3.3.1. Thành tựu đạt đƣợc
3.3.1.1. Tái cơ cấu sở hữu và cơ cấu tổ chức
Hiện nay, Agribank đã bắt đầu tiến hành việc chuyển đổi sang mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; xây dựng phƣơng án sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả hoạt động các chi nhánh và triển khai phƣơng án sắp
xếp củng cố mô hình tổ chức bộ máy nhân sự và quản lý điều hành tại các Ban Trụ sở chính và khu vực Hà Nội và TP HCM.
3.3.1.2. Tái cơ cấu hoạt động
-Cơ chế quản lý trao quyền độc lập, tự chủ cao cho các chi nhánh: Cơ
chế này giúp công tác quản lý, điều hành kế hoạch kinh doanh của Trụ sở chính thuận tiện, đơn giản. Trụ sở chính chỉ cần thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch cho các chi nhánh, trong đó yêu cầu các chi nhánh phải đạt các chỉ tiêu về tài sản Nợ/Có và kèm theo đó là lợi nhuận.
- Hoạt động tín dụng của Agribank được điều hành chủ động, linh
hoạt, kịp thời, vừa thể hiện vai trò tiên phong trong việc thực hiện chính sách
tiền tệ, góp phần bình ổn thị trƣờng tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô, phù hợp với diễn biến thị trƣờng và tình hình nguồn vốn của hệ thống.
Về cơ bản, Agribank đã chuyển hƣớng thực hiện đầu tƣ tín dụng có chọn lọc, cho vay những dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi, có tài sản đảm bảo.
- Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động tín
dụng góp phần chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh, kiểm soát hoạt động tín dụng.
Một loạt các quy chế, quy định, văn bản hƣớng dẫn liên quan đến hoạt động tín dụng đã đƣợc ban hành trong giai đoạn 2009 - 2013. Tháng 6/2010, nhằm chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và để phù hợp với tình hình thực tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, Agribank đã ban hành quyết định số 666/QĐ- HĐQT-TD ngày 15/06/2010 quy định về cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank. Đây là kim chỉ nam cho hoạt động đầu tƣ tín dụng trong toàn hệ thống. Với việc ban hành quy định này, cơ chế, chính sách cho vay đã có những thay đổi căn bản: đối tƣợng cho vay, nguyên tắc, điều kiện vay vốn
Ngoài ra, để ứng xử kịp thời với những biến động của môi trƣờng kinh tế, pháp lý, Agribank đã liên tục ban hành các văn bản chỉ đạo và cảnh báo tín dụng trong từng thời kỳ.
- Chính sách tín dụng hướng tới khách hàng và đảm bảo kiểm soát rủi ro.
Các khách hàng đƣợc đối xử tín dụng bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế, mà dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực tài chính, hiệu quả kinh doanh, phƣơng án/ dự án của khách hàng, biện pháp bảo đảm tiền vay... Có chính sách ƣu đãi với các đối tác chiến lƣợc, các khách hàng mang lại lợi ích lớn, đảm bảo lợi thế cạnh tranh của Agribank. Nhờ đó, quy mô tín dụng của Agribank tăng bình quân hàng năm 12% giai đoạn 2009 - 2013, đáp ứng đƣợc các nhu cầu vốn hợp lý của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
3.3.1.3. Tái cơ cấu tài chính
Agribank đã tích cực dùng nhiều biện pháp có thể để xử lý nợ xấu, kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay mới và kết quả là nợ tồn đọng có dấu hiệu chững lại và giảm dần, các khoản nợ xấu đã đƣợc trích lập đủ quỹ dự phòng rủi ro theo quy định và đa phần đều là những khoản nợ có tài sản đảm bảo. Agribank cũng đã ban hành các cơ chế, chính sách, giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn nhƣ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi tiền vay... những giải pháp này cơ bản đã phát huy hiệu quả trong việc thu hồi và ngăn ngừa nợ xấu phát sinh.
3.3.1.4. Tái cơ cấu nhân lực
Việc tuyển dụng công khai, tập trung theo chuyên ngành sát với hoạt động ngân hàng bƣớc đầu đáp ứng đƣợc nhu cầu lao động tại các chi nhánh. Lao động tuyển dụng có trình độ, chuyên ngành phù hợp với vị trí dự tuyển. Kiểm soát khá tốt công tác tuyển dụng mới tại các chi nhánh để hạn chế số lƣợng lao động tăng thêm. Đề án tăng cƣờng lao động từ khu vực Hà Nội và
TP HCM về địa bàn nông thôn ở các tỉnh bƣớc đầu đƣợc triển khai và hứa hẹn sẽ đem đến những hiệu ứng tích cực, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của Agribank.