Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà . Quản lý kinh tế (Trang 62 - 63)

Đơn vị tính: % Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng 100 100 100 100 100 Trồng và chăm sóc rừng 17,43 16,08 16,67 13,15 10,36 Khai thác gỗ và lâm sản khác 74,95 76,46 74,11 77,08 81,74 Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ 5,31 5,23 6,67 7,16 5,57 Dịch vụ lâm nghiệp 2,31 2,23 2,55 2,61 2,15

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

- Ngành trồng và chăm sóc rừng: Tập trung khôi phục và phát triển rừng, phong trào trồng cây phân tán được đẩy mạnh ở nhiều nơi như khu vực dân cư và trên các trục đường giao thông. Công tác bảo vệ và chăm sóc rừng được quan tâm chỉ đạo, việc giao khoán rừng cho các hộ dân nhờ đó mà hạn chế được các hiện tượng chặt phá rừng. Tuy nhiên công tác trồng và chăm sóc rừng vẫn chưa đáp ứng được với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh về rừng mặc dù vào năm 2010, tỉnh đã ban hành quy định thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất chè công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh theo quyết định số 23/2010/UBND ngày 08/12/2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Qua đây có thể thấy rằng ngành trồng và chăm sóc rừng ở Hà Tĩnh trong những năm qua được đầu tư chưa cao về mặt số lượng, mặt khác cơ cấu có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này đồng nghĩa với việc công tác trồng rừng chưa được quan tâm thực hiện đúng mức.

- Khai thác gỗ và lâm sản khác: Giá trị sản xuất ngành lâm sản chiếm phần lớn giá trị sản xuất lâm nghiệp và tốc độ có xu hướng tăng qua các năm.

Năm 2008 đạt 301,52 tỷ đồng chiếm 74,95%, năm 2010 đạt 374,65 tỷ đồng chiếm 74,11% và con số này đạt 681,44 tỷ đồng chiếm 81,74%.

- Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ cũng phát triển giá trị qua từng năm nhưng về cơ cấu thì không biến động nhiều. Năm 2008 đạt 21,36 tỷ đồng chiếm 5,31%, đến năm 2012 đạt 47,92 tỷ đồng chiếm 5,75%

- Dịch vụ lâm nghiệp trong những năm qua phát triển tương đối ổn định năm 2008 đạt 9,29 tỷ đồng chiếm 2,31% và năm 2012 đạt 17,89 tỷ đồng chiếm 2,15%.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp cho thấy là giá trị sản xuất ngành trồng rừng chiếm một phần rất nhỏ so với ngành khai thác lâm sản chiếm phần lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành.

c. Ngành thuỷ sản

Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản của tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua đạt được kết quả tốt, thể hiện trong cơ cấu sản xuất khu vực I. Cụ thể năm 2008 giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt 730,8 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 893,71 tỷ đồng và năm 2012 là 1.385,94 tỷ đồng. Trong đó, ngành khai thác và nuôi trồng đóng một vị trí quan trọng trong ngành thuỷ sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà . Quản lý kinh tế (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)