Đơn vị: % Các ngành 2008 2009 2010 2011 2012 Nông nghiệp 38,50 36,57 32,59 35,86 25,85 Công nghiệp 29,79 32,69 32,22 32,16 37,71 Dịch vụ 31,70 30,74 35,18 31,98 36,44 Tổng 100 100 100 100 100
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2011,2012
Qua số liệu trên cho thấy, về tổng thể cơ cấu kinh tế ngành Hà Tĩnh chuyển dịch khá nhanh theo hướng tích cực, thể hiện qua:
Ngành nông nghiệp: nếu như năm 2008 ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất là: 38,5% trong GDP, vị trí và vai trò của ngành này có xu hướng giảm nhưng không đều còn 32,59 (2010); 35,86(2011); năm 2012 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm xuống còn 25,85%.
Ngành công nghiệp: năm 2008, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP chỉ chiếm 29,79%, chỉ xấp xỉ bằng 3/4 mức đóng góp của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên mức đóng ngành công nghiệp trong GDP có xu hướng tăng lên đạt 32,22% (2010) và đạt 37,71% năm 2012. Dự báo trong những năm tiếp theo công nghiệp Hà Tĩnh tăng trưởng nhanh với nhiều chương trình dự án lớn đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh.
Ngành dịch vụ: qua bảng số liệu cho thấy ngành dịch vụ đóng góp vào GDP ổn định qua các năm. Điều này thể hiện ngành dịch vụ tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua phát triển một cách chậm rãi.
2.2.2.2. Dưới góc độ nguồn vốn đầu tư vào các ngành
Trong những năm qua vốn đầu tư tại Hà Tĩnh tăng nhanh qua các năm, được thể hiện qua năm 2008 nguồn vốn đầu tư vào Hà Tĩnh đạt 5.680,7 tỷ đồng, năm 2010 đạt 12.592 tỷ đồng và đạt 34.226,5 tỷ đồng năm 2012.
Trong đó ngành dịch vụ những năm đầu chiếm cơ cấu vốn cao, năm 2008 ngành dịch vụ đầu tư đến 4.060,3 tỷ đồng chiếm đến 71%, đến năm 2010 đạt 6.053,7 tỷ đồng chiếm 48% vốn đầu tư và năm 2012 ngành dịch vụ đạt 9.050,5 tỷ đồng chiếm 26,4%. Qua đây cho thấy nguồn vốn đầu tư vào ngành dịch vụ tuy tăng về số lượng nhưng cơ cấu ngày càng giảm rõ rệt.
Ngành công nghiệp trong những năm qua nguồn vốn đầu tư vào đây đạt mức tăng trưởng cao, năm 2008 đạt 1.063,7 tỷ đồng chiếm 18,72%, nhưng đến năm 2010 đạt 5.629,1 tỷ đồng chiếm 44,7% và năm 2012 đạt 23.838,1 tỷ đồng chiếm đến 69,65% tổng vốn đầu tư, qua đây có thể nhận thấy nguồn vốn đầu tư vào ngành công nghiệp tăng rất nhanh qua các năm, có thể nói một điều nền kinh tế Hà Tĩnh đang đi đúng hướng.
Bảng 2.8. Nguồn vốn đầu tƣ vào các ngành theo giá thực tế
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1. Tổng số (tỷ đồng) 5.680,7 8.805,1 12.591,9 17.774,8 34.226,4 Nông nghiệp 556,7 995,7 909,1 1.768,3 1.337,8 Công nghiệp 1.063,7 2.496,9 5.629,1 9.254,3 23.838,1 Dịch vụ 4.060,3 5.312,5 6.053,7 6.752,2 9.050,5 2. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 9,80 11,31 7,22 9,95 3,91 Công nghiệp 18,72 28,36 44,70 52,06 69,65 Dịch vụ 71,48 60,33 48,08 37,99 26,44
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2011,2012
Ngành nông nghiệp nguồn vốn đầu tư trong những năm qua tăng nhưng cơ cấu tăng không đáng kể, năm 2008 nguồn vốn đầu tư đạt 556,7 tỷ đồng chiếm 9,8%, đến năm 2010 đạt 909,1 tỷ đồng chiếm 7,2% và năm 2012 đạt 1.337,8 tỷ đồng chiếm 3,91% điều này cho thấy vốn đầu tư vào ngành nông
nghiệp có tăng nhưng chưa đạt được một cơ cấu đáng kể.
2.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành qua giải quyết việc làm trong các ngành.
Cơ cấu lao động là một tiêu chí quan trọng trong quá trình đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chỉ tiêu này thể hiện lao động làm việc ở các ngành chuyển dịch như thế nào.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành gắn với quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động. Qua số liệu trên cho thấy, về cơ bản chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế là khá tốt, tỷ trọng lao động trong các ngành nông nghiệp giảm qua các năm, tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Kết quả đó là phù hợp với định hướng chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu lao động.
Bảng 2.9. Xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1. Tổng số (người) 675.168 643.928 644.345 646.236 647.495 Nông nghiệp 433.890 395.663 393.225 391.014 390.126 Công nghiệp 87.290 92.015 91.354 91.744 92.153 Dịch vụ 153.987 156.250 159.766 163.478 165.216 2. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 64,26 61,45 61,03 60,50 60,25 Công nghiệp 12,93 14,28 14,17 14,20 14,23 Dịch vụ 22,81 24,27 24,80 25,30 25,52
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2011,2012 và theo tính toán của tác giả
Xét về cơ cấu lao động từng ngành, có thể thấy rõ trong ngành nông nghiệp tỷ trọng lao động có xu hướng giảm rõ rệt, năm 2008 là 64,26% và đã giảm xuống còn 60,25% năm 2012; Trong ngành công nghiệp cơ cấu lao động có xu hướng tăng lên năm 2008 là 12,92% và đạt 14,23% năm 2012. Kết quả trên thể hiện rõ tiến trình chuyển dịch cơ cấu lao động khá phù hợp
với mục tiêu, yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Trong ngành dịch vụ cơ cấu lao động biến động tương ứng, năm 2008 cơ cấu lao động chiếm 22,81%, nhưng dến năm 2012 đạt 25,52%.
Như vậy, về căn bản chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành bước phát triển mới trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.
2.2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu qua cơ cấu ngành hàng xuất khẩu
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua cơ cấu ngành hàng xuất khẩu là một tiêu chí được quan tâm trong những năm gần đây, qua đó đánh giá được mức độ chuyển dịch ngành hàng xuất khẩu đạt được đến đâu.
- Ngành công nghiệp khai khoáng trong những năm gần đây giảm về cơ cấu, xuất khẩu năm 2008 là 40,09% giảm xuống còn 20,49% năm 2012. Qua đây có thể thấy từ một ngành chiếm tỷ trọng cao trong ngành hàng xuất khẩu công nghiệp khai khoáng đã giảm nhanh, đây là dấu hiệu đáng mừng theo chủ trương của Đảng và nhà nước là hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô, thông qua đó là xuất khẩu các sản phẩm đã qua sơ chế.
- Ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp trong những năm gần đây tăng hơn về cơ cấu, năm 2008 chỉ đạt 1,25% trong tổng giá trị ngành hàng xuất khẩu, thì đến năm 2012 tăng lên 2,74%. Tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu các ngành hàng xuất khẩu nhưng vẫn có thể nhận thấy đây là bước tiến tốt của ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, có được điều này là các chương trình mục tiêu phát triển công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp được triển khai đến từng địa phương, từng hộ thông qua các cơ sở như hội doanh nghiệp, câu lạc bộ nữ doanh nhân.
Bảng 2.10. Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 CN nặng và khoáng sản 40,09 21,94 13,07 13,87 20,49 CN nhẹ và tiểu thủ CN 1,25 2,16 4,31 1,72 2,74 Nông sản 5,78 10,42 9,09 8,48 2,46 Lâm sản 39,57 49,82 64,17 70,85 69,27 Thuỷ sản 13,31 15,66 9,16 5,12 5,09
Nguồn: Tác giả tính toán từ Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012
- Ngành lâm sản có cơ cấu tăng trưởng nhanh qua các năm cụ thể năm 2008 chỉ đạt 39,57% đến năm 2010 đạt 64,17% và năm 2012 đạt 69,27%. Qua đây có thể thấy rằng giá trị hàng lâm sản xuất khẩu đạt được bước tiến đáng khích lệ và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành hàng xuất khẩu đây là bước phát triển trong ngành chế biết hàng lâm sản của tỉnh Hà Tĩnh.
Qua phân tích ở trên có thể nhận thấy rằng cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của Hà Tĩnh trong những năm gần đây có sự biến đổi mạnh về cơ cấu, sự chuyển dịch các ngành tương đối cao, các ngành hàng nhà nước khuyến khích phát triển thì tăng lên về cơ cấu, ngược lại giảm về cơ cấu khi có chủ trương của nhà nước là giảm xuất khẩu. Từ đây có thể thấy là cơ cấu hàng xuất khẩu của Hà Tĩnh đang chuyển dịch theo đúng hướng.
2.2.3. Phân tích, đánh giá nội bộ cơ cấu các ngành kinh tế
Để đánh giá kỹ chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần phân tích rõ cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế có xu hướng chuyển dịch như thế nào.
2.2.3.1. Ngành nông lâm ngư nghiệp
Trong chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá tỉnh Hà Tĩnh đã đặt vấn đề phát triển nông nghiệp toàn diện cả trồng trọt lẫn chăn nuôi, nghề
rừng, nghề biển và chuyển theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá sản phẩm hướng về thị trường trong nước, vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
Lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp sử dụng 60,25% lao động của Hà Tĩnh, nhưng chỉ đóng góp 25,85% GDP cho tỉnh (2012). Các hoạt động chính trong lĩnh vực này bao gồm trồng lúa, cây ăn quả và cây trồng khác; đánh bắt và nuôi tôm; chăn nuôi súc vật, lâm nghiệp đặc biệt là sản xuất gỗ. Nông nghiệp và các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản tập trung nhiều hơn ở các huyện trung tâm và duyên hải của tỉnh. Trong khi đó, các huyện phía Tây hoạt động chủ yếu là lâm nghiệp với việc trồng một số cây ăn quả đặc sản và chăn nuôi gia súc.
Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp đạt được những thành quả cao cụ thể: năm 2008, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 6.183,4 tỷ đồng chiếm 84,51% giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản, đến năm 2010 đạt 7.154,7 tỷ đồng chiếm 83,64% và đến năm 2012 đạt 10.199,5 tỷ đồng chiếm 82,01%. Có thể nói giá trị sản xuất nông nghiệp tăng về số lượng và giảm tỷ trọng qua các năm.
Bảng 2.11. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông nghiệp theo giá thực tế
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1. Tổng số (tỷ đồng) 7.316,5 7.851,7 8.553,9 11.879,9 12.339 Nông nghiệp 6.183,4 6.817,1 7.154,7 10.003,7 10.119,5 Lâm nghiệp 402,3 465,9 505,5 640,9 833,6 Thuỷ sản 730,8 868,7 893,7 1.235,3 1.385,9 2. Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 Nông nghiệp 84,51 86,83 83,64 84,21 82,01 Lâm nghiệp 5,50 2,11 5,91 5,39 6,76 Thuỷ sản 9,99 11,06 10,45 10,40 11,23
Ngành lâm nghiệp cũng biến động đáng kể, cụ thể năm 2008 giá trị sản xuất đạt 402,3 tỷ đồng chiếm 5,50% thì đến năm 2012 đạt 833,6 tỷ đồng chiếm 6,76% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm thuỷ sản.
Hình 2.3. Bản đồ các hoạt động nông, lâm và thuỷ sản
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh
Ngành thuỷ sản năm 2008 đạt 730,8 tỷ đồng chiếm 9,99% , đến năm 2012 tăng lên 1385,9 tỷ đồng chiếm 11,23%.
Để đánh giá cụ thể ngành nông lâm thuỷ sản ta đi xem xét từng ngành:
a. Ngành nông nghiệp
Đây là ngành chiếm vị trí quan trọng của khu vực I, sự tăng giảm của ngành này không những ảnh hưởng đến khu vực I mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh.
Bảng 2.12. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá thực tế Đơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Trồng trọt 4.129,5 4.308,1 4.429,4 5.941,3 5.661,5 Chăn nuôi 1.920,5 2.365,5 2.459,4 3.765,9 4.043,6 Dịch vụ 1.332,8 1.434,2 2.658,3 2.965,0 4.143,4
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012
Trong nội bộ ngành nông nghiệp giá trị sản xuất các nhóm ngành tăng qua các năm, ngành trồng trọt tăng từ 2.401,07 tỷ đồng năm 2008 lên 4.690,35 tỷ đồng năm 2010; ngành chăn nuôi tăng từ 1.073,76 tỷ đồng năm 2006 tăng lên 2.765 tỷ đồng năm 2010; ngành dịch vụ nông nghiệp tăng nhưng không đáng kể từ 107,78 tỷ đồng năm 2006 lên 148,37 tỷ đồng năm 2010. Qua đây có thể nhận thấy giá trị xây dựng ngành nông nghiệp tăng qua các năm, tuy nhiên cơ cấu có giảm.
0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 Dịch vụ Chăn nuôi Trồng trọt
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giá thực tế
Nguồn : Tác giả tính từ Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012
Trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch rất tích cực, năm 2008 cơ cấu ngành trồng trọt chiếm 55,93%, giảm xuống 46,40% năm 2010 và còn 40,88% năm 2012. Bên cạnh đó ngành chăn nuôi tăng nhẹ từ 26,01% năm 2008 lên 29,20% năm 2012, có được điều này là do ngành chăn nuôi phát triển đa dạng và phong phú. Ở một số địa phương chăn nuôi phát triển theo quy mô lớn, hình thành một số trang trại chăn nuôi theo hình thức mới;
nhanh, tạo nên tính năng động và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp tương ứng với tỷ trọng đóng góp ngày một tăng dần do áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp.
- Cơ cấu sản xuất trong ngành trồng trọt
Trong những năm gần đây ngành trồng trọt của Hà Tĩnh biến động không lớn, giá trị sản xuất cây lương thực năm 2008 là 53,25% giảm xuống còn 49,37% năm 2012 có nguyên nhân này là trong những năm qua một số diện tích đất trồng lúa hai vụ được chuyển sang đất công nghiệp. Cây rau đậu có sự chuyển dịch không lớn lắm, trong khi đó cây công nghiệp lâu năm trong những năm qua có sự tăng từ 0,47% năm 2008 lên 2,48%
Bảng 2.13. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá thực tế
Đơn vị tính: %
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Lương thực 53,25 51,39 50,13 50,93 49,37
Rau đậu 8,44 8,96 10,07 7,97 8,76
Cây công nghiệp hàng năm 15,28 14,47 14,13 13,79 13,88 Cây công nghiệp lâu năm 0,47 1,34 2,06 3,06 2,48 Cây ăn quả 12,10 13,36 11,82 12,35 12,12
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012
- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi không phải là thế mạnh của Hà Tĩnh bởi một nguyên nhân là do khí hậu không ưu đãi cho việc chăn nuôi. Tuy nhiên trong những năm gần đây giá trị sản xuất ngành chăn nuôi vẫn tăng, năm 2008 giá trị sản xuất nhóm ngành chăn nuôi trâu bò tăng từ 225,2 tỷ đồng lên 630,0 tỷ đồng năm 2012; nhóm ngành chăn nuôi lợn cũng tăng từ 890,2 tỷ đồng năm 2008 lên 1.995,3 tỷ đồng năm 2012, nhóm ngành chăn nuôi gia cầm cũng tăng từ 609,2 tỷ đồng năm 2008 lên 1.114,8 tỷ đồng năm 2012; nhóm ngành chăn
nuôi khác tăng từ 195,9 tỷ đồng năm 2008 lên 303,5 tỷ đồng năm 2012.
Bảng 2.14. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá thực tế
Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Trâu, bò 225,2 324,8 358,3 490,7 630,0 Lợn 890,2 1.086,8 1.161,6 1.979,7 1.995,3 Gia cầm 609,2 740,9 772,3 1.032,6 1.114,8 Khác 195,9 213,0 167,2 262,9 303,5
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012
Tuy giá trị ngành chăn nuôi tăng qua các năm nhưng cơ cấu của các nhóm ngành trong những năm gần đây vẫn không có sự biến động nhiều.
11,73 46,35 31,72 10,2 13,73 45,94 31,32 9 14,57 47,23 31,4 6,8 13,03 52,57 27,42 6,98 15,58 49,34 25,57 7,51 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 Trâu bò Lợn Gia cầm Khác Biểu đồ 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá thực tế
Nguồn: Tác giả tính từ Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2012
Cụ thể năm 2008 cơ cấu nhóm ngành chăn nuôi trâu bò tăng từ 11,73% lên 15,58% năm 2012; nhóm ngành chăn nuôi lợn tăng từ 46,35% năm 2008 lên 49,34% năm 2012; nhóm ngành chăn nuôi gia cầm giảm từ 31,72% năm 2008 xuống 25,57% năm 2012; nhóm ngành chăn nuôi khác giảm từ 10,2% năm 2008 xuống còn 7,51% năm 2012.
- Cơ cấu giá trị sản xuất ngành dịch vụ
Dịch vụ cho nông nghiệp là một vấn đề được Nhà nước quan tâm về cả số lượng lẫn chất lượng, trong đó áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm đưa ngành
dịch vụ nông nghiệp lên một vị trí quan trọng. Nhóm ngành này trong những năm qua tăng dần, từ 1.332,8 tỷ đồng năm 2008 lên 4.143,4 tỷ đồng năm 2012.
b. Ngành lâm nghiệp