Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà . Quản lý kinh tế (Trang 55 - 56)

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 CN nặng và khoáng sản 40,09 21,94 13,07 13,87 20,49 CN nhẹ và tiểu thủ CN 1,25 2,16 4,31 1,72 2,74 Nông sản 5,78 10,42 9,09 8,48 2,46 Lâm sản 39,57 49,82 64,17 70,85 69,27 Thuỷ sản 13,31 15,66 9,16 5,12 5,09

Nguồn: Tác giả tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

- Ngành lâm sản có cơ cấu tăng trưởng nhanh qua các năm cụ thể năm 2008 chỉ đạt 39,57% đến năm 2010 đạt 64,17% và năm 2012 đạt 69,27%. Qua đây có thể thấy rằng giá trị hàng lâm sản xuất khẩu đạt được bước tiến đáng khích lệ và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu đây là bước phát triển trong ngành chế biết hàng lâm sản của tỉnh Hà Tĩnh.

Qua phân tích ở trên có thể nhận thấy rằng cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của Hà Tĩnh trong những năm gần đây có sự biến đổi mạnh về cơ cấu, sự chuyển dịch các ngành tương đối cao, các ngành hàng nhà nước khuyến khích phát triển thì tăng lên về cơ cấu, ngược lại giảm về cơ cấu khi có chủ trương của nhà nước là giảm xuất khẩu. Từ đây có thể thấy là cơ cấu hàng xuất khẩu của Hà Tĩnh đang chuyển dịch theo đúng hướng.

2.2.3. Phân tích, đánh giá nội bộ cơ cấu các ngành kinh tế

Để đánh giá kỹ chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phân tích rõ cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế có xu hướng chuyển dịch như thế nào.

2.2.3.1. Ngành nông lâm ngư nghiệp

Trong chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh Hà Tĩnh đã đặt vấn đề phát triển nông nghiệp toàn diện cả trồng trọt lẫn chăn nuôi, nghề

rừng, nghề biển và chuyển theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm hướng về thị trường trong nước, vươn ra thị trường khu vực và thế giới.

Lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp sử dụng 60,25% lao động của Hà Tĩnh, nhưng chỉ đóng góp 25,85% GDP cho tỉnh (2012). Các hoạt động chính trong lĩnh vực này bao gồm trồng lúa, cây ăn quả và cây trồng khác; đánh bắt và nuôi tôm; chăn nuôi súc vật, lâm nghiệp đặc biệt là sản xuất gỗ. Nông nghiệp và các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tập trung nhiều hơn ở các huyện trung tâm và duyên hải của tỉnh. Trong khi đó, các huyện phía Tây hoạt động chủ yếu là lâm nghiệp với việc trồng một số cây ăn quả đặc sản và chăn nuôi gia súc.

Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp đạt được những thành quả cao cụ thể: năm 2008, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 6.183,4 tỷ đồng chiếm 84,51% giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản, đến năm 2010 đạt 7.154,7 tỷ đồng chiếm 83,64% và đến năm 2012 đạt 10.199,5 tỷ đồng chiếm 82,01%. Có thể nói giá trị sản xuất nông nghiệp tăng về số lượng và giảm tỷ trọng qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà . Quản lý kinh tế (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)