- Phòng tổ chức hành chính:
2.2.1.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty.
Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Hình thức này thích hợp cho đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Hình thức này dễ áp dụng trong công tác kế toán, dễ cập nhập và đối chiếu số liệu.
+ Chứng từ ghi sổ. + Sổđăng ký chứng từ ghi sổ. + Sổ cái. + Bảng cân đối phát sinh. + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết. + Các bảng kê.
+ Báo cáo tài chính.
Ghi chú:
Sơđồ 9: Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ.
Giải thích sơ đồ:
Hàng ngày, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại trụ sở công ty sẽđược nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành theo dõi và căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra lập các chứng từ ghi sổ. Đối với những nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên, chứng từ gốc sau khi được kiểm tra được ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc. Sổ quĩ Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc kếS toán chi tiổ hoặc thẻế t Chứng từ ghi sổ Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sổđăng ký chứng từ ghi : Ghi cuối tháng : Quan hệđối chiếu : Ghi hàng tháng hoặc định kỳ
Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các công trường sẽđược kế toán viên tại công trường theo dõi và vào bảng kê, sau đó gửi về phòng kế toán để lập chứng từ ghi sổ.Các chứng từ kế toán của công trình được đưa về phòng kế toán một hay nhiều lần trong tháng tuỳ vào khối lượng nghhiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều hay ít.
Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hạch toán chi tiết sẽ ghi vào sổ kế toán chi tiết. Tất cả các chứng từ ghi sổ sẽ được ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian trước khi ghi vào Sổ cái theo thứ tự tài khoản.
Cuối tháng hoặc định kỳ căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc lập chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi được lập xong được chuyển tới kế toán trưởng (hoặc người được kế toán trưởng ủy quyền)ký duyệt rồi chuyển cho bộ phận kế toán tổng hợp với đầy đủ các chứng từ gốc kèm theo để bộ phận này ghi sổđăng ký chứng từ ghi sổ và sau đó ghi vào Sổ Cái. Cuối tháng khóa sổ tìm ra số tiền của tổng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có của từng tài khoản trên Sổ Cái, tiếp đó căn cứ vào Sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh của các tài khoản tổng hợp.
Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và khớp với tổng số tiền của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và số dư của tài khoản (dư Nợ, dư Có) trên bảng cân đối phải khớp với số dư của tài khoản tương ứng trên bảng tổng hợp chi tiết của phần kế toán chi tiết. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp với số liệu nói trên, bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo khác.
Đối với những tài khoản có mở sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổđược chuyển lên các bộ phận kế toán chi tiết có liên quan để làm căn cứ ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu của từng tài khoản. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp đểđối chiếu với Sổ Cái thông qua bảng cân đối số phát sinh. Các bảng tổng hợp chi tiết, sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu cùng với bảng cân đối số phát sinh được dùng làm căn cứđể lập báo cáo tài chính.