CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
3.1.2. Những khó khăn, thách thức củakhối doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong những năm vừa qua, khoảng cách giữa các DNNVV đăng ký và DNNVV thực sự đi vào hoạt động trong năm ngày một lớn. Tính trung bình trong cả giai đoạn 2005-2013, chỉ có 45% doanh nghiệp đã đăng ký là thực sự đi vào hoạt động và vẫn duy trì đƣợc hoạt động. Cá biệt, có những năm tỷ lệ giữa doanh nghiệp đi vào hoạt động so với doanh nghiệp đăng ký trong năm đạt tỷ lệ rất thấp, ví dụ nhƣ năm 2009 tỷ lệ này chỉ đạt 35,2% (Chính phủ, 2017a). Sở dĩ DNNVV gặp phải tình trạng trên vì đang phải đối mặt với rất nhiều hạn chế nhƣ sau:
Một là, hạn chế về tiềm lực tài chính và khả năng tiếp cận nguồn vốn Hầu
hết các DNNVV bắt đầu phát triển bằng vốn tự có của chủ doanh nghiệp; tuy nhiên, mức ban đầu này rất hạn chế. Khi đã bƣớc đầu thu lợi nhuận và đi vào sản xuất ổn định, DNNVV mong muốn gia tăng vốn để mở rộng đầu tƣ sản xuất, kinh doanh và phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, các DNNVV Việt Nam gặp phải nhiều trở ngại trong việc tiếp cận các nguồn vốn; có thể kể đến nhƣ: giới hạn mức vốn đƣợc vay, lãi suất tín dụng cao, khó khăn trong việc duy trì khoản nợ vay và giữ uy tín với ngân hàng. Thực tế cho thấy việc các DNNVV giải thể và phá sản trong thời gian qua chủ yếu do khó khăn về tài chính.
Hai là, về lao động, số lƣợng việc làm đƣợc tạo ra bởi các DNNVV là khá
lớn; tuy nhiên, chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp. Trình độ nhân sự không cao ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của DNNVV. Mặt khác, đối với các lao động có năng lực và trình độ cao, DNNVV lại phải đối mặt với khó khăn trong việc giữ chân các đối tƣợng này. Bởi nhiều hạn chế trong chế độ đãi ngộ và thăng tiến, việc duy trì sự hài lòng ngƣời lao động trở thành một trong những thách thức lớn đối với DNNVV.
Ba là, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ lạc hậu. Thực tế, điều kiện thiết bị công nghệ sẽ tác động trực tiếp tới năng suất sản xuất, chất lƣợng sản phẩm. Tuy nhiên, phần lớn các DNNVV chƣa ý thức đƣợc đầy đủ về tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật trong quá trình cạnh tranh. Vấn đề đổi mới, cải tiến công nghệ để nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm cũng chƣa nhận đƣợc sự quan tâm đúng mức. Số lƣợng DNNVV tiếp cận đƣợc các chính sách, thông tin hỗ trợ về khoa học - công nghệ còn rất hạn chế. Mặt khác, nếu DNNVV có ứng dụng khoa học - công nghệ, thì hầu hết đây lại là những dây chuyền, máy móc, thiết bị đã lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lƣợng và thƣờng gây ra nhiều ảnh hƣởng tiêu cực đối với môi trƣờng. Các khó khăn về tiềm lực tài chính đã tạo nên nhiều rào cản trong việc đầu tƣ đổi mới công nghệ tiên tiến, hiện đại ở các DNNVV. Kết quả là, trình độ công nghệ lạc hậu dẫn đến sự tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh quốc tế, khiến cho các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam cao hơn so với sản phẩm của các nƣớc khác, nhƣ: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines… mặc dù giá nhân công của Việt Nam tƣơng đối thấp so với các nƣớc này.
Bốn là, hạn chế về khả năng tiếp cận thông tin. DNNVV muốn tồn tại và phát
triển cần vận hành theo đúng xu thế thị trƣờng. Do đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt tốt đƣợc các thông tin về khách hàng, nhu cầu tiêu dùng hiện tại, giá cả, đối thủ cạnh tranh, công nghệ sản xuất mới, các chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc… Tuy nhiên, DNNVV gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và ứng dụng các tri thức mới, vì chƣa hình thành đƣợc bộ phận chuyên trách về thu thập và xử lý thông tin, liên quan đến các hạn chế về tài chính và nhân lực. Hiện hệ thống thông tin ở Việt Nam mặc dù đƣợc phổ biến rộng rãi hơn so với trƣớc đây, với rất nhiều kênh thông tin, nhƣng nhìn chung tính chất nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ vẫn chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu của sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, DNNVV cũng gặp khó khăn trong việc kiểm chứng độ tin cậy của những thông tin này.
Năm là, khả năng liên kết của các DNNVV rất yếu, chƣa tạo nên đƣợc một
khối thống nhất có quy mô, tầm cỡ để chiến thắng trong cạnh tranh. Vì không có sự đoàn kết, hợp tác, nên hoạt động xuất khẩu của các DNNVV Việt Nam thƣờng nhỏ
lẻ; nội bộ doanh nghiệp trong nƣớc không ngừng cạnh tranh lẫn nhau, dẫn đến việc bị các doanh nghiệp nƣớc ngoài ép giá, cạnh tranh thiếu công bằng.
Từ các phân tích trên cho thấy, mặc dù đóng vai trò quan trọng trong tăng trƣởng kinh tế, tạo việc làm, đóng góp cho ngân sách nhà nƣớc và ổn định kinh tế - xã hội, DNNVV Việt Nam còn rất hạn chế về quy mô, vốn, năng lực cạnh tranh. DNNVV cũng là đối tƣợng dễ bị ảnh hƣởng nhất, tổn thƣơng nhất từ suy giảm kinh tế. Thậm chí, trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, DNNVV Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với doanh nghiệp nƣớc ngoài. Sự cạnh tranh là không cân sức, bởi một bên là các doanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, vốn ít…, còn một bên là những doanh nghiệp lớn hơn, có đầy đủ các thể mạnh về vốn, cũng nhƣ kinh nghiệm kinh doanh lâu đời trên thị trƣờng. Vì vậy, bên cạnh những nỗ lực tự thân của các DNNVV, thì sự hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm trợ giúp khối doanh nghiệp này là điều cần thiết.