a)Xây dựng và triển khai Đề án tái cơ cấu mô hình tổ chức Trụ sở chính và các chi nhánh
Tiếp tục hoàn thiện tổ chức và hoạt động của HĐTV, Ban Kiểm soát, Ban điều hành, các Ban tại Trụ sở chính và Văn phòng đại diện miền Nam, miền Trung, tổ chức lại hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ mang tính độc lập, phân cấp quyền hạn và trách nhiệm của các chi nhánh, phù hợp với quy định của pháp luật và đặc điểm, điều kiện kinh doanh của Agribank.
Tập trung hóa, củng cố thành lập một Trụ sở chính vững mạnh, đặc biệt khi thông tin đƣợc minh bạch, việc trao đổi thông tin diễn ra dễ dàng hơn và với tốc độ cao hơn. Trụ sở chính vì vậy trở nên lớn hơn, trực tiếp kinh doanh một số hoạt động chiến lƣợc nhƣ: kinh doanh tiền tệ, kinh doanh trên thị trƣờng vốn, tín dụng, tài trợ thƣơng mại... Các chi nhánh dần dần đƣợc thu nhỏ lại cả về số lƣợng và quy mô.
Để hội nhập và phát triển, Agribank nên tiến hành chuyển đổi mạnh mẽ từ một ngân hàng truyền thống thành một hệ thống ngân hàng hợp nhất theo hƣớng ngân hàng đa năng, Trụ sở chính kiểm soát các sản phẩm tài chính cho từng nhóm khách hàng thông qua các kênh phân phối là các chi nhánh. Hình thành các khối chức năng bộ máy tổ chức, tách bạch rõ các mảng kinh doanh và các bộ phận kinh doanh, bộ phận hỗ trợ. Cụ thể nhƣ sau:
- Các khối kinh doanh bao gồm: Khối ngân hàng bán buôn, khối bán lẻ và mạng lƣới, khối nguồn vốn và kinh doanh vốn. Các khối kinh doanh hoạt
động trên nguyên tắc cơ bản là giao dịch, thƣơng lƣợng với khách hàng nhƣng không nhập dữ liệu vào tài khoản và chỉ lấy thông tin về tài khoản đó.
- Các khối hỗ trợ bao gồm: Khối quản lý rủi ro, khối tác nghiệp, khối tài chính. Các khối hỗ trợ hoạt động nhƣng không liên hệ với khách hàng mà chỉ có nhiệm vụ lập dữ liệu vào tài khoản (trả tiền, nhận tiền và chuyển tiền), hỗ trợ về rủi ro, tác nghiệp và tài chính... nhƣ khối ngân hàng bán buôn, khối bán lẻ và mạng lƣới, khối vốn và kinh doanh vốn.
Đồng thời, tổ chức lại mô hình tổng thể Agribank nhƣ sau:
Sơ đồ 4.2: Mô hình tổ chức tổng thể
Trong đó, chức năng nhiệm vụ của các chi nhánh theo hƣớng là cơ sở bán hàng của Agribank, các chức năng về quản lý và quản lý rủi ro đƣợc tập trung tại Trụ sở chính và các Trung tâm khu vực. Các Chi nhánh chỉ còn chức năng chính là marketing và tác nghiệp. Các chức năng cơ bản hiện tại đang đƣợc thực hiện tại các chi nhánh nhƣ: Tổ chức cán bộ, bộ phận nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ, công nghệ thông tin, tín dụng doanh nghiệp, tài trợ thƣơng mại phải đƣợc chuyển dần về Trụ sở chính nhằm giúp chi nhánh tập trung tối
một cơ cấu mạng lƣới chi nhánh theo hƣớng xây dựng nên các trung tâm vùng đóng vai trò trung tâm cung cấp dịch vụ và kiểm soát một số lƣợng lớn chi nhánh nhỏ hơn. Thiết lập một mô hình tổ chức kinh doanh với các quy trình tác nghiệp đảm bảo phân tách 3 chức năng: kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Tuy nhiên, trƣớc tiên Agribank cần tập trung quản lý tín dụng và quan hệ khách hàng về Trụ sở chính theo mô hình mới đƣợc thiết lập. Theo đó, Trụ sở chính cần phải thành lập các bộ phận: Quan hệ khách hàng doanh nghiệp lớn (thuộc khối kinh doanh), quản lý rủi ro tín dụng (thuộc khối quản lý rủi ro) và quản lý tín dụng (thuộc khối tác nghiệp).
b)Sắp xếp lại mạng lưới chi nhánh
Tiếp tục tái cơ cấu tổ chức bộ máy và mạng lƣới các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội và TP HCM, giảm bớt chi nhánh, phòng giao dịch, kiểm soát rủi ro tín dụng, khắc phục tình trạng chồng chéo và cạnh tranh nội bộ, tổ chức lại mạng lƣới chi nhánh ở các tỉnh thuộc địa bàn nông thôn, tiếp tục phát triển các chi nhánh và phòng giao dịch mà ở những nơi đó hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Chuẩn hóa mô hình chi nhánh và sản phẩm dịch vụ, nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh là bán hàng; tập trung vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình và cá nhân.
Xây dựng công cụ để đánh giá hiệu quả và theo dõi hoạt động của các chi nhánh một cách minh bạch, khuyến khích thi đua phát triển.