CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.3. Khung nghiên cứu áp dụng
Kết luận chƣơng 2
Phƣơng pháp nghiên cứu rất quan trọng khi thực hiện đề tài này. Vì nếu có một phƣơng pháp chuẩn sẽ giúp chúng ta thực hiện tốt hơn và hiệu quả hơn. Chƣơng này, tác giả đã trình bày hai phƣơng pháp chính khi thực hiện đề tài, đó là thu thập thông tin và xử lý thông tin. Khi xử lý thông tin, áp dụng các phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích, đánh giá và tổng hợp. Từ đó có cái nhìn khái quát về thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHCTVN hiện nay.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam 3.1.1. Lịch sử hình thành và hoạt động
Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade (gọi tắt là “Vietinbank”) là ngân hàng thƣơng mại cổ phần đƣợc thành lập trên cơ sở thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam, một ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc đƣợc thành lập theo Quyết định số 402/CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng và đƣợc Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21 tháng 9 năm 1996 thành lập lại theo mô hình tổng công ty Nhà nƣớc. Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Ngân hàng đƣợc cổ phần hóa và đổi tên thành Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam ngày 03 tháng 7 năm 2009.
Hoạt động chính của ngân hàng là thực hiện các giao dịch bao gồm huy động, nhận tiền gửi ngắn, trung và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thƣơng mại quốc tế, chiết khấu thƣơng phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ ngân hàng khác đƣợc NHNN cho phép.
NHCTVN có một (01) Hội sở chính, một (01) Sở Giao dịch, bốn (04) đơn vị sự nghiệp, hai (02) văn phòng đại diện trong nƣớc, một (01) văn phòng đại diện nƣớc ngoài tại Myanmar, một trăm năm mƣơi hai (152) chi nhánh (trong đó có 03 chi nhánh tại nƣớc ngoài).
NHCTVN hƣớng tới trở thành một Tập đoàn tài chính - ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nƣớc và Quốc tế. Để thực hiện tầm nhìn đó, ngân
hàng mở rộng đầu tƣ vốn vào 07 công ty con hạch toán độc lập trên bảy lĩnh vực hoạt động khác nhau gồm Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thƣơng, Công ty TNHH một thành viên Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH một thành viên Bảo hiểm, Công ty TNHH một thành viên Quản lý Quỹ , Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý, Công ty TNHH một thành viên Công đoàn. Các đơn vị này tập hợp thành một chuỗi các công ty trong tổ hợp dịch vụ tài chính - ngân hàng khép kín, có khả năng bán chéo sản phẩm lẫn nhau và cung cấp tới khách hàng các sản phẩm dịch vụ toàn diện và đa năng nhất.
Xét trên toàn hệ thống, NHCTVN hiện là ngân hàng có danh mục đầu tƣ vào công ty con toàn diện nhất. Điều đó góp phần thực hiện sứ mệnh của NHCTVN hƣớng tới trở thành tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng cao giá trị cuộc sống.
NHCTVN là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA; có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng , đi ̣nh chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới; là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đƣợc cấp chứng chỉ ISO 9001:2000; Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế; là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thƣơng mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh; là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trƣờng khu vực và thế giới.
Ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam là ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam với số vốn điều lệ là 37.234 tỷ đồng; là ngân hàng có cơ cấu cổ đông mạnh nhất với tỷ lệ sở hữu của NHNN là 64,46%, BTMU (Bank 0f Tokyo Mitsubishi UFJ, Ltd) là 19,73%, công ty tài
3.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh
NHCTVN đã có những bƣớc phát triển lớn mạnh, tăng trƣởng không ngừng, tổng tài sản liên tục tăng qua các năm, lợi nhuận vẫn đạt đƣợc khá lớn mặc dù có giảm một chút so với những năm trƣớc và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ vẫn đƣợc giữ ở mức 0,9% tính đến hết năm 2014. Đây là những kết quả rất đáng ghi nhận trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế và ngành ngân hàng trong những năm qua.
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCTVN (2012-2014)
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Tổng tài sản 503.530 576.368 661.131
2 Vốn CSH 33.625 54.075 55.013
3 Vốn điều lệ 26.218 37.234 37.234
4 Tổng nguồn vốn huy động 460.082 511.670 595.094
5 Tổng dƣ nợ tín dụng 405.744 460.079 542.685
6 Lợi nhuận trƣớc thuế 8.168 7.751 7.302 7 Lợi nhuận sau thuế 6.169 5.808 5.727
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014 của NHCTVN)
Qua bảng 3.1 ta thấy, mặc dù kinh tế trong nƣớc và thế giới có rất nhiều khó khăn nhƣng tổng tài sản của NHCTVN vẫn liên tục tăng trƣởng, từ mức 503.530 tỷ đồng vào năm 2012, đến năm 2014 đã đạt 661.131 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2012 và tăng 15% so với năm 2013 và đạt 103% kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông đề ra.
Về vốn chủ sở hữu cũng tăng trƣởng qua các năm, đặc biệt là năm 2013 tăng 20.450 tỷ đồng so với năm 2012, tốc độ tăng 61%, do trong năm 2013, NHCTVN bán cổ phần cho BTMU để tăng vốn điều lệ từ 26.218 tỷ đồng lên 37.234 tỷ đồng. Năm 2014, vốn chủ hữu đạt 55.013 tỷ đồng, tăng 938 tỷ đồng so với năm 2013, tốc độ tăng 2%.
Tổng nguồn vốn huy động cũng tăng qua các năm. Năm 2013 tăng 11% so với năm 2012; năm 2014 tăng 16,3% so với năm 2013 và đạt 104% kế hoạch đại hội đồng cổ đông đề ra. NHCTVN tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, cơ cấu vốn đƣợc đa dạng hóa. Năm 2014, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế tăng 13% và huy động từ dân cƣ tăng 19% so với năm 2013, nguồn vốn quốc tế nhƣ ODA, ADB, WB…tăng trƣởng tích cực 22,7% so với năm 2013. Điều này đã khẳng định uy tín và thƣơng hiệu mạnh của Vietinbank trên thị trƣờng trong bối cảnh áp lực cạnh tranh gia tăng.
Đối với dƣ nợ cho vay, do nhiều ngân hàng không chỉ riêng NHCTVN đã tăng trƣởng lớn, tăng trƣởng nóng trong giai đoạn năm 2010 – 2011 nên đến năm 2012, do nền kinh tế khó khăn ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và do giá bất động sản giảm mạnh, kéo theo phát sinh một lọat nợ xấu tại nhiều ngân hàng trong đó có NHCTVN, dẫn đến tốc độ tăng trƣởng tín dụng chậm lại; các ngân hàng buộc phải thắt chặt tín dụng hơn để đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Vì thế, tổng dƣ nợ trong 02 năm 2012 – 2013 tăng trƣởng chậm lại, cụ thể: năm 2012 chỉ tăng 13,6% so với năm 2011, năm 2013 tăng là 13,4% so với năm 2012. Sau khi đã rà soát, củng cố lại chất lƣợng tín dụng, đồng thời cùng với các chính sách kích cầu của nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, NHCTVN đã đặt ra mục tiêu tiếp tục tăng trƣởng tín dụng nhƣng phải đảm bảo an toàn vốn vay. Nhờ vậy, năm 2014, tổng dƣ nợ cho vay đạt 542.685 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2013, cao hơn mức tăng trƣởng bình quân toàn ngành.
Kết quả lợi nhuận, năm 2012 lợi nhuận trƣớc thuế đạt 8.168 tỷ đồng; các năm 2013, 2014 lợi nhuận bị giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn của nền kinh tế kéo theo khó khăn của doanh nghiệp. Ngân hàng đã liên tục điều chỉnh lãi suất cho vay nhằm chia sẻ khó khăn và hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho, khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh. Ngân hàng cũng dành một khối lƣợng vốn lớn với lãi suất ƣu đãi để kịp thời cho vay với lãi suất thấp hơn đối với các lĩnh vực kinh tế chính phủ khuyến khích. Việc giảm mạnh
đáng kể. Ngoài ra, thu nhập ròng từ lãi bị thu hẹp, thu dịch vụ cũng giảm thấp do khách hàng thu hẹp sản xuất kinh doanh, hạn chế sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đồng thời, cuộc đua cạnh tranh giảm lãi suất cho vay càng làm cho mức chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào giảm thấp hơn và làm ảnh hƣởng đáng kể đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, NHCTVN vẫn là một trong những ngân hàng đứng đầu hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam về lợi nhuận đạt đƣợc. Bên cạnh đó, thực hiện Chỉ thị 03/CT-NHNN ngày 18/7/2013; Công văn 8986/NHNN-TTGNH ngày 29/11/2013 của NHNN yêu cầu các TCTD tăng cƣờng việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; tiết giảm chi phí hoạt động để trích lập dự phòng đầy đủ, phân loại nợ và cơ cấu lại nợ theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, việc trích tối đa quỹ dự phòng rủi ro sẽ ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế năm 2014 đạt 5.727 tỷ đồng, giảm 1,4% so với năm 2013.
Mặc dù bị ảnh hƣởng nhiều từ khó khăn của nền kinh tế nhƣng với tiềm lực hiện có và nhiều khách hàng truyền thống (là các tập đoàn, tổng công ty Nhà nƣớc, kho bạc Nhà nƣớc…), NHCTVN vẫn giữ vững ở mức tăng trƣởng ổn định, đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển an toàn, hiệu quả, hƣớng tới chuẩn mực quốc tế. Trong giai đoạn ngắn hạn hiện nay và những năm tới, khi nền kinh tế chƣa phục hồi hoàn toàn, bên cạnh việc tăng trƣởng tín dụng, NHCTVN vẫn luôn chú trọng vào chất lƣợng tín dụng của toàn hệ thống. Bởi nếu chất lƣợng tín dụng không tốt sẽ ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả họat động kinh doanh, cụ thể là lợi nhuận của ngân hàng, và đó cũng là mục tiêu chính mà ngân hàng luôn luôn hƣớng tới.
3.1.3. Hoạt động tín dụng
NHCTVN là một trong số ngân hàng thƣơng mại lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng, với quy mô tổng tài sản và vốn điều lệ lớn nhất trong khối ngân hàng thƣơng mại. Hoạt động cho vay đầu tƣ vẫn là hoạt động chủ chốt chiếm đến 80% tổng tài sản của NHCTVN. Năm 2013, tỷ lệ dƣ nợ/tổng tài sản có giảm một chút so với năm 2012, cụ thể, năm 2012, tỷ lệ dƣ nợ/tổng tài sản là 80,5%, năm 2013 là 79,8%. Năm 2014, tỷ lệ này đã tăng lên là 82%. Điều này thể hiện kết quả
đạt đƣợc của NHCTVN trong năm 2014, đó là tiếp tục đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng, sau khi bị chững lại một chút ở năm 2013 do sự khó khăn của các doanh nghiệp và sự cải tổ, củng cố lại chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.
Hình 3.1. Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp năm 2014
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014 của NHCTVN)
Nhìn vào biểu đồ hình 3.1 ta thấy tỷ lệ cho vay đối với các doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc hoặc vốn nhà nƣớc chiếm trên 50% vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng dƣ nợ đối với nhóm này bao gồm Công ty nhà nƣớc, Công ty TNHH MTV vốn nhà nƣớc 100%, Công ty cổ phần vốn nhà nƣớc trên 50% tổng cộng chiếm 32% trên tổng dƣ nợ toàn hệ thống. Đây chủ yếu là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nƣớc, là các khách hàng VIP (Very Important Person), truyền thống của NHCTVN nhƣ Tập đoàn điện lực, tập đoàn than và khoáng sản, Tổng công ty xi măng…
Chiếm vị trí thứ 2 là các khách hàng thuộc đối tƣợng là các công ty cổ phần khác (chiếm 26%) và công ty TNHH khác (chiếm 18%). Loại hình hộ kinh doanh
và cá nhân chiếm 17%. Hiện nay, NHCTVN đang tập trung đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng đối với các khách hàng bán lẻ này.
Hình 3.2. Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2014 của NHCTVN)
Nhìn vào hình 3.2 ta thấy, tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp chế biến và chế tạo chiếm tỷ trọng lớn 33%; ngành công nghiệp ô tô hoặc các loại hình bán buôn, bán lẻ cũng chiếm tỷ trọng lớn 29%; tiếp theo là ngành xây dựng chiếm 9%. Hoạt động kinh doanh bất động sản cũng bị kìm chế ở mức 6% do thị trƣờng bất động sản trầm lắng từ năm 2011 đến nay chƣa có dấu hiệu tăng trƣởng trở lại. Cơ cấu dƣ nợ dịch chuyển theo hƣớng tích cực, tăng trƣởng mạnh vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đƣợc chính phủ ƣu tiên khuyến khích nhƣ nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao; cho vay với lãi suất thấp đối với các dự án trọng điểm quốc gia thuộc ngành kinh tế mũi nhọn nhƣ: điện, dầu khí, than và khoáng sản, xi măng, xăng, dầu, cao su, thép, phân bón.
Hoạt động tín dụng tại NHCTVN luôn đƣợc kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ theo các quy định về phân loại nợ của NHNN. Mặc dù tỷ lệ dƣ nợ xấu trên tổng dƣ nợ ở mức thấp 0,9% tính đến 31/12/2014 nhƣng xét về mặt giá trị tuyệt đối, số dƣ nợ xấu tăng hơn so với năm 2013.
Bảng 3.2. Phân loại dƣ nợ theo nhóm nợ
Đơn vị: tỷ đồng Dƣ nợ 2012 2013 2014 So sánh 2013/ 2012 tỷ lệ (%) 2014/ 2013 tỷ lệ (%) Nhóm 1 399.445 453.565 534.009 54.120 13,5 80.444 17,7 Nhóm 2 1.411 2.744 3.771 1.333 94,5 1.027 37,4 Tổng nợ xấu 4.888 3.770 4.905 -1.118 -22,9 1.135 30,1 Nhóm 3 994 515 352 -479 -48,2 -163 -31,7 Nhóm 4 1.789 1.005 2.468 -784 -43,8 1.463 145,6 Nhóm 5 2.105 2.250 2.085 145 6,9 -165 -7,3 Tổng dƣ nợ 405.744 460.079 542.685 54.335 13,4 82.606 18,0
(Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của NHCTVN)
Qua bảng 3.2 ta thấy, năm 2013, nhìn chung tổng nợ nhóm 2 và nợ xấu tăng 214 tỷ đồng so với năm 2012, trong đó xét riêng nợ xấu thì có giảm so với năm 2012 nhƣng nợ nhóm 2 lại tăng đáng kể, tăng 1.333 tỷ đồng. Năm 2014, nợ nhóm 2 và cả nợ xấu tiếp tục tăng, tốc độ tăng nợ xấu và nợ nhóm 2 là trên 30% so với năm 2013, đặc biệt nợ xấu tăng lớn ở nợ nhóm 4, nhóm có nguy cơ có khả năng mất vốn. Năm 2014, nợ nhóm 2 và nợ xấu tiếp tục bộc lộ do hệ quả khó khăn từ những năm trƣớc, tăng 2.162 tỷ đồng so với năm 2013. Nhiều chi nhánh của ngân hàng tăng trƣởng tín dụng quá nóng, một số bỏ qua các điều kiện tín dụng, chạy theo thành tích tăng trƣởng tín dụng, chạy đua thị phần tín dụng với các chi nhánh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Nợ nhóm 2, nợ xấu tập trung phần lớn vào các ngành nghề tiềm ẩn rủi ro nhƣ: giấy, vận tải thủy, vật liệu xây dựng, lúa, gạo. Đây cũng là các ngành nghề chịu ảnh hƣởng từ nền kinh tế trong nƣớc và thế giới, do lƣợng cầu giảm, giá cả đột biến lên xuống thất thƣờng trong khi ngân hàng đầu tƣ tập trung lớn, thậm chí vƣợt quá quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu vốn thực của doanh nghiệp.