3.2.3.1. Xử lý nợ tồn đọng
Bảng tình hình nợ xấu cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Agribank và một số NHTM lớn khác trong giai đoạn 2009-2013.
Bảng 3.2. Tình hình nợ xấu của một số NHTM Ngân hàng Tỷ lệ nợ xấu (%) 2009 2010 2011 2012 2013 Agribank 2,60 3,75 6,10 5,80 4,80 BIDV 2,82 2,71 2,96 2,90 2,65 VCB 2,47 2,83 2,03 2,40 2,10 Vietinbank 1,58 0,61 0,66 0,75 1,46 Eximbank 1,83 1,42 1,61 1,32 1,46 Sacombank 0,69 0,52 0,56 1,97 1,75 MB 1,73 1,35 1,61 1,84 1,58 ACB 0,41 0,34 0,88 2,46 2,77 Techcombank 2,49 1,13 2,83 2,05 1,78
Ocean bank 0,02 1,67 2,08 2,89 3,52 Toàn hệ thống NHTM 2,05 2,16 3,30 4,08 3,79
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN
Giai đoạn 2009 - 2013, nợ xấu tại Agribank có chiều hƣớng tăng cao qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,6% năm 2009 lên 3,7% năm 2010 và đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu lên tới 6,1%. Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu có giảm song vẫn ở mức cao 5,8%. So với các NHTM khác, Agribank có tình hình nợ xấu tồi tệ nhất và chịu tổn thất, thiệt hại lớn nhất. Xét về con số tuyệt đối, hiện nay nợ xấu của Agribank chiếm hơn 25% nợ xấu toàn hệ thống và còn cao hơn cả nợ xấu của Vietinbank, Vietcombank, BIDV cộng lại. Chính vì thế giải quyết nợ xấu là bài toán lớn nhất mà Agribank phải thực hiện vào lúc này. Để xử lý nợ xấu, nợ quá hạn, trong những năm qua Agribank đã thực hiện rất nhiều biện pháp:
Thành lập các tổ thu hồi và xử lý nợ xấu tại các Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao, trong đó tổ trƣởng là giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách và tổ xử lý nợ sẽ đƣợc giải thể khi nhiệm vụ xử lý nợ xấu đƣợc hoàn thành. Các tổ này có thành viên là các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm và họ chỉ tập trung cùng lãnh đạo giải quyết, xử lý nợ xấu của Chi nhánh. Nhiệm vụ của tổ là đôn đốc thu hồi nợ, đánh giá và thực hiện các thủ tục gia hạn nợ, thanh lý TSĐB để thu hồi nợ, làm các thủ tục bán nợ cho VAMC.
Thực hiện giãn nợ, gia hạn nợ cho những khách hàng do khó khăn tạm thời nên chƣa có khả năng trả nợ. Đây là những khách hàng có lịch sử trả nợ tốt, dự án kinh doanh khả thi nhƣng do những khó khăn tạm thời từ thị trƣờng hoặc do những nguyên nhân khách quan khác mà khách hàng không có nguồn tiền để trả nợ và nếu cho thêm thời gian khách hàng sẽ thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng.
Tăng cƣờng đôn đốc thu hồi nợ: Tìm hiểu nguyên nhân khách hàng không trả đƣợc nợ, những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải. Ngân hàng
sẽ cùng với khách hàng bàn bạc, cùng tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn để giúp khách hàng có thể trả đƣợc nợ càng nhiều càng tốt.
Thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ: Đối với những khách hàng không thể trả đƣợc nợ và có tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ tiến hành các thủ tục để xử lý tài sản đảm bảo theo luật định để thu hồi nợ. Đây là những trƣờng hợp mà ngân hàng và khách hàng đã sử dụng nhiều biện pháp mà không đem lại kết quả. Xử lý TSĐB luôn là cách thức ƣu tiên sau cùng để thu hồi nợ. Trong năm 2013, việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ của Agribank không đạt đƣợc nhƣ mong đợi bởi giá bất động sản (là TSĐB chủ yếu cho các khoản nợ) vẫn khá thấp trong khi thị trƣờng nhà đất chƣa ấm trở lại, các giao dịch mua bán BĐS nhỏ giọt. Theo báo cáo, năm 2013 toàn hệ thống Agribank đã xử lý TSĐB để thu hồi đƣợc 930 tỷ đồng nợ xấu, một con số khá khiêm tốn.
Bán nợ cho Công ty quản lý tài sản (VAMC): Tính đến tháng 10/2013, Agribank là đơn vị đã bán nợ xấu nhiều nhất cho VAMC với hơn 2.500 tỷ đồng. Đây là một trong những biện pháp để giảm tỷ lệ nợ xấu nhanh nhất trong bối cảnh hiện nay khi mà các biện pháp khác không có nhiều tác dụng. Tuy phải bán nợ xấu cho VAMC nhƣng Agribank vẫn phải tiến hành trích lập DPRR, quản lý, theo dõi để thu hồi đối với những khoản nợ xấu này. Việc bán nợ xấu cho VAMC sẽ còn đƣợc Agribank tiếp tục thực hiện tiếp trong những năm sắp tới để giảm tỷ lệ nợ xấu, vốn vẫn rất cao trong bảng cân đối kế toán.
Biểu đồ 3.6: Tỷ trọng nợ xấu của một số ngành chủ yếu 3.6% 15.0% 17.4% 59.5% 3.0% 1.5%
Nông nghiệp, nông thôn Điện Xi măng Xây dựng Phi sản xuất Khác
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Agribank
3.2.3.2. Tăng vốn tự có
Đến 31/12/2013, tổng vốn tự có của Agribank là 36.274 tỷ đồng trong đó vốn tự có cấp 1 đạt 30.370 tỷ đồng, vốn tự có cấp 2 đạt 5.904 tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn CAR luôn ở mức xấp xỉ 8%.
Các đợt cấp bổ sung vốn điều lệ của NHNN cho Agribank đã góp phần đáng kể tăng vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn, góp phần đạt yêu cầu của NHNN và theo thông lệ quốc tế. Việc tiếp tục tăng vốn tự có của Agribank vẫn rất cần thiết để cải thiện các chỉ số an tòan hoạt động và nâng cao sức mạnh tài chính. Tuy nhiên do những hạn chế và khó khăn về ngân sách nhà nƣớc mà việc bổ sung vốn cho Agribank phải tiếp tục chờ đợi và sẽ đƣợc thực hiện trong thời gian thích hợp.