Hiện trạng và dự kiến Giao thông Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà . Quản lý kinh tế (Trang 37)

(Nguồn: Sở Giao thông Hà Tĩnh)

Hệ thống điện được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Các tuyến 110KV; 220KV; 500KV thuộc hệ thống lưới điện Quốc gia đều qua Hà Tĩnh. Tại Khu kinh tế Vũng Áng Chính phủ đã quy hoạch cụm nhiệt điện có công suất 4.800MW. Trong đó, Nhà máy nhiệt điện số 1 công suất 1.200MW do Tập đoàn dầu khí Quốc gia đầu tư đã xây dựng xong, hiện đang chạy thử, dự

kiến tháng 12/2013 sẽ hoà vào lưới điện quốc gia, Nhà máy nhiệt điện số 2 công suất 1.320MW cũng do Tập đoàn dầu khí Quốc gia đầu tư sẽ được triển khai xây dựng vào đầu năm 2014 .

Hệ thống cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp được đầu tư xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Nguồn nước cung cấp cho các nhà máy nước được đảm bảo. Tại các thị trấn, thị xã, thành phố và các khu kinh tế các nhà máy cung cấp nước sinh hoạt đã được đầu tư xây dựng.

Hệ thống thông tin liên lạc phát triển đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh, với mạng lưới và thiết bị hiện đại, có khả năng cung cấp các dịch vụ viễn thông, dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế có nhiều hình thức khác nhau đáp ứng mọi yêu cầu của nhà đầu tư.

Hệ thống tài chính ngân hàng, bảo hiểm hoàn thiện và đồng bộ đáp ứng mọi yêu cầu thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế, đảm bảo nhanh an toàn và hiệu quả.

Hệ thống thương mại, dịch vụ ngày càng được mở rộng, kết cấu hạ tầng thương mại ngày càng phát triển. Các dự án du lịch lớn đã và đang được triển khai, đặc biệt hệ thống các cửa hàng chuyên doanh theo ngành hàng và mô hình chuỗi đang được mở rộng tại Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt: 1 mùa lạnh và 1 mùa nóng. Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh khá cao, nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thường từ 18-22oC, ở mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 – 33oC. Tuy nhiên nhiệt độ đất thường thay

đổi theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất.

Hình 2.2. Nhiệt độ và lƣợng mƣa trung bình ở Bắc Trung Bộ 2008–2012

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Hà Tĩnh)

Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2.000 mm, cá biệt có nơi trên 3.000 mm.

Như vậy, với nguồn lực tự nhiên trên, Hà Tĩnh có cơ sở để đẩy mạnh một số ngành công nghiệp như công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến như chế biến quặng, chế biến lâm sản, ... hay là phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy hải sản nhằm tạo ra sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ, cung ứng vốn cho nền kinh tế thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2.1.1.2. Vốn đầu tư phân theo cấp quản lý

Vốn đầu tư là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói riêng.

Bảng 2.1. Vốn đầu tƣ theo cấp quản lý Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1. Tổng số (tỷ đồng) 5.680,78 8.805,18 12.592,06 17.774,96 34.226,55 Trung ương 612,67 602,66 1.132,369 1.466,77 1.433,02 Địa phương 5.068,1 8.202,52 11.459,686 16.308,19 32.793,53 2. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 Trung ương 10,8 6,8 9 8,3 4,2 Địa phương 89,2 93,2 91 91,7 95,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

Trong những năm qua nguồn vốn đầu tư tại Hà Tĩnh ngày một nhiều tuy nhiên vốn đầu tư do trung ương quản lý có cơ cấu không thay đổi nhiều qua các năm. Năm 2008 vốn do trung ương đầu tư là 612,67 tỷ đồng chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư, đến năm 2010 đạt 1.132,369 tỷ đồng chiếm 9% và năm 2012 lượng vốn đầu tư đạt 1.433,02 tỷ đồng chiếm trong cơ cấu là 4,2%.

Qua đây có thể nhận thấy rằng lượng vốn đầu tư vào Hà Tĩnh trong những năm gần đây tăng nhanh qua các năm, tuy nhiên lượng vốn do trung ương quản lý chiếm một cơ cấu nhỏ so với địa phương quản lý. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì khối ngoài nhà nước ngày đóng vai trò quan trọng trong đầu tư, xây dựng và phát triển kinh tế Hà Tĩnh.

2.1.1.3. Lao động

Với dân số trẻ trên 58% trong độ tuổi lao động, trong đó có trên 17% đã qua đào tạo; số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hàng năm khoảng từ 20.000 đến 25.000, là nguồn lực dồi dào bổ sung cho lực lượng lao động. Hệ thống giáo dục đang ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng lao động hiện tại và tương lai.

Bảng 2.2. Dân số và lao động Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1. Dân số (nghìn người) 1.234 1.226,4 1.227,7 1229,2 1238,8 Nam 592,4 606,4 607 607,5 613,3 Nữ 641,6 620 620,7 621,7 625,5 2. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 Nam 48 49,4 49,4 49,4 49,5 Nữ 52 50,6 50,6 50,6 50,5 3. Lao động (nghìn người) 668,11 666,53 674,26 702,34 720,87 Nam 343,12 330,73 334,29 3450,80 350,43 Nữ 344,99 335,80 339,97 361,53 370,45

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

Hà Tĩnh hiện có 01 trường Đại học, 02 trường Cao đẳng, 01 trường Trung học chuyên nghiệp và 33 cơ sở đào tạo nghề. Trên cơ sở xã hội hoá đầu tư cho công tác đào tạo, Hà Tĩnh đã thu hút được các nhà đầu tư để nâng cấp và xây mới các cơ sở đào tạo với các trang thiết bị thực hành hiện đại. Nhờ vậy, hằng năm khoảng trên 2.500 người tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung cấp nghề.

Chất lượng các cơ sở đào tạo được nâng lên, phần lớn học sinh qua đào tạo ở các trường có uy tín của tỉnh sau khi tốt nghiệp tìm hoặc tạo được việc làm, được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đánh giá bảo đảm năng lực và trình độ.

Trong những năm qua đã có nhiều dự án trong và ngoài nước đầu tư tại Hà Tĩnh. Ngoài vấn đề vốn, công nghệ, cơ chế chính sách, yếu tố nhân lực là động lực thu hút đầu tư. Do đó Hà Tĩnh có kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động

kỹ thuật phù hợp với cơ cấu ngành nghề, phục vụ các dự án công nghiệp của tỉnh.

Với lực lượng lao động này có thể nhận thấy được trong những năm tới chuyển dịch cơ cấu ngành là thuận lợi vì: Lao động có tay nghề và chuyên môn đáp ứng nhu cầu phát triển; khi lao động được đào tạo sẽ có sự cạnh tranh trong sử dụng lao động dẫn đến tạo ra thị trường lao động sôi động.

2.1.1.4. Tiến bộ công nghệ

Trong những năm qua cùng với cả nước, khoa học công nghệ Hà Tĩnh có những bước tiến đáng kể, từ năm 2008 đến tháng 9 năm 2013 đã thực hiện 113 đề tài, dự án. Trong đó, có 16 dự án cấp nhà nước và cấp Bộ, 97 đề tài, dự án cấp tỉnh về các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, giáo dục, y tế, chuyển giao công nghệ, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, vv. Nhiều đề tài, dự án sau khi nghiệm thu kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn đạt kết quả tốt, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh, cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ hoạch định chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển chung và các ngành, lĩnh vực của tỉnh; góp phần quan trọng trong việc tiếp thu, làm chủ, thích nghi và khai thác có hiệu quả các công nghệ nhập từ nước ngoài và chuyển giao trong nước. Nhờ vậy chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ trong một số ngành được nâng lên đáng kể như viễn thông, truyền thông, khai thác và chế biến khoáng sản, công nghệ thông tin. Đặc biệt trong ngành trồng trọt, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đưa vào sản xuất các giống lúa có năng suất và chất lượng cao như HT1, HT6, HT9, PC6 v.v… Vụ đông xuân 2012 - 2013, năng suất lúa đạt trên 50 tạ/ha, đồng thời giá lúa cũng bán được khá cao. Bên cạnh đó nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mà các loại giống mới du nhập vào đều thích nghi và phát huy hiệu quả, đưa lại giá trị cao trên đơn vị diện tích như: dưa hấu ở Thạch Môn, đạt từ 90 đến 100 triệu

đồng/ha/vụ; bí xanh và đậu cô ve ở Thạch Bình đạt 80 đến 100 triệu đồng/ha/vụ; cà rốt và khoai tây ở Thạch Hạ, Thạch Hưng và Thạch Bình đạt xấp xỉ 100 triệu đồng/ha/vụ; hoa đào, hoa ly và các loại hoa khác ở Thạch Quý, Thạch Môn đạt trên 120 triệu đồng/ha/vụ...

Hoạt động khoa học công nghệ từ năm 2008 đến tháng 9 năm 2013 là 56.630 triệu đồng. Trong đó, đầu tư cho nghiên cứu triển khai: 29.280 triệu đồng (chiếm gần 51,7%); đầu tư tăng cường cho các hoạt động quản lý nông nghiệp về khoa học và công nghệ( KH&CN): 10.241 triệu đồng; đầu tư cơ sở vật chất 5.827 triệu đồng; đầu tư cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở: 6.582 triệu đồng. Kinh phí đầu tư phát triển KH&CN: 4.700 triệu. Đến nay toàn tỉnh có 28 cơ sở nghiên cứu triển khai, ứng dụng tiến bộ KH&CN.

2.1.2. Nhóm các nhân tố đầu ra của sản xuất

2.1.2.1. Thị trường và trình độ phát triển của thị trường

Những năm gần đây nền kinh tế thế giới phát triển không ổn định đã tác động khá mạnh đến thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Song, với sự khởi sắc của hoạt động ngoại thương, sự nỗ lực của một số doanh nghiệp trong tỉnh nên đã tiếp cận được thị trường trong nước và quốc tế. Hoạt động xuất khẩu hàng năm đạt trên 75 triệu USD.

Một số mặt hàng có khối lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá như: Hàng công nghiệp( CN) nặng và khoáng sản năm 2012 đạt 20,2 triệu USD, tăng 55% so với năm 2011; Thuỷ hải sản: 5,02 triệu USD, tăng 4%;

Trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có 40 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu ra thị trường các nước (không kể các doanh nghiệp xuất khẩu từ nội địa vào Khu kinh tế). Một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng khá như: Công ty TNHH nguyên liệu giấy Việt Nhật - Vũng áng, Công ty trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy Hanviha; Công ty trách nhiệm hữu hạn( TNHH) Tân Trường

Phát; Công ty Cổ phần May Hà Tĩnh; Công ty TNHH Hoàng Anh; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vận tải Viết Hải; Công ty cổ phần xuất nhập khẩu( XNK) Thuỷ sản Hà Tĩnh, Công ty cổ phần xuất khẩu Thuỷ sản Nam Hà Tĩnh; Công ty cổ phần XNK Hà Tĩnh. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp mặc dù trong năm 2009 có kim ngạch khá, nhưng năm nay không có hoạt động xuất khẩu như: Công ty cổ phần doanh nghiệp trẻ Hà Tĩnh (Sơn PenMax), Công ty cổ phần thương mại Lý Thanh Sắc…

Như vậy, với sự phát triển của thị trường trong tỉnh, Hà Tĩnh cũng có cơ sở để đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển các ngành dịch vụ.

2.1.2.2. Tăng trưởng và cơ cấu hàng xuất khẩu

Xuất khẩu tác động đến tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành một cách trực tiếp và nó là một yếu tố quan trọng trong tổng sản phẩm. Trong những năm qua xuất khẩu của Hà Tĩnh đạt được một số thành tựu đáng kể cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Giá trị hàng hoá xuất khẩu trên địa bàn

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng số (Triệu USD) 46,50 42,67 64,55 94,50 98,60 CN nặng và khoáng sản 18,64 9,36 8,45 13,11 20,20 CN nhẹ và tiểu thủ CN 0,58 0,92 2,78 1,63 2,70 Nông sản 2,69 4,44 5,87 8,01 2,43 Lâm sản 18,4 21,26 41,42 66,95 68,30 Thuỷ sản 6,19 6,68 5,91 4,84 5,02

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012

Qua bảng số liệu cho thấy, giá trị hàng hoá xuất khẩu tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua có xu hướng tăng. Năm 2008 đạt 46,5 triệu USD giảm xuống còn 42,67 triệu USD năm 2009, tăng lên 64,55 triệu USD năm 2010, tăng vọt

lên 94,50 triệu USD năm 2011 và năm 2012 đạt 98,60 triệu USD. Một trong những nguyên nhân năm 2009 giảm sút là do những năm gần đây chủ trương của Chính phủ là hạn chế xuất khẩu các sản phẩm thô, trong khi đó công nghiệp chế biến sản phẩm của Hà Tĩnh còn non trẻ, tuy nhiên những năm gần đây sản phẩm lâm sản có chiều hướng tăng xuất khẩu nhanh. Điều này được thể hiện qua nhóm công nghiệp nặng và khai khoáng giảm từ 18,64 triệu USD năm 2008 còn 9,36 triệu USD năm 2009 và giảm tiếp xuống còn 8,45 triệu USD năm 2010. Ngành lâm sản trong những năm qua đạt được nhiều kết quả tốt trong xuất khẩu, năm 2008 đạt 18,4 triệu USD, tăng lên 68,3 triệu USD năm 2012, có được điều này là do trong những qua công tác trồng rừng ở Hà Tĩnh có những bước tiến rõ nét, đây là nguồn cung cấp chủ yếu cho các nhà máy gỗ băm giăm làm tăng xuất khẩu cho mặt hàng này, từ đây kéo theo chuyển dịch một bộ phận lao động vào hoạt động trong lĩnh vực này.

Với những yếu tố đó có thể nhận thấy ngành hàng xuất khẩu ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng ngày một hoàn thiện và sát với nhu cầu của tỉnh.

2.1.2.3. Các chính sách của tỉnh

Những năm gần đây tỉnh Hà Tĩnh đặc biệt chú trọng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và ngành kinh tế nói riêng sao cho có hiệu quả nhất, tại Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII (tháng 9/2010) đã xác định. Phương hướng mục tiêu tổng quát là đẩy nhanh tiến độ triển khai và phát huy hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm; chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá và xây dựng nông thôn mới.

Cụ thể, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách như: Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư ( theo quyết định số 26/2008 /QĐ-UBND ngày 22/8/2008 của

UBND tỉnh Hà Tĩnh ) dẫn đến một số khu kinh tế, khu công nghiệp đã thu hút được khá nhiều doanh nghiệp vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh như Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo, khu công nghiệp Đậu Liêu,... Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ( theo quyết định số 194/2009 /QĐ-UBND ngày 21/6/2009 của UBND tỉnh Hà Tĩnh), hay là việc quy hoạch phát triển chăn nuôi và vùng chăn nuôi tập trung tỉnh Hà Tĩnh ( Quyết định số 1303/QĐ- UBND ngày 04/5/2010 của UBND tỉnh Hà Tĩnh), kết quả đến năm 2012, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng, chất lượng đàn được cải thiện, các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung quy mô lớn (300 - 1.300 con lợn thương phẩm/cơ sở) được phát triển nhanh theo hình thức liên doanh, liên kết với doanh nghiệp để phát triển bền vững; diện tích nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh, công nghệ cao, an toàn sinh học (nuôi trên cát, ao lót bạt, ao vỗ bờ vôi) được phát triển nhanh

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo quyết liệt, bước đầu đạt một số kết quả quan trọng, tác động tích cực đến đời sống người dân nông thôn; được Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG Trung ương đánh giá cao, Hà Tĩnh được xếp tốp đầu cả nước về xây dựng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Hà . Quản lý kinh tế (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)