Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 32)

1. Lời nói đầu

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong luận văn, tác giả tiến hành thiết kế nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lƣợng. Bên cạnh đó tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh đối chiếu.

21

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

2.2.1.1. Khảo sát sơ bộ năng lực lãnh đạo

Về đánh giá năng lực của lãnh đạo, hiện nay có nhiều cách đánh giá nhƣ: Đánh giá một chiều, đánh giá đa chiều (hay nhiều chiều), đánh giá 360 độ.

Theo tác giả, đánh giá đa chiều dù tích cực hay hạn chế thì nó sẽ có nhiều ý nghĩa và khách quan hơn cách đánh giá một chiều. Do đó, tác giả lựa chọn cách đánh giá đa chiều trong luận văn về năng lực của đội ngũ CEO các doanh nghiệp tại thành phố Việt Trì. Trong đó, lãnh đạo và tự đánh giá năng lực của bản thân và kết quả hoạt động của doanh nghiệp; ngƣời thân tín (là ngƣời nằm trong ban giám đốc và thƣờng xuyên làm việc với CEO. Đây là những ngƣời có năng lực, có khả năng bao quát và hiểu CEO) đánh giá năng lực của CEO.

a. Nghiên cứu định tính CEO

Để ứng dụng mô hình nghiên cứu BKD vào nghiên cứu đội ngũ CEO các doanh nghiệp tại thành phố Việt Trì, tác giả đã tổng hợp và kế thừa có chỉnh sửa các nghiên cứu trƣớc đó để xây dựng danh sách các yếu tố lãnh đạo cần có và phù hợp với đội ngũ CEO các doanh nghiệp tại thành phố Việt Trì.

Theo đó, tác giả đã thiết lập đƣợc 34 yếu tố thuộc năng lực lãnh đạo và 4 chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể:

Tố chất lãnh đạo:

Bảng 2.1. Các năng lực thuộc nhóm tố chất lãnh đạo Các thuộc tính ý chí

Ý chí Là yếu tố bên trong con ngƣời và buộc họ phải tiếp tục khi họ

kiệt sức

Tự Kỷ luật Chủ động với thói quen làm đúng

Sáng kiến Khả năng hoạt động khi không có hƣớng dẫn rõ ràng

Phán xét Khả năng nhận xét trong một tình hình và quyết định những gì

cần phải đƣợc thực hiện

Tự tin Niềm tin của cá nhân sẽ hành động một cách chính xác trong

mọi tình huống

Sự thông minh Khả năng suy nghĩ, tìm hiểu, và phản ánh, và áp dụng những

gì đã đƣợc học

Nhận thức về văn hóa

để các nền tảng khác nhau của các cá nhân và các phong tục và truyền thống của các quốc gia khác nhau

22

Các thuộc tính thể chất

Sức khỏe Một ngƣời có thể thực hiện các hoạt động khác nhau để duy trì

sức khỏe

Thể chất Khả năng tham gia vào các hoạt động đòi hỏi thể lực mà không căng thẳng quá mức

Tinh thần Khả năng truyền đạt một thái độ chuyên nghiệp thông qua sự

xuất hiện và hành động của cá nhân

Các thuộc tính Đa cảm

Tự kiểm soát Khả năng biểu hiện đúng số lƣợng cảm xúc và đam mê

Cân bằng Khả năng biểu hiện cảm xúc phù hợp với tình hình

Tính ổn định Khả năng giữ đƣợc sự điềm đạm dƣới áp lực và mệt mỏi, và

thể hiện cảm xúc của các cá nhân muốn ngƣời khác cảm nhận

(Nguồn: Campbell và cộng sự (2004, trang 29))

Đã có nhiều nhà nhiên cứu đã chỉ ra các năng lực thuộc nhóm tố chất lãnh đạo, nhƣng do sự khác biệt không gian và thời gian nghiên cứu nên có sự khác nhau. Do đó, tác giả đã so sánh đối chiếu các tố chất đã đƣợc các nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu đƣợc trình qua bảng 2.1.

Hơn nữa tác giả cũng kế thừa các nghiên cứu của Lê Quân (2015), đồng thời xem xét sự phù hợp của các tố chất với văn hóa Việt Nam. Nên tác giả đã lựa chọn các phẩm chất cần thiết và đƣợc các nghiên cứu thƣờng sử dụng làm nền tảng để xây dựng 12 năng lực lãnh đạo thuộc nhóm tố chất lãnh đạo trong nghiên cứu của luận văn đƣợc trình bày trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Các năng lực thuộc nhóm tố chất lãnh đạo

STT Năng lực STT Năng lực

B1 Linh hoạt B7 Trách nhiệm

B2 Trung thực B8 Nhạy cảm

B3 Sáng tạo B9 Dũng cảm

B4 Kiên nhẫn B10 Ôn hòa

B5 Đạo đức nghề nghiệp B11 Cởi mở

B6 Quyết đoán B12 Thận trọng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Kiến thức lãnh đạo:

Tổng quan các nghiên cứu cho thấy, các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo xét ở khía cạnh kiến thức có sự khác biệt về con ngƣời, văn hóa, cấp bậc, bối cảnh, tính chất... khiến cho các đòi hỏi về kiến thức lãnh đạo khác nhau. Theo Trần thị Vân Hoa (2013) đã khảo sát sâu về năng lực kiến thức lãnh đạo của CEO Việt Nam

23

và đã khẳng định tầm quan trọng của kiến thức lãnh đạo đối với năng lực lãnh đạo của CEO. Nên tác giả xây dựng 12 năng lực thuộc nhóm kiến thức lãnh đạo.

Bảng 2.3. Các năng lực thuộc nhóm kiến thức lãnh đạo

STT Năng lực STT Năng lực

N1 Chiến lƣợc kinh doanh N7 Quản trị chuỗi cung ứng N2 Kế toán tài chính N8 Văn hóa - xã hội

N3 Quản trị nhân sự N9 Pháp luật - chính trị N4 Quản trị Marketing N10 Công nghệ - môi trƣờng N5 Ngành nghề kinh doanh N11 Hội nhập quốc tế

N6 Quản trị tác nghiệp N12 Ngoại ngữ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Hành động lãnh đạo:

Theo Campbell và cộng sự (2004, trang 31-34) cho rằng: Các thành phần cuối cùng của mô hình BKD đề cập đến các hành động cần thiết của một nhà lãnh đạo. Mô hình này chia hành động thành ba loại, các hành động này đƣợc trình bày cụ thể trong bảng 2.4.

Bảng 2.4. Các hành động thuộc nhóm hành động của CEO Hành động ảnh hƣởng

Xác định chiến lƣợc; Truyền đạt một tầm nhìn; Phát triển mạng lƣới lãnh đạo; Hình thành văn hóa; Tích hợp tiểu văn hóa; Nâng cao giá trị tổ chức

Hoạt động điều hành

Thiết lập ƣu tiên tổ chức; Ƣu tiên phân bổ nguồn lực; Giải quyết mâu thuẫn mục tiêu thƣơng lƣợng với các cơ quan khác; Kiểm tra chỉ số hoạt động

Nâng cao hành động

Thử nghiệm và sáng tạo; Cố vấn cấp dƣới; Vƣợt trên sự khôn ngoan; Phát triển tầm nhìn dài hạn lãnh đạo sự thay đổi; Tạo một văn học tập; Khuyến khích một tƣơng lai tập trung

(Nguồn: Campbell và cộng sự (2004, trang 34))

Theo các đánh giá bình luận ở trên và dựa vào sự tổng hợp của tác giả, thì tác giả cho rằng các hành động lãnh đạo của CEO đƣợc thể hiện ở 10 yếu tố trình bày trong bảng 2.5.

24

Bảng 2.5. Các năng lực thuộc nhóm hành động lãnh đạo

STT Yếu tố STT Yếu tố

D1 Chấp nhận thách thức D6 Định hƣớng nhân viên D2 Tạo dựng tầm nhìn đƣợc chia sẻ D7 Tạo động lực

D3 Phát triển nhân viên D8 Phân quyền D4 Làm gƣơng cho cấp dƣới D9 Ủy quyền

D5 Truyền nhiệt huyết D10 Chia sẻ thông tin

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Kết quả hoạt động của doanh nghiệp

Định nghĩa kết quả hoạt động của doanh nghiệp

Định nghĩa của Kaplan và Norton (1993): “Kết quả của doanh nghiệp đƣợc xác định từ 04 nhóm thành phần cơ bản, bao gồm: Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập phát triển. Nó xây dựng cơ sở để chuyển nội dung chiến lƣợc kinh doanh thành các điều kiện thực hiện”

Theo tác giả, các định nghĩa này chƣa có sự thống nhất và kế thừa lẫn nhau, hơn nữa việc sử dụng các tiêu chí tài chính đơn thuần đo lƣờng kết quả nhƣ: tỷ lệ sinh lời trên vốn đầu tƣ (ROI), tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA), … là chƣa đủ. Do đó, cần chú trọng đến các tiêu chí phi tài chính khác nhƣ: thị phần, sự thỏa mãn của khách hàng, chất lƣợng sản phẩm, chính sách nội bộ, thỏa mãn của ngƣời lao động, ... chính những tiêu chí phi tài chính này mới là yếu tố cốt lõi giúp cho các nhà lãnh đạo có thể điều chỉnh và đánh giá sự tăng trƣởng bền vững của doanh nghiệp.

Dựa trên các chỉ tiêu đo lƣờng kết quả hoạt động doanh nghiệp ở trên, tác giả đã kế thừa các tiêu chí của Kaplan và Norton (1993) vì đây là công cụ phổ biến hiện nay, đồng thời đây là công cụ liên kết giữa chiến lƣợc với hành động của lãnh đạo, hơn nữa nó tỏ ra phù hợp và linh hoạt khi sử dụng ở các thời điểm khác nhau khi thực hiện chiến lƣợc, ngoài ra nó có sự hợp nhất giữa hai công cụ đo lƣờng truyền thống khác đó là: công cụ đo lƣờng về chỉ tiêu về tài chính và phi tài chính. Mặt khác, do điều kiện văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Việt Trì nói riêng là khó xin đƣợc số liệu thực về các chỉ tiêu tài chính. Do đó, trong nghiên cứu

25

của mình tác giả sử dụng các tiêu chí đo lƣờng hoạt động doanh nghiệp định tính đƣợc trình bày qua bảng 2.6.

Bảng 2.6. Chỉ tiêu đo lƣờng kết quả hoạt động của doanh nghiệp

STT Chỉ tiêu

F1 Doanh thu F2 Thị phần F3 Lợi nhuận

F4 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Mục tiêu của khảo sát sơ bộ là để đánh giá mức độ phù hợp của các năng lực lãnh đạo với các CEO để tìm ra các năng lực phù hợp nhất, đồng thời hiệu chỉnh lại bảng hỏi nhằm giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả nghiên cứu.

Bảng 2.7. Thang đo năng lực lãnh đạo của doanh nghiệp

(CEO tự đánh giá)

Cấp Trung bình Chi tiết

5 ≥ 4,5 Rất quan trọng

4 4,0 - 4,5 Quan trọng

3 3,0 - 4,0 Bình thƣờng

2 2,0 - 3,0 Không quan trọng 1 < 2,0 Rất không quan trọng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Tiếp theo, tác giả đã tiến hành khảo sát sơ bộ bằng bảng hỏi (bảng hỏi đƣợc xây dựng trên thang điểm 5 Likert đối với các năng lực lãnh đạo đƣợc trình bày thông qua bảng 2.7) với mẫu phiếu điều tra 10 CEO các doanh nghiệp về các năng lực của đội ngũ CEO cần có.

b. Nghiên cứu định tính đội ngũ thân tín của CEO

Dựa trên bảng khảo sát về năng lực 10 CEO ở trên, tác giả đã chỉnh sửa lại thang đo để phù hợp với cách đánh giá năng lực lãnh đạo của ngƣời thân tín với CEO. Sự điều chỉnh thang đo điểm 5 (Likert) đƣợc thể hiện ở bảng 2.8.

26

Bảng 2.8. Thang đo năng lực lãnh đạo của doanh nghiệp

(Người thân tín đánh giá)

Cấp Trung bình Chi tiết

5 ≥ 4,5 Đáp ứng rất tốt yêu cầu 4 4,0 - 4,5 Đáp ứng tốt yêu cầu 3 3,0 - 4,0 Đáp ứng yêu cầu 2 2,0 - 3,0 Đáp ứng kém yêu cầu 1 < 2,0 Đáp ứng rất kém yêu cầu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

c. Kết quả

Kết quả có 20 năng lực đƣợc các CEO đánh giá và ngƣời thân tín đánh giá có mức độ đạt trên trung bình ≥ 2,5 (trên 5) và 3 chỉ tiêu đo lƣờng kết quả hoạt động của doanh nghiệp (các năng lực và các chỉ tiêu này đƣợc trình bày ở mô hình nghiên cứu của luận văn). Các năng lực lãnh đạo và các chỉ tiêu đo lƣờng kết quả hoạt động của doanh nghiệp này đƣợc sử dụng để xây dựng bảng hỏi khảo sát chính thức.

2.2.1.2. Chọn điểm nghiên cứu

Theo cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2015), Kinh tế của tỉnh Phú Thọ có xu hƣớng tăng trƣởng cao trong giai đoạn 2011 đến năm 2014. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2014 theo giá so sánh 2011 ƣớc đạt 27.336 tỷ đồng, tăng 5,32% so với năm trƣớc; đóng góp vào mức tăng chung của toàn tỉnh, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,82%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,20% và khu vực dịch vụ tăng 6,45%.

Theo tác giả, 2014 là năm có tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm thấp hơn so với những năm gần đây; tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế cả nƣớc nói chung, tỉnh Phú Thọ nói riêng những năm qua gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao thì đây là mức tăng trƣởng hợp lý. Có đƣợc kết quả tích cực trên là do sự nỗ lực chung của các cấp, các ngành, các địa phƣơng và nhân dân toàn tỉnh cũng nhƣ việc thực hiện triệt để, kịp thời, hiệu quả các biện pháp, giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ.

Theo cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2015), Tính đến tháng 12 năm 2014 trên địa bàn TP. Việt Trì có 856 doanh nghiệp đang hoạt động và thỏa mãn tiêu chí luận

27

văn nêu ra. Trong đó chủ yếu có các loại hình doanh nghiệp nhƣ: Nông, lâm, thủy sản; Công nghiệp chế biến; Xây dựng; Thƣơng nghiệp; Vận tải kho bãi; Hoạt động chuyên môn. Để phát triển tỉnh Phú Tho ̣, các doanh nghiệp thành phố Việt Trì đóng vai trò quan tro ̣ng góp phần vào tăng trƣởng kinh tế của tỉnh.

2.2.1.3. Phương phá p phỏng vấn

Phỏng vấn là phƣơng pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp giữa ngƣời đi hỏi và ngƣời đƣợc hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn nghiên cứu. Đồng thời đánh giá về hình thức, kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp đƣợc sử dụng trong bảng khảo sát nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho ngƣời đƣợc phỏng vấn khi đƣợc phỏng vấn.

Địa điểm phỏng vấn: Tại 10 doanh nghiê ̣p trên đi ̣a bàn thành phố Viê ̣t Trì , tỉnh Phú Thọ.

Đối tƣợng phỏng vấn: Các CEO và ngƣ ời thân tín ta ̣i 10 doanh nghiê ̣p trên đi ̣a bàn thành phố Viê ̣t Trì, tỉnh Phú Thọ.

Nội dung phỏng vấn: Tác giả sử dụng bảng khảo sát sơ bộ để xác định các yếu tố quan trọng (theo quan điểm của các CEO và ngƣời thân tín của CEO) làm cơ sở để hoàn thiện bảng hỏi điều tra chính thức.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện dựa trên các thông tin có đƣợc từ nghiên cứu sơ bộ. Đối với phƣơng pháp định lƣợng, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 18 xử lý số liệu thu thập đƣợc qua khảo sát hiện trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO các doanh nghiệp tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Việc định lƣợng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động đƣợc tiến hành thông qua 3 bƣớc (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008): (1) Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ và sự tƣơng quan giữa các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu; (2) Sử dụng mô hình phân tích nhân tố (EFA) để kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng và nhận diện các nhân tố đƣợc cho là phù hợp; (3) Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến đƣợc sử dụng

28

để xác định các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu là để lƣợng hóa mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) đồng thời kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

2.2.2.1. Dữ liê ̣u thứ cấp

Nguồn tài liệu thông tin thứ cấp đƣợc thu thập phục vụ cho luận văn là những tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố. Đây là các tài liệu, số liệu đƣợc lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét cho các căn cứ hình thành chiến lƣợc kinh doanh. Nguồn tài liệu thứ cấp đƣợc đƣa vào xử lý, phân tích nhằm rút ra những đánh giá, kết luận có căn cứ khoa học phục vụ cho nội dung luâ ̣n văn.

Đối với vấn đề nghiên cứu của mình, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các nguồn:

- Các bài viết đăng trên Internet, trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan.

- Tài liệu, giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến nghiên cứu. - Các bài trên tạp chí hay luận án của các học viên khóa trƣớc có liên quan. Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp có ƣu điểm là tiết kiệm thời gian, tài chính, tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác và tin cậy của dữ liệu, tác giả tiến hành phân loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực lãnh đạo của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp tại thành phố việt trì tỉnh phú thọ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)