Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giá thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà . Quản lý kinh tế (Trang 58)

Nguồn : Tác giả tính từ Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

Trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch rất tích cực, năm 2008 cơ cấu ngành trồng trọt chiếm 55,93%, giảm xuống 46,40% năm 2010 và còn 40,88% năm 2012. Bên cạnh đó ngành chăn nuôi tăng nhẹ từ 26,01% năm 2008 lên 29,20% năm 2012, có được điều này là do ngành chăn nuôi phát triển đa dạng và phong phú. Ở một số địa phương chăn nuôi phát triển theo quy mô lớn, hình thành một số trang trại chăn nuôi theo hình thức mới;

nhanh, tạo nên tính năng động và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tương ứng với tỷ trọng đóng góp ngày một tăng dần do áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp.

- Cơ cấu sản xuất trong ngành trồng trọt

Trong những năm gần đây ngành trồng trọt của Hà Tĩnh biến động không lớn, giá trị sản xuất cây lương thực năm 2008 là 53,25% giảm xuống còn 49,37% năm 2012 có nguyên nhân này là trong những năm qua một số diện tích đất trồng lúa hai vụ được chuyển sang đất công nghiệp. Cây rau đậu có sự chuyển dịch không lớn lắm, trong khi đó cây công nghiệp lâu năm trong những năm qua có sự tăng từ 0,47% năm 2008 lên 2,48%

Bảng 2.13. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá thực tế

Đơn vị tính: %

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Lương thực 53,25 51,39 50,13 50,93 49,37

Rau đậu 8,44 8,96 10,07 7,97 8,76

Cây công nghiệp hàng năm 15,28 14,47 14,13 13,79 13,88 Cây công nghiệp lâu năm 0,47 1,34 2,06 3,06 2,48 Cây ăn quả 12,10 13,36 11,82 12,35 12,12

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi

Ngành chăn nuôi không phải là thế mạnh của Hà Tĩnh bởi một nguyên nhân là do khí hậu không ưu đãi cho việc chăn nuôi. Tuy nhiên trong những năm gần đây giá trị sản xuất ngành chăn nuôi vẫn tăng, năm 2008 giá trị sản xuất nhóm ngành chăn nuôi trâu bò tăng từ 225,2 tỷ đồng lên 630,0 tỷ đồng năm 2012; nhóm ngành chăn nuôi lợn cũng tăng từ 890,2 tỷ đồng năm 2008 lên 1.995,3 tỷ đồng năm 2012, nhóm ngành chăn nuôi gia cầm cũng tăng từ 609,2 tỷ đồng năm 2008 lên 1.114,8 tỷ đồng năm 2012; nhóm ngành chăn

nuôi khác tăng từ 195,9 tỷ đồng năm 2008 lên 303,5 tỷ đồng năm 2012.

Bảng 2.14. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá thực tế

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Trâu, bò 225,2 324,8 358,3 490,7 630,0 Lợn 890,2 1.086,8 1.161,6 1.979,7 1.995,3 Gia cầm 609,2 740,9 772,3 1.032,6 1.114,8 Khác 195,9 213,0 167,2 262,9 303,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

Tuy giá trị ngành chăn nuôi tăng qua các năm nhưng cơ cấu của các nhóm ngành trong những năm gần đây vẫn không có sự biến động nhiều.

11,73 46,35 31,72 10,2 13,73 45,94 31,32 9 14,57 47,23 31,4 6,8 13,03 52,57 27,42 6,98 15,58 49,34 25,57 7,51 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 Trâu bò Lợn Gia cầm Khác Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá thực tế

Nguồn: Tác giả tính từ Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

Cụ thể năm 2008 cơ cấu nhóm ngành chăn nuôi trâu bò tăng từ 11,73% lên 15,58% năm 2012; nhóm ngành chăn nuôi lợn tăng từ 46,35% năm 2008 lên 49,34% năm 2012; nhóm ngành chăn nuôi gia cầm giảm từ 31,72% năm 2008 xuống 25,57% năm 2012; nhóm ngành chăn nuôi khác giảm từ 10,2% năm 2008 xuống còn 7,51% năm 2012.

- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ

Dịch vụ cho nông nghiệp là một vấn đề được Nhà nước quan tâm về cả số lượng lẫn chất lượng, trong đó áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm đưa ngành

dịch vụ nông nghiệp lên một vị trí quan trọng. Nhóm ngành này trong những năm qua tăng dần, từ 1.332,8 tỷ đồng năm 2008 lên 4.143,4 tỷ đồng năm 2012.

b. Ngành lâm nghiệp

Trong giá trị sản xuất khu vực I thì ngành lâm nghiệp có giá trị khiêm tốn về quy mô. Trong những năm qua công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng được tỉnh chú ý. Thực hiện các dự án trong chương trình 327, chương trình 135 của nhà nước.

Bảng 2.15. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng 402,3 465,9 505,5 640,9 833,6 Trồng và chăm sóc rừng 70,1 74,9 84,3 84,3 86,4 Khai thác gỗ và lâm sản khác 301,5 356,2 374,7 494,0 681,4 Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ 21,4 24,3 33,7 45,9 47,9 Dịch vụ lâm nghiệp 9,3 10,4 12,8 16,7 17,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

Trong những năm qua giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng đáng kể, năm 2008 giá trị sản xuất đạt 402,3 tỷ đồng và đạt 833,6 tỷ đồng vào năm 2012.

Bảng 2.16. Cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế Đơn vị tính: % Đơn vị tính: % Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng 100 100 100 100 100 Trồng và chăm sóc rừng 17,43 16,08 16,67 13,15 10,36 Khai thác gỗ và lâm sản khác 74,95 76,46 74,11 77,08 81,74 Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ 5,31 5,23 6,67 7,16 5,57 Dịch vụ lâm nghiệp 2,31 2,23 2,55 2,61 2,15

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

- Ngành trồng và chăm sóc rừng: Tập trung khôi phục và phát triển rừng, phong trào trồng cây phân tán được đẩy mạnh ở nhiều nơi như khu vực dân cư và trên các trục đường giao thông. Công tác bảo vệ và chăm sóc rừng được quan tâm chỉ đạo, việc giao khoán rừng cho các hộ dân nhờ đó mà hạn chế được các hiện tượng chặt phá rừng. Tuy nhiên công tác trồng và chăm sóc rừng vẫn chưa đáp ứng được với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh về rừng mặc dù vào năm 2010, tỉnh đã ban hành quy định thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất chè công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh theo quyết định số 23/2010/UBND ngày 08/12/2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Qua đây có thể thấy rằng ngành trồng và chăm sóc rừng ở Hà Tĩnh trong những năm qua được đầu tư chưa cao về mặt số lượng, mặt khác cơ cấu có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này đồng nghĩa với việc công tác trồng rừng chưa được quan tâm thực hiện đúng mức.

- Khai thác gỗ và lâm sản khác: Giá trị sản xuất ngành lâm sản chiếm phần lớn giá trị sản xuất lâm nghiệp và tốc độ có xu hướng tăng qua các năm.

Năm 2008 đạt 301,52 tỷ đồng chiếm 74,95%, năm 2010 đạt 374,65 tỷ đồng chiếm 74,11% và con số này đạt 681,44 tỷ đồng chiếm 81,74%.

- Thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ cũng phát triển giá trị qua từng năm nhưng về cơ cấu thì không biến động nhiều. Năm 2008 đạt 21,36 tỷ đồng chiếm 5,31%, đến năm 2012 đạt 47,92 tỷ đồng chiếm 5,75%

- Dịch vụ lâm nghiệp trong những năm qua phát triển tương đối ổn định năm 2008 đạt 9,29 tỷ đồng chiếm 2,31% và năm 2012 đạt 17,89 tỷ đồng chiếm 2,15%.

Cơ cấu giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp cho thấy là giá trị sản xuất ngành trồng rừng chiếm một phần rất nhỏ so với ngành khai thác lâm sản chiếm phần lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành.

c. Ngành thuỷ sản

Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản của tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua đạt được kết quả tốt, thể hiện trong cơ cấu sản xuất khu vực I. Cụ thể năm 2008 giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt 730,8 tỷ đồng đến năm 2010 đạt 893,71 tỷ đồng và năm 2012 là 1.385,94 tỷ đồng. Trong đó, ngành khai thác và nuôi trồng đóng một vị trí quan trọng trong ngành thuỷ sản.

Bảng 2.17. Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá thực tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số 730,8 868,7 893,7 1.235,3 1.385,9 Khai thác 397,7 482,7 530,6 713,0 778,1 Nuôi trồng 304,0 353,0 338,2 438,3 539,2 Dịch vụ thủy sản khác 29,1 33,0 24,9 84,0 68,6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

- Khai thác: Giá trị sản xuất ngành khai thác đạt được những thành quả cao như năm 2008 là 397,7tỷ đồng chiếm 54,42% tổng giá trị ngành thuỷ sản,

đến năm 2010 giá trị khai thác là 530,6 tỷ đồng chiếm 59,37% và đạt 778,1 tỷ đồng chiếm 56,14% vào năm 2012. Qua đây có thể thấy rằng khai thác thuỷ sản của tỉnh có những chuyển biến tốt về quy mô lẫn cơ cấu trong ngành thuỷ sản.

Bảng 2.18. Cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá thực tế

Đơn vị tính: %

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Khai thác 54,42 55,56 59,37 57,72 56,14 Nuôi trồng 41,60 40,63 37,84 35,48 38,91

Dịch vụ 3,98 3,81 2,79 6,80 4,95

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

- Nuôi trồng: Giá trị nuôi trồng thuỷ sản tăng qua các năm tuy nhiên cơ cấu có xu hướng giảm, cụ thể: Năm 2008 giá trị nuôi trồng đạt 304 tỷ đồng chiếm 41,60% giá trị ngành thuỷ sản, năm 2010 đạt 338,16 tỷ đồng nhưng cơ cấu giảm còn 37,84% và đến năm 2012 đạt 539,21 tỷ đồng chiếm 38,91%.

- Dịch vụ trong ngành thuỷ sản trong những năm gần đây của tỉnh Hà Tĩnh biến động không lớn về cả giá trị lẫn tỷ trọng từ 3,98% năm 2008 tăng lên 4,95% năm 2012.

2.2.3.2. Trong ngành công nghiệp xây dựng

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp xây dựng năm 2008 đạt 7.181,9 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 13.788,4 tỷ đồng và đạt 25.516,8 tỷ đồng năm 2012. Trong đó ngành công nghiệp năm 2008 đạt 3.327,1 tỷ đồng tăng lên 3.327,1 tỷ đồng năm 2010 và đạt 7.831,4 tỷ đồng năm 2012. Ngành xây dựng tăng vượt bậc qua các năm, cụ thể năm 2008 là 3.854,8 tỷ đồng và đạt 8.693,4 tỷ đồng năm 2010 và đạt 17.685,4 tỷ đồng năm 2012.

Bảng 2.19. Giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng theo giá thực tế Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1. Tổng số ( Tỷ đồng) 7.181,9 9.454,2 13.788,4 17.529,0 25.516,8 Công nghiệp 3.327,1 4.075,5 5.095,0 6.833,4 7.831,4 Xây dựng 3.854,8 5.378,7 8.693,4 10.695,6 17.685,4 2. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 Công nghiệp 46,33 43,11 36,95 38,98 30,69 Xây dựng 53,67 56,89 63,05 61,02 69,31

Nguồn: Tác giả tính từ Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

Xét về cơ cấu trong khu vực II thì ngành công nghiệp và xây dựng cùng phát triển cao, tuy nhiên ngành xây dựng phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn vào quá trình phát triển kinh tế của địa phương.

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng Công nghiệp Xây dựng

Biểu đồ 2.3. Sự tƣơng quan giữa công nghiệp và xây dựng

Nguồn: Tác giả tính từ Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

a. Ngành công nghiệp

Từ bảng số liệu cho thấy giá trị sản xuất công nghiệp trong những năm gần đây tăng nhanh từ 3.327,1 tỷ đồng năm 2008 tăng lên 7.831,4 tỷ đồng năm 2012.

Bảng 2.20. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

1. Tổng số (tỷ đồng) 3.327,1 4.075,5 5.095,0 6.833,4 7.831,4

Công nghiệp khai

khoáng 786,7 731,5 666,4 654,7 675,6

Công nghiệp chế biến

chế tạo 2.229,5 2.907,1 3.944,5 5.329,6 5.958,3 CN SX và phân phối

điện, khí đốt và nước 283,3 404,4 439,6 785,1 1.126,3 Cung cấp nước, HĐ

quản lý và xử lý rác thải, nước thải

27,6 32,5 44,6 64,0 71,2

2. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100

Công nghiệp khai

khoáng 23,65 17,95 13,08 9,58 8,63

Công nghiệp chế biến

chế tạo 67,01 71,33 77,42 77,99 76,08

CN SX và phân phối

điện, khí đốt và nước 8,51 9,92 8,63 11,49 14,38 Cung cấp nước, HĐ

quản lý và xử lý rác thải, nước thải

0,83 0,80 0,88 0,94 0,91

Phân tích cơ cấu ngành công nghiệp nhận thấy như sau:

- Ngành công nghiệp khai khoáng năm 2008 đạt 786,7 tỷ đồng chiếm 23,65% trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp, năm 2010 giảm xuống còn 666,4 tỷ đồng chiếm 13,08% giá trị sản xuất ngành công nghiệp và đến năm 2012 giá trị đạt 675,6 tỷ đồng chiếm còn 8,63%. Qua đây có thể nhận thấy rằng ngành công nghiệp khai thác của Hà Tĩnh đang có xu hướng giảm về cơ cấu trong cơ cấu ngành công nghiệp, đây là xu hướng đúng với tinh thần của tỉnh là giảm dần giá trị khai thác tài nguyên theo quyết định số 04/2009/QĐ- UBND về việc quản lý thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với các hoạt động khai thác, thu mua tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Hà Tĩnh.

- Ngành công nghiệp chế biến chế tạo trong những năm gần đây có bước tiến bộ rõ nét, năm 2008 giá trị sản xuất đạt 2.229,5 tỷ đồng chiếm 67,01%, năm 2010 giá trị sản xuất tăng lên 3.944,5 tỷ đồng chiếm 77,42% và năm 2012 đạt 5.958,3 tỷ đồng chiếm 76,08%. Từ phân tích cho thấy trong những năm qua giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến đạt được những thành tựu cả về số lượng lẫn cơ cấu trong cơ cấu ngành công nghiệp, qua đây có thể thấy rằng cơ cấu ngành công nghiệp chế biến đang đi theo đúng hướng.

- Ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước trong những năm gần đây tăng lên cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, năm 2008 giá trị đạt 27,6 tỷ đồng chiếm 8,51%, tăng lên 439,6 tỷ đồng chiếm 8,63% năm 2010 và tăng ngoạn mục 1.126,3 tỷ đồng chiếm 14,38% năm 2012.

- Ngành cung cấp nước, HĐ quản lý và xử lý rác thải, nước thải trong những năm gần đây cũng tăng lên ( tuy ít) cả về mặt giá trị lẫn cơ cấu, năm 2008 giá trị đạt 27,6 tỷ đồng chiếm 0,83%, đến năm 2012 đạt 71,2 tỷ đồng chiếm 0,91% .

bước phát triển khá trên tất cả các mặt như tăng về số tuyệt đối cũng như tỷ trọng, đáng chú ý là ngành công nghiệp chế biến tăng lên phù hợp với xu hướng phát triển và chuyển dịch nền kinh tế.

b. Ngành xây dựng

Giá trị sản xuất ngành xây dựng liên tục tăng qua các năm từ 2008 đến 2012, năm 2008 đạt 3.854,8 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên 8.693,4 tỷ đồng và năm 2012 đạt 17.685,4 tỷ đồng. Trong vòng 5 năm giá trị sản xuất ngành xây dựng đã tăng lên 13.830,6 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 2.766,1 tỷ đồng.

Trong giá trị sản xuất ngành xây dựng các thành phần kinh tế đóng góp vào như sau:

- Kinh tế nhà nước tham gia ở một mức độ vừa phải, năm 2008 giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nhà nước đạt 99,4 tỷ đồng chiếm 2,58% tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng, đến năm 2010 khu vực này chỉ đạt 71,1 tỷ đồng chiếm 0,82% và năm 2012 đạt 167,8 tỷ đồng chiếm 0,95%. Có thể thấy trong những năm qua khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò rất nhỏ trong giá trị sản xuất ngành xây dựng.

- Kinh tế ngoài nhà nước đóng góp vai trò rất lớn trong giá trị ngành xây dựng. Năm 2008 giá trị sản xuất của khu vực kinh tế này đạt 3.755,4 tỷ đồng chiếm 97,42% tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng, đến năm 2010 khu vực này đạt 8.617 tỷ đồng chiếm 99,12% và năm 2012 đạt 16.684,2 tỷ đồng chiếm 94,34%. Trong sự đóng góp của loại hình kinh tế ngoài nhà nước này thì phải kể đến sự đóng góp đáng kể của thành phần kinh tế tập thể đã tạo bước đột phá khi tăng giá trị từ 2.004,2 tỷ đồng năm 2008 lên đến 12.450,52 tỷ đồng năm 2012.

- Loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây đạt được những bước đột phá, năm 2008 giá trị sản xuất khu vực này không có, đến năm 2010 đạt 5,3 tỷ đồng chiếm 0,06% và năm 2012 đã đạt 833,4 tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà . Quản lý kinh tế (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)