CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
Luận văn sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu kết hợp với phƣơng pháp phân tích và tổng hợp đƣợc tiến hành theo 4 bƣớc nhƣ sau:
- Bƣớc 1: Xác định những dữ liệu cần thiết cho cuộc nghiên cứu. - Bƣớc 2: Tìm kiếm các nguồn dữ liệu.
- Bƣớc 3: Tiến hành thu thập dữ liệu.
- Bƣớc 4: Đánh giá, phân loại các dữ liệu thu thập đƣợc.
Các phƣơng pháp cụ thể sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn đƣợc mô tả nhƣ sau:
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Có nhiều phƣơng pháp khác nhau để thu thập dữ liệu. Ngƣời ta có thể chia thành hai loại: phƣơng pháp bàn giấy và phƣơng pháp hiện trƣờng.
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu bàn giấy: là phƣơng pháp thu thập các dữ liệu sẵn có bên trong và bên ngoài, tức là dữ liệu thứ cấp. Tuy nhiên, bằng các phƣơng tiện viễn thông hiện đại, nhƣ: web, email, điện thoại, máy ghi hình nối mạng..., ngƣời nghiên cứu có thể tiếp cận gián tiếp với đối tƣợng cần nghiên cứu để thu thập cả dữ liệu sơ cấp.
Nhƣ vậy, ngƣời thu thập dữ liệu có thể ngồi tại văn phòng để tìm kiếm dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Trong thời đại internet thì phƣơng pháp này dễ thực hiện.
- Phƣơng pháp hiện trƣờng bao gồm nhiều hình thức khác nhau để thu thập dữ liệu sơ cấp. Đó là các phƣơng pháp:
+ Phƣơng pháp quan sát: là phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp về khách hàng, về các đối thủ cạnh tranh bằng cách sử dụng ngƣời hoặc máy móc để ghi lại các hiện tƣợng, hành vi của khách hàng, của nhân viên công ty và của các đối thủ cạnh tranh. Mục đích của quan sát là ghi lại hành vi, lời nói của nhân viên, của khách hàng khi họ ở các nơi giao dịch với khách hàng. Phƣơng pháp quan sát cho ta kết quả khách quan. Tuy nhiên, khó khăn đối với phƣơng pháp này là không thấy đƣợc mối liên hệ giữa hiện tƣợng và bản chất của nó. Muốn vậy ngƣời ta phải tiến hành quan sát nhiều lần để tìm ra quy luật.Khi quan sát cần giữ bí mật để đảm bảo tính khách quan. Nếu khách hàng biết chúng ta quan sát thì họ sẽ không ứng xử hành vi một cách khách quan.
+ Phƣơng pháp phỏng vấn: là phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn các đối tƣợng đƣợc chọn. Đây là phƣơng pháp duy nhất để biết đƣợc ý kiến, dự định của khách hàng. Tuy nhiên, phƣơng pháp phỏng vấn cũng có các nhƣợc điểm nhất định, đó là chi phí cao, tốn kém thời gian và nhiều khi ngƣời đƣợc phỏng vấn không trả lời hoặc trả lời không trung thực.
+ Phƣơng pháp thực nghiệm: nhằm tạo ra điều kiện nhân tạo để xác định kết quả khi ta thay đổi một biến số nào đó trong khi giữ nguyên các biến số khác, tức là khám phá ra mối liên hệ nhân quả của hai biến số nào đó hoặc kiểm chứng các giả thiết đặt ra. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp thực nghiệm là chi phí cao, đồng thời
Trong luận văn này, tác giả sử dụng phƣơng pháp thu thập dữ liệu bàn giấy. Dữ liệu đƣợc thu thập từ các văn bản luật, sách, giáo trình, các công trình khoa học, tạp chí chuyên ngành liên quan đến DNNVV, báo cáo hàng năm của Hiệp hội DNNVV, số liệu từ Tổng cục Thống kê và Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam… nên đƣợc coi là chính thống, có giá trị trong việc đƣa ra những dẫn chứng rõ ràng, đảm bảo tính logic, thuyết phục cho luận văn cũng nhƣ đáp ứng tính thực tiễn.
2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
2.2.2.1. Phương pháp phân tích
Đây là phƣơng pháp phân tích dữ liệu thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết, từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phƣơng pháp phân tíchdữ liệu bao gồm những nội dung sau:
+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lƣu trữ thông tin đại chúng…). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.
+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nƣớc hay ngoài nƣớc, tác giả đƣơng thời hay quá cố). Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trƣớc đối tƣợng.
+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).
Dựa trên những số liệu và thông tin đã thu thập đƣợc trong phƣơng pháp thu thập số liệu, tác giả tiến hành hệ thống hóa những dữ liệu nhằm phục vụ mục đích nghiên cứuđặt ra, bao gồm các vấn đề: khái niệm, thực trạng chính sách hỗ trợ DNNVV... Trong mỗi vấn đề này lại chia ra các nội dung nhỏ hơn nhƣ đã đƣợc trình bày ở trên.
Việc phân tích nội dung chủ chốt thành các nội dung lớn, phân tích các nội dung lớn thành các nội dung nhỏ hơn giúp khai thác và tiếp cận chủ đề bao quát, sâu sắc và cụ thể hơn.
2.2.2.2. Phương pháp tổng hợp
quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, ta phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, cái chung; tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu. Đó là cách mà tác giả đã thực hiện để có thể tìm thấy những mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố cấu thành của một vấn đề. Trong phần nghiên cứu của mình, sau khi phân tích làm rõ những chính sách hỗ trợ DNNVV, tác giả cố gắng tổng hợp lại những kết quả của công tác này đối với sự phát triển của DNNVV. Từ đó có thể đánh giá hiệu quả của chính sách.
Việc sắp xếp các thông tin, các nội dung theo trình tự nhất định, ở đây là trình tự song hành (các nội dung có vai trò tƣơng đƣơng nhau) và trình tự thời gian (các sự việc nào diễn ra trƣớc đƣớc sắp xếp trƣớc, sự việc diễn ra sau đƣợc sắp xếp phía sau), giúp cho việc nghiên cứu trở nên logic và dễ dàng hơn.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA