Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1. Dân số (nghìn người) 1.234 1.226,4 1.227,7 1229,2 1238,8 Nam 592,4 606,4 607 607,5 613,3 Nữ 641,6 620 620,7 621,7 625,5 2. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 Nam 48 49,4 49,4 49,4 49,5 Nữ 52 50,6 50,6 50,6 50,5 3. Lao động (nghìn người) 668,11 666,53 674,26 702,34 720,87 Nam 343,12 330,73 334,29 3450,80 350,43 Nữ 344,99 335,80 339,97 361,53 370,45
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012
Hà Tĩnh hiện có 01 trường Đại học, 02 trường Cao đẳng, 01 trường Trung học chuyên nghiệp và 33 cơ sở đào tạo nghề. Trên cơ sở xã hội hoá đầu tư cho công tác đào tạo, Hà Tĩnh đã thu hút được các nhà đầu tư để nâng cấp và xây mới các cơ sở đào tạo với các trang thiết bị thực hành hiện đại. Nhờ vậy, hằng năm khoảng trên 2.500 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung cấp nghề.
Chất lượng các cơ sở đào tạo được nâng lên, phần lớn học sinh qua đào tạo ở các trường có uy tín của tỉnh sau khi tốt nghiệp tìm hoặc tạo được việc làm, được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đánh giá bảo đảm năng lực và trình độ.
Trong những năm qua đã có nhiều dự án trong và ngoài nước đầu tư tại Hà Tĩnh. Ngoài vấn đề vốn, công nghệ, cơ chế chính sách, yếu tố nhân lực là động lực thu hút đầu tư. Do đó Hà Tĩnh có kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động
kỹ thuật phù hợp với cơ cấu ngành nghề, phục vụ các dự án công nghiệp của tỉnh.
Với lực lượng lao động này có thể nhận thấy được trong những năm tới chuyển dịch cơ cấu ngành là thuận lợi vì: Lao động có tay nghề và chuyên môn đáp ứng nhu cầu phát triển; khi lao động được đào tạo sẽ có sự cạnh tranh trong sử dụng lao động dẫn đến tạo ra thị trường lao động sôi động.
2.1.1.4. Tiến bộ công nghệ
Trong những năm qua cùng với cả nước, khoa học công nghệ Hà Tĩnh có những bước tiến đáng kể, từ năm 2008 đến tháng 9 năm 2013 đã thực hiện 113 đề tài, dự án. Trong đó, có 16 dự án cấp nhà nước và cấp Bộ, 97 đề tài, dự án cấp tỉnh về các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, giáo dục, y tế, chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, vv. Nhiều đề tài, dự án sau khi nghiệm thu kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn đạt kết quả tốt, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh, cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển chung và các ngành, lĩnh vực của tỉnh; góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài và chuyển giao trong nước. Nhờ vậy chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ trong một số ngành được nâng lên đáng kể như viễn thông, truyền thông, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghệ thông tin. Đặc biệt trong ngành trồng trọt, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đưa vào sản xuất các giống lúa có năng suất và chất lượng cao như HT1, HT6, HT9, PC6 v.v… Vụ đông xuân 2012 - 2013, năng suất lúa đạt trên 50 tạ/ha, đồng thời giá lúa cũng bán được khá cao. Bên cạnh đó nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mà các loại giống mới du nhập vào đều thích nghi và phát huy hiệu quả, đưa lại giá trị cao trên đơn vị diện tích như: dưa hấu ở Thạch Môn, đạt từ 90 đến 100 triệu
đồng/ha/vụ; bí xanh và đậu cô ve ở Thạch Bình đạt 80 đến 100 triệu đồng/ha/vụ; cà rốt và khoai tây ở Thạch Hạ, Thạch Hưng và Thạch Bình đạt xấp xỉ 100 triệu đồng/ha/vụ; hoa đào, hoa ly và các loại hoa khác ở Thạch Quý, Thạch Môn đạt trên 120 triệu đồng/ha/vụ...
Hoạt động khoa học công nghệ từ năm 2008 đến tháng 9 năm 2013 là 56.630 triệu đồng. Trong đó, đầu tư cho nghiên cứu triển khai: 29.280 triệu đồng (chiếm gần 51,7%); đầu tư tăng cường cho các hoạt động quản lý nông nghiệp về khoa học và công nghệ( KH&CN): 10.241 triệu đồng; đầu tư cơ sở vật chất 5.827 triệu đồng; đầu tư cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở: 6.582 triệu đồng. Kinh phí đầu tư phát triển KH&CN: 4.700 triệu. Đến nay toàn tỉnh có 28 cơ sở nghiên cứu triển khai, ứng dụng tiến bộ KH&CN.
2.1.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất
2.1.2.1. Thị trường và trình độ phát triển của thị trường
Những năm gần đây nền kinh tế thế giới phát triển không ổn định đã tác động khá mạnh đến thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Song, với sự khởi sắc của hoạt động ngoại thương, sự nỗ lực của một số doanh nghiệp trong tỉnh nên đã tiếp cận được thị trường trong nước và quốc tế. Hoạt động xuất khẩu hàng năm đạt trên 75 triệu USD.
Một số mặt hàng có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá như: Hàng công nghiệp( CN) nặng và khoáng sản năm 2012 đạt 20,2 triệu USD, tăng 55% so với năm 2011; Thuỷ hải sản: 5,02 triệu USD, tăng 4%;
Trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có 40 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ra thị trường các nước (không kể các doanh nghiệp xuất khẩu từ nội địa vào Khu kinh tế). Một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng khá như: Công ty TNHH nguyên liệu giấy Việt Nhật - Vũng áng, Công ty trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy Hanviha; Công ty trách nhiệm hữu hạn( TNHH) Tân Trường
Phát; Công ty Cổ phần May Hà Tĩnh; Công ty TNHH Hoàng Anh; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vận tải Viết Hải; Công ty cổ phần xuất nhập khẩu( XNK) Thuỷ sản Hà Tĩnh, Công ty cổ phần xuất khẩu Thuỷ sản Nam Hà Tĩnh; Công ty cổ phần XNK Hà Tĩnh. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp mặc dù trong năm 2009 có kim ngạch khá, nhưng năm nay không có hoạt động xuất khẩu như: Công ty cổ phần doanh nghiệp trẻ Hà Tĩnh (Sơn PenMax), Công ty cổ phần thương mại Lý Thanh Sắc…
Như vậy, với sự phát triển của thị trường trong tỉnh, Hà Tĩnh cũng có cơ sở để đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển các ngành dịch vụ.
2.1.2.2. Tăng trưởng và cơ cấu hàng xuất khẩu
Xuất khẩu tác động đến tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành một cách trực tiếp và nó là một yếu tố quan trọng trong tổng sản phẩm. Trong những năm qua xuất khẩu của Hà Tĩnh đạt được một số thành tựu đáng kể cụ thể như sau: