giả đƣa ra, tác giả vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển thêm trong quá trình công tác.
Tác giả mong nhận đƣợc sự nhận xét, góp ý của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1.Trần Tiến Chƣơng, 2008. Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Kinh tế. Trƣờng Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh.
2.Phan Lê Duẩn, 2010. Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Kinh tế. Học viện Tài chính.
3.Nguyễn Anh Dũng, 2012. Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bình Định. Luận văn thạc sĩ Kinh tế. Trƣờng Đại học Đà Nẵng.
4.Lê Thị Hồng Điều, 2008. Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
5.Phan Thị Thu Hà, 2014. Giáo trình ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
6.Nguyễn Thế Hƣng, 2012. Quản trị rủi ro tín dụng từ góc độ kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Kinh tế. Học viện Ngân hàng.
7.Joel Bassis, 2012. Quản trị rủi ro trong ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
8.Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Tái bản lần thứ 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.
9.Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 2011. Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
10.Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 2013. Thông tư 02/ 2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng
dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.
11.Ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam, 2012 - 2014. Báo cáo tài chính từ năm 2012 đến năm 2014.
12.Ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam, 2014. Báo cáo thường niên năm 2014.
13.Ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam. Văn bản nội bộ.
14.Nguyễn Mạnh Phát, 2012. Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
15.Nguyễn Đức Tú, 2012. Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam. Luận án tiến sĩ Kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.
16.Lê Thị Hồng Xiêm, 2014. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), chi nhánh Sông Nhuệ. Luận văn thạc sĩ Kinh tế. Trƣờng Đại học Thƣơng mại.
II.Tài liệu tiếng Anh:
1. Basel Committee on Banking Supervision, 2000. Principal for the Management of Credit Risk.
2. Rose, Peter S, 2010. Bank management and Financial services. 8th ed. Boston: Mc Graw-Hill.