CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
3.3.1. Tính phù hợp
Phần lớn các chính sách, chƣơng trình trơ ̣ giúp chủ yếu hƣ ớng vào đối tƣợng là doanh nghi ệp nói chung , không có quy đi ̣nh ƣu tiên ho ặc dành riêng hỗ trợ DNNVV (trừ mô ̣t số chính sách về b ảo lãnh tín dụng cho DNNVV ta ̣i các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại các địa phƣơng và thông qua Ngân hàng Phát tri ển Việt Nam; chính sách trợ giúp đào tạo, bồi dƣỡng ngu ồn nhân lực cho các DNNVV... xác định rõ đối tƣợng thu ̣ hƣởng trực tiếp là các DNNVV).
Các chính sách , chƣơng trình trợ giúp đƣợc xây dƣ̣ng và phê duyê ̣t dƣ̣a trên các tiêu chí, hoạt động riêng của từng bộ , ngành, đi ̣a phƣơng, không có quy đi ̣nh cu ̣ thể về số lƣơ ̣ng DNNVV đƣợc thu ̣ hƣởng tƣ̀ chính sách hoă ̣c ngu ồn ngân sách dành cho trơ ̣ giúp DNNVV . Điều này dẫn tới tình tr ạng một số cơ quan thƣ̣c hiê ̣n chính
sách, chƣơng trình chƣa chú ý t ới công tác hỗ trợ các DNNVV trong quá trình th ực hiện; chƣa có số liê ̣u thống kê phù hợp để đánh giá đƣợc tá c đô ̣ng, kết quả trợ giúp DNNVV. Hê ̣ thống thông tin về DNNVV yếu , chƣa có số liê ̣u thống kê phản ánh thƣ̣c sƣ̣ tình hình hoạt động, nhu cầu trợ giúp của DNNVV, cũng nhƣ công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai chính sách trợ giú p, nên nhiều cơ chế chính sách trơ ̣ giúp DNNVV bất câ ̣p trong thƣ̣c tiễn chƣa đƣợc sƣ̉a đổi , bổ sung ki ̣p thời , phù hợp với điều kiện thực tiễn của DNNVV.
3.3.2. Tính hiệu quả
Chính sách trợ giúp DNNVV đã đƣợc Chính phủ xây dựng và ban hành khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực nhằm trợ giúp cho các DNNVV . Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hỗ trợ DNNVV đã bƣớc đầu tạo điều kiện hình thành hệ thống các cơ quan phát triển DNVVV từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, huy động các hiệp hội, các nhà tài trợ, các nhà cung cấp dịch vụ thực hiện các chƣơng trình trợ giúp cụ thể. Nhận thức và sự quan tâm của các bộ, ngành và địa phƣơng đối với công tác trợ giúp DNNVV đang dần đƣợc nâng lên. Đó là những tín hiệu khích lệ cộng đồng DNVVV, giúp khối doanh nghiệp này có niềm tin và động lực để vƣợt qua khó khăn, phát triển bền vững.
Mặc dù vậy, chính sách trơ ̣ giúp các DNNVV chƣa thể hiê ̣n rõ nét , chƣa có trọng tâm, trọng điểm; hầu hết các hoạt động hỗ trợ không bóc tách hoặc đánh giá đƣợc mức độ ảnh hƣởng đến khối DNNVV.
Hơn 80% các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ DNNVV không có đánh giá kết quả hỗ trợ và tác động đối với các DNNVV. Một số chƣơng trình mới dừng ở mức ƣớc tính tỷ lệ DNNVV có thể tham gia (với giải thích 97% doanh nghiệp là DNNVV nên đƣợc hiểu là đa số là DNNVV tham gia), thậm chí có chƣơng trình không thể đánh giá đƣợc mức độ tham gia của các doanh nghiệp. Đồng thời, thiếu các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách, chƣơng trình đối với khối DNNVV.
Thậm chí, đƣợc kỳ vọng là “kim chỉ nam” tạo sự bình đẳng cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng, tuy nhiên, sau gần 12 năm thực thi, vai trò của Luật Cạnh tranh năm 2004 đối với cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn khá mờ nhạt.
Luật Cạnh tranh chƣa đi vào cuộc sống vì có nhiều quy định pháp lý lạc hậu, dẫn đến kẽ hở cạnh tranh không lành mạnh. Thực tế, có rất ít doanh nghiệp quan tâm và vận dụng các quy định của Luật Cạnh tranh để bảo vệ quyền lợi của mình, đặc biệt là các DNNVV với tiềm lực tài chính hạn chế, không đủ sức để theo đuổi các vụ việc cạnh tranh. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trƣờng ngày càng cạnh tranh gay gắt, các DNNVV dễ bị các doanh nghiệp lớn “chèn ép”, hoặc đứng trƣớc áp lực cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp nƣớc ngoài có tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm thƣơng trƣờng.
3.3.3. Tính công bằng
Về mặt nhận thức, mặc dù Đảng và Nhà nƣớc đã khẳng định chính sách nhất quán về phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhƣng trong quá trình ban hành và thực hiện chính sách vẫn còn một số phân biệt giữa các DNNVV với doanh nghiệp nhà nƣớc.
3.3.4. Tính khả thi
Các địa phƣơng đã chủ động bố trí một phần kinh phí từ ngân sách địa phƣơng để thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, một phần do ngân sách địa phƣơng còn hạn hẹp, một phần do phải ƣu tiên cho những hoạt động khác tại địa phƣơng nên việc bố trí ngân sách địa phƣơng cho các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp còn rất hạn chế và chƣa đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu của khối DNNVV. Bên cạnh những địa phƣơng còn khó khăn về ngân sách, cũng có một số địa phƣơng dành ƣu tiên nhất định để hỗ trợ DNNVV theo những đề án, chƣơng trình cụ thể gắn với ƣu tiên của địa phƣơng. Một số ví dụ cụ thể nhƣ sau:
- Cao Bằng là một tỉnh miền núi nghèo, ngân sách địa phƣơng đƣợc ƣu tiên chủ yếu cho các nhu cầu cấp bách và cần thiết (xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, xoá đói giảm nghèo) nên trong cả giai đoạn 2011-2015, địa phƣơngkhông bố trí kinh phí để hỗ trợ tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho DNNVV trên địa bàn.
- Tại Đà Nẵng, năm 2014 ngân sách thành phố chỉ bố trí đƣợc khoảng 153 triệu đồng để hỗ trợ đào tạo cho ngƣời lao động, tập huấn nâng cao năng lực cho hơn 200 lƣợt doanh nghiệp tham gia. Tuy nhiên đây là một con số quá nhỏ so với số doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố.
- Tỉnh Ninh Bình, năm 2014, kinh phí ngân sách địa phƣơng bố trí cho các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nói chung đạt hơn 10 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu vào các hoạt động đào tạo nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; tuyên truyền phổ biến các chủ trƣơng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất; hỗ trợ thí điểm các mô hình chuỗi giá trị đối với một số sản phẩm đặc thù của địa phƣơng (Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV, 2015).
3.3.5. Tính hiệu lực
Việc triển khai chính sách vẫn còn chậm trễ, tiêu biểu nhƣ chính sách bảo lãnh tín dụng. Hiện chỉ có khoảng 30% các DNNVV tiếp cận đƣợc với nguồn vốn tín dụng từ NHTM, gần 70% DNNVV còn lại phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí và rủi ro rất cao (Chính phủ, 2017a). Trong khi đó, hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV từ năm 2014 đến nay vẫn chƣa có nhiều cải thiện (riêng hoạt động bảo lãnh tín dụng thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã dừng cung cấp bảo lãnh tín dụng từ năm 2011 đến nay). Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho DNNVV còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau , cả về nguồn vốn , cơ chế hoa ̣t đô ̣ng , năng lƣ̣c th ực hiện của các quỹ này . Hà Nội là địa phƣơng điển hình cho hoạt động bảo lãnh tín dụng bị chậm trễ do cơ chế: nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV đƣợc Ủy ban Nhân dân Thành phố giao cho Quỹ Đầu tƣ phát triển thực hiện từ năm 2006. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai gặp khó khăn, vƣớng mắc về cơ chế, điều kiện tổ chức thực hiện bảo lãnh dẫn đến cả giai đoạn 5 năm 2011-2015, Quỹ Đầu tƣ phát triển Hà Nội không cấp đƣợc bảo lãnh cho doanh nghiệp nào. Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV của Hà Nội đƣợc thành lập sau đó nhằm khơi thông nguồn vốn cho DNNVV nhƣng đến nay mới chỉ cấp bảo lãnh cho 01 doanh nghiệp với giá trị hợp đồng là 01 tỷ đồng.
Một ví dụ khác, mục tiêu “40.000 doanh nghiệp đƣợc hƣớng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lƣợng” thuộc Chƣơng trình nâng cao năng suất chất lƣợng sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020
tính đến thời điểm hiện nay (đã kết thúc giai đoạn 1) nhƣng không hoàn thành đƣợc mục tiêu vì một số lý do chủ yếu sau đây: sự phê duyệt chậm trễ kéo theo thời gian thực hiện bị chậm;kinh phí cấp cho hầu hết các dự án đều thấp hơn nhiều so với nhu cầu; hoạt động hƣớng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ hầu nhƣ chƣa đƣợc thực hiện.
Ngoài ra, tiến độ thực hiện các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ DNNVV còn rất chậm. Thời gian trung bình để xây dựng các văn bản quy phạm hƣớng dẫn thực hiện kéo dài tới 2 đến 3 năm. Việc tổ chức thực hiện một số chính sách ƣu đãi, hỗ trợ còn gặp nhiều vƣớng mắc, nhƣ: chính sách bảo lãnh tín dụng cho DNNVV qua hệ thống ngân hàng phát triển, chính sách hỗ trợ DNNVV trong công nghiệp hỗ trợ… (Hội đồng khuyến khích phát triển DNNVV, 2015).
3.3.6. Tính công khai, minh bạch
Về chính sách, hệ thống pháp luật và môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam đang đƣợc hoàn thiện để phù hợp với bối cảnh hội nhập mới. Tuy nhiên, các chính sách còn chƣa ổn định, chồng chéo, thiếu sự rõ ràng, minh bạch… làm cho các DNNVV gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu và vận dụng.
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM
4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
4.1.1. Bối cảnh
Theo Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/06/2017 của Ban Chấp hành Trung ƣơng về phát triển kinh tế tƣ nhân, trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tƣ nhân, kinh tế tƣ nhân (trong đó đại bộ phận là DNNVV) ở Việt Nam đã không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Nhận thức về vị trí, vai trò của DNNVV đã có những bƣớc tiến quan trọng, ngày càng tích cực hơn. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của cá nhân và tổ chức đƣợc thể chế hoá và đƣợc pháp luật bảo vệ. Phƣơng thức quản lý của Nhà nƣớc đối với DNNVV đƣợc đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trƣờng. Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính đƣợc đẩy mạnh; môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh từng bƣớc đƣợc cải thiện, thông thoáng, thuận lợi hơn. Dân chủ trong đời sống kinh tế - xã hội ngày càng đƣợc phát huy.
Khối DNNVV đã phát triển trên nhiều phƣơng diện, đƣợc tự do kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trƣờng; hiệu quả, sức cạnh tranh dần đƣợc nâng lên; hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng, miền; bƣớc đầu đã hình thành đƣợc một số tập đoàn kinh tế tƣ nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
Trên thực tế, DNNVV liên tục duy trì tốc độ tăng trƣởng khá, chiếm tỷ trọng 48%-49% GDP toàn xã hội giai đoạn 2009-2013; vốn đầu tƣ cho toàn xã hội tăng mạnh, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng trƣởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nƣớc, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách về khuyến khích phát triển DNNVV còn hạn chế, yếu kém.Hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách khuyến khích DNNVV phát triển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ.
Hơn nữa, thủ tục hành chính còn rƣờm rà, phức tạp; tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, thiếu trách nhiệm, lạm dụng chức quyền, gây khó khăn cho doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến. Phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, địa phƣơng còn bất hợp lý, thiếu chặt chẽ. Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp còn thấp.
Về phía DNNVV chƣa đáp ứng đƣợc vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Tốc độ tăng trƣởng của DNNVV có xu hƣớng giảm trong những năm gần đây. Các DNNVV có quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ kinh doanh; trình độ công nghệ, trình độ quản trị, năng lực tài chính, chất lƣợng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp; cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác; năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể và phá sản.
Vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh trong khối DNNVV còn khá phổ biến. Tình trạng sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trƣờng, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; gian lận thƣơng mại… diễn ra nghiêm trọng, phức tạp. Nhiều doanh nghiệp không bảo đảm lợi ích của ngƣời lao động, nợ bảo hiểm xã hội, báo cáo tài chính không trung thực, nợ quá hạn ngân hàng, trốn thuế và nợ thuế kéo dài. Xuất hiện những quan hệ không lành mạnh giữa các DNNVV và cơ quan quản lý nhà nƣớc, can thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách để có đặc quyền, đặc lợi, hình thành “lợi ích nhóm”, gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội, làm suy giảm lòng tin của nhân dân.
Trong bối cảnh đó, xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển DNNVV lành mạnh và đúng định hƣớng là điều cần thiết.
4.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chính phủ
doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nƣớc có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp hoạt động, trong đó chủ yếu là DNNVV. Tốc độ tăng trƣởng của kinh tế tƣ nhân cao hơn tốc độ tăng trƣởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tƣ nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60%-65%.Bình quân giai đoạn 2016-2025, năng suất lao động tăng khoảng 4%-5%/năm. Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lƣợng nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tƣ nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; nhiều doanh nghiệp tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.
4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế
Môi trƣờng thể chế có tác động mạnh đến sự phát triển của DNNVV. Để phát huy hơn nữa tác động tích cực của nó đến quá trình phát triển DNNVV trong, Nhà nƣớc nói chung và Chính phủ nói riêng cần tập trung tháo gỡ các rào cản hạn chế sự gia nhập thị trƣờng của các DNNVV, xây dựng môi trƣờng thể chế minh bạch và bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp thông qua một số giải pháp chủ yếu sau:
- Tiếp tục hoàn thiện các chính sách trợ giúp phát triển DNNVV. Đảm bảo tính hệ thống và tính đồng bộ của các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ DNNVV. Luật Hỗ trợ DNNVV đã đƣợc ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, tuy nhiên Chính phủ chƣa ban hành bất kỳ nghị định nào hƣớng dẫn một số điều trong Luật. Do đó, cần nghiên cứu và thông qua các nghị định này,