Một số kiến nghị để thực hiện giải pháp 1.Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 87 - 89)

4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Hoạt động của các NHTM liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nƣớc và chiến lƣợc, chính sách kinh tế của Nhà nƣớc. Vì thế, một trong những giải pháp quan trọng, giúp các NHTM đạt mục tiêu hoạt động an toàn, hiệu quả và đạt chuẩn mực quốc tế là các giải pháp của Chính phủ.

- Ban hành Nghị định quy định quyền hạn và trách nhiệm của NHTM trong việc tái cơ cấu DNNN theo hƣớng nâng cao vai trò của NHTM nhà nƣớc nhƣ: NHTM nhà nƣớc xuất hiện với tƣ cách của ngƣời chủ nợ trƣớc khi

trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt, NHTM nhà nƣớc chủ động đề nghị cho phá sản, có thể đƣợc cử ngƣời tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp hoặc cho phép NHTM nhà nƣớc chủ nợ đƣợc quyền tham gia vào quá trình tái cơ cấu DNNN, phối hợp với chính quyền địa phƣơng trong xử lý nợ xấu.

-Hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn Việt Nam là một trở ngại lớn, làm lệch lạc việc đánh giá để ra quyết định cho vay của các NHTM và các nhà quản lý. Việc cần thiết phải chỉnh sửa lại các chuẩn mực kế toán theo IAS và tuân thủ nghiêm chỉnh yêu cầu của kiểm toán độc lập về hoạt động và công bố kết quả kiểm toán công khai là đòi hỏi bắt buộc để giải quyết nợ xấu của NHTM một cách triệt để.

-Bổ sung, sửa đổi Luật DNNN để hỗ trợ các NHTM nhà nƣớc tăng năng lực vốn tự có: Cho phép các DNNN (bao gồm cả NHTM nhà nƣớc) đƣợc phát hành loại cổ phiếu ƣu đãi cổ tức đối với DNNN không cổ phần hoá để tăng vốn tự có và Nhà nƣớc vẫn có thể giữ tỷ lệ chi phối.

Thực tế đã từng áp dụng hai phƣơng pháp để bổ sung vốn tự có cho các NHTM nhà nƣớc là: Cấp từ Ngân sách và cấp trái phiếu đặc biệt.

Với phƣơng pháp thứ nhất: Tính khả thi rất thấp vì khả năng của ngân sách nhà nƣớc là có hạn, trong khi việc cấp thêm vốn cho các NHTM nhà nƣớc chƣa phải là ƣu tiên hàng đầu của ngân sách quốc gia. Hoặc giả cho phép các NTHM nhà nƣớc để lại phần lợi nhuận phải nộp ngân sách hàng năm thì cũng là một cách chi tiêu Ngân sách mà thôi.

Với phƣơng pháp thứ hai: Cấp trái phiếu đặc biệt của Chính phủ không phải là cách tăng năng lực vốn thực sự cho các NTHM nhà nƣớc mà cũng không thể lạm dụng cách này. Bởi lẽ trái phiếu đặc biệt chỉ là vốn danh nghĩa, không phải là vốn thực. Phần vốn thực của các NHTM nhà nƣớc chỉ đƣợc tăng thêm hàng năm bởi tiền lãi do ngân sách nhà nƣớc trả cho trái phiếu đặc

biệt của NHTM nhà nƣớc, mà phần lãi này thì rất nhỏ bé so với giá lý của trái phiếu đặc biệt và trong trƣờng hợp khẩn cấp, các NHTM có thể dùng trái phiếu đặc biệt để tìm cơ hội tăng khả năng thanh khoản, nhƣng chỉ có thể tìm đƣợc cơ hội này tại NHNN khi các NHTM nhà nƣớc cầm cố trái phiếu. Điều đó là không bình thƣờng trong việc điều hành chính sách tiền tệ của một ngân hàng trung ƣơng và làm tăng nguy cơ lạm phát.

Vì vậy, xin đƣợc kiến nghị tìm phƣơng thức mới để các NHTM có cơ hội tăng nhanh vốn tự có khi chƣa đƣợc cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)