Tình hình phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 38 - 44)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

3.1.1. Tình hình phát triển

3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển các DNNVV ở Việt Nam diễn ra từ khá lâu, trải qua nhiều giai đoạn với những đặc điểm khác nhau. Theo nghiên cứu của tác giả, DNNVV ở Việt Nam đã đƣợc hình thành cùng với quá trình ra đời của nghề thủ công và làng nghề truyền thống ở nông thôn. Những nghề và làng nghề thủ công truyền thống quan trọng và nổi tiếng phần lớn ra đời từ rất lâu, vài trăm đến hàng nghìn năm ở Đồng bằng sông Hồng, rồi sau đó lan ra cả nƣớc. Hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh nghề thủ công và làng nghề truyền thống trƣớc đây chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, hoặc liên gia đình trong từng làng, xã, vừa mang tính chất sản xuất hàng hóa, vừa mang tính sáng tạo nghệ thuật.

Thời kỳ 1954-1975, DNNVV ở 2 miền Bắc, Nam có sự phát triển khác nhau. Ở miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, hàng loạt xí nghiệp quốc doanh có quy mô lớn ra đời, đồng thời xí nghiệp quốc doanh cấp huyện đƣợc phát triển mạnh, nên DNNVV của tƣ nhân tiến hành cải tạo, chuyển đổi hình thức sở hữu hoặc xóa bỏ. Còn ở miền Nam, một mặt các cơ sở công nghiệp lớn, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, nhƣ: Sài Gòn, Đồng Nai, Cần Thơ, Đà Nẵng phát triển; mặt khác, các DNNVV thuộc sở hữu tƣ nhân cũng đƣợc khuyến khích phát triển mạnh.

Sau khi Việt Nam hoàn toàn độc lập và thống nhất đất nƣớc, trong thời kỳ 1976-1985, các DNNVV ở miền Nam hoặc là đƣợc quốc hữu hóa, hoặc là đƣợc cải tạo, xóa bỏ. DNNVV ngoài quốc doanh không đƣợc khuyến khích phát triển, phải hoạt động dƣới hình thức hộ gia đình, tổ hợp, hợp tác xã…

Phải tới năm 1986, Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã đƣa ra chủ trƣơng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận sự tồn tại

lâu dài của các hình thức sở hữu khác nhau. Chủ trƣơng này đã tạo điều kiện lợi cho hàng loạt cơ sở sản xuất tƣ nhân, các thể, hộ gia đình kinh doanh ngành công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại ra đời và phát triển. Từ năm 1988 đến 1995, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản quy pháp pháp luật, chính sách đối với hộ gia đình, hộ cá thể, doanh nghiệp tƣ nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nƣớc. Đáng chú ý là Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 15/07/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới các chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh; Các nghị định của Hội đồng Bộ trƣởng năm 1988 về kinh tế cá thể, kinh tế hợp tác và hộ gia đình; ban hành các luật: Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tƣ nhân, Luật Hợp tác xã, Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc… đã tạo điều kiện và môi trƣờng thuận lợi cho các DNNVV phát triển.

Nhờ đó, trong thời kỳ đổi mới (1986-1995), số lƣợng doanh nghiệp của các thành phần kinh tế có sự biến động rất lớn. Trong khi số doanh nghiệp nhà nƣớc giảm đi đáng kể, riêng ngành công nghiệp từ 3.141 doanh nghiệp năm 1986 giảm còn 2.202 doanh nghiệp năm 1994; khu vực tƣ nhân trong công nghiệp (doanh nghiệp và công ty) tăng nhanh từ 567 doanh nghiệp năm 1986 lên 959 doanh nghiệp năm 1995. Ngoài ra còn có khoảng 1,88 triệu hộ và nhóm kinh doanh chủ yếu là doanh nghiệp rất nhỏ, có vốn dƣới 1 tỷ đồng và số lao động dƣới 50 ngƣời trong ngành thƣơng mại, dịch vụ.

Từ năm 2001 đến 2005, Đảng và Nhà nƣớc tiếp tục ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các DNNVV phát triển. Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời và đi vào thực tiễn đã tạo môi trƣờng thông thoáng cho các hoạt động kinh doanh, tạo bƣớc đột phá về cải cách hành chính, nâng cao đáng kể tính nhất quán, tính thống nhất, minh bạch và bình đẳng của khuôn khổ pháp luật về kinh doanh. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP, ngày 23/11/2001 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của Việt Nam quy định việc trợ giúp các DNNVV. Cuối năm 2002, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đã thành lập Cục Phát triển doanh nghiệp để quan lý nhà nƣớc và điều phối các hoạt động của Chính phủ liên quan đến xúc tiến phát triển DNNVV. Năm 2003, Hội đồng Khuyến khích phát triển DNNVV đƣợc thành lập theo Quyết

định số 12/2003/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ nhằm tham vấn cho Thủ tƣớng về cơ chế chính sách khuyến khích sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam. Giai đoạn này, DNNVV đóng góp khoảng 26% GDP, 31% giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp, 78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lƣợng vận chuyển hàng hóa, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn, khoảng 25%-26% lực lƣợng lao động trong cả nƣớc.

Từ năm 2005 trở lại đây, cơ chế, chính sách đối với DNNVV tiếp tục đƣợc hoàn thiện. Số lƣợng DNNVV ở Việt Nam phát triển khá nhanh, giai đoạn 2006- 2010 có khoảng 384.000 doanh nghiệp thành lập mới, trong đó có đến 370.000 DNNVV; giai đoạn 2011-2015 số DNNVV thành lập đạt 380.000 (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2015).

Theo kế hoạch phát triển DNNVV, mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2016- 2020 là số DNNVV đăng ký thành lập đạt 450.000 doanh nghiệp, chiếm 98% tổng số doanh nghiệp toàn quốc; tỷ lệ lao động trong DNNVV đạt 50%, tỷ trọng đóng góp GDP đạt 40% và đóng góp ngân sách nhà nƣớc đạt 35% (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2016).

Để thực hiện đƣợc kế hoạch này, nhiều nhóm giải pháp hỗ trợ đã đƣợc đƣa ra, bao gồm cải thiện môi trƣờng kinh doanh với việc ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV, sửa đổi chế độ kế toán, cải thiện thủ tục hành chính thuế, phí. Cùng với đó, các giải pháp hỗ trợ tiếp cận tài chính tín dụng thông qua việc khắc phục cơ chế bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, xây dựng cơ chế khuyến khích cho vay thông qua NHTM sẽ đƣợc tập trung triển khai.

Đặc biệt, theo kế hoạch này, sẽ có 15 chƣơng trình hỗ trợ dự kiến, với tổng kinh phí khoảng 3.000 tỷ đồng dành riêng cho khối DNNVV triển khai trên mọi lĩnh vực liên quan đầu vào cho DNNVV, bao gồm đào tạo, thông tin, pháp lý, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hỗ trợ nâng cao năng lực, ứng dụng chuyển giao tài sản trí tuệ…

3.1.1.2. Những mặt đạt được

Trong những năm qua, nhờ chủ trƣơng đúng đắn của Đảng, chính sách thông thoáng của Nhà nƣớc, nên số lƣợng các DNVVV ở Việt Nam đã hình thành và phát

triển rất nhanh. Theo số liệu thống kê, hiện nay Việt Nam có 480.000 DNNVV đang hoạt động (Chính phủ, 2017). Với mục tiêu đặt ra đến năm 2020 sẽ có 1 triệu doanh nghiệp (đƣợc đề ra Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 16/05/2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020), thì thời gian tới sẽ có thêm 520.000 doanh nghiệp mới đƣợc thành lập và tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế ngành và nâng cao năng suất kinh tế qua chuyển dịch kinh tế ngành.

Với giả định quy mô vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp nhƣ hiện tại là 10,5 tỷ đồng/doanh nghiệp, thì sẽ có có ít nhất 5.460 ngàn tỷ đồng (224,8 tỷ USD) đƣợc đƣa vào đầu tƣ sản xuất, kinh doanh. Nếu con số này đƣợc hiện thực hóa đến năm 2020, mỗi năm sẽ có khoảng 48,9 tỷ USD đƣợc các doanh nghiệp trong nƣớc đăng ký đƣa vào sản xuất, kinh doanh. Con số này cao gấp hai lần mức vốn FDI đăng ký đầu tƣ vào Việt Nam năm 2016 (22,4 tỷ USD). Con số này càng có ý nghĩa hơn khi các nguồn lực cho phát triển từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày một thu hẹp. Nguồn nội lực quan trọng này, nếu đƣợc giải phóng, góp phần trực tiếp cho việc nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cung ứng dịch vụ, đóng góp trực tiếp tạo ra sản lƣợng và GDP.

Đặc biệt, các doanh nghiệp mới thành lập này hoạt động chủ yếu trong các ngành chế biến, chế tạo, dịch vụ, công nghiệp… và do vậy sẽ góp phần quan trọng cho việc chuyển đổi cơ cấu ngành, dịch chuyển lực lƣợng sản xuất sang các ngành và lĩnh vực có hiệu suất sử dụng vốn, lao động, đất đai cao hơn. Điều này sẽ đóng góp trực tiếp cho việc cải thiện nâng cao năng suất của Việt Nam và hỗ trợ đắc lực cho quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế.

Sự phát triển của DNNVV đã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể:

Đóng góp của DNNVV trong cơ cấu GDP

Về tỷ trọng trong cơ cấu GDP, doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc (với 98,6% là DNNVV) luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, ở mức 48%-49% tổng GDP toàn xã hội

0 500 1000 1500 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 N gh ìn tỷ đ ồn g

trong giai đoạn 2009-2013. Tỷ trọng của khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc (với 59,3% là DNNVV) chiếm thứ 2, nhƣng đang có xu hƣớng giảm dần theo chƣơng trình cổ phần hóa của Chính phủ.

Tỷ trọng trong GDP của khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc giảm từ 37,72% năm 2009 xuống 32,86% năm 2013. Cuối cùng là khối doanh nghiệp FDI (với 78,8% là DNNVV), chiếm tỷ trọng thấp nhất, tƣơng đối ổn định ở mức 17%-18% trong giai đoạn 2009-2013 (Tổng cục Thống kê, 2014). Nhƣ vậy với xu hƣớng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc ngày càng diễn ra mạnh mẽ, khối DNNVV dự kiến sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trƣởng GDP của đất nƣớc.

Vốn đầu tƣ toàn xã hội của các DNNVV luôn có xu hƣớng tăng qua các năm và giá trị tuyệt đối tăng cao trong giai đoạn 2010-2013 (Biểu đồ 3.1). Nếu giai đoạn 2005-2009, vốn đầu tƣ toàn xã hội của các DNNVV tăng đều, trung bình khoảng 30%/năm, thì đến giai đoạn 2010-2013, vốn đầu tƣ toàn xã hội của DNNVV tăng mạnh mẽ hơn, đạt trung bình gần 140%/năm.

Biểu đồ 3.1: Vốn đầu tƣ toàn xã hội của DNNVV

Nguồn: Chính phủ, 2017a

Đặc biệt năm 2013, tỷ trọng vốn đầu tƣ toàn xã hội của khối DNNVV tăng đột biến, chiếm tới 86,2%. Trung bình tỷ trọng vốn đầu tƣ toàn xã hội của DNNVV đã tăng từ 40,5% giai đoạn 2005-2009 lên gần 51% giai đoạn 2010-2013. Trong khi đó, tỷ trọng vốn đầu tƣ toàn xã hội của doanh nghiệp lớn đã giảm từ gần 60% xuống còn 39% (Biểu đồ 3.2).

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 57.216% 56.979% 57.667%68.416%56.873%68.419% 43.172% 70.922% 13.799% 42.784% 43.021% 42.333%31.584%43.127%31.581% 56.828% 29.078% 86.201% DN lớn DNNVV

Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng vốn đầu tƣ toàn xã hội của DNNVV so với doanh nghiệp lớn

Nguồn: Chính phủ, 2017a Đóng góp của DNNVV vào ngân sách nhà nước

DNNVV đã có những đóng góp nhất định cho ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, giai đoạn khó khăn vừa qua của nền kinh tế đã gây ảnh hƣởng không nhỏ tới DNNVV, thể hiện qua đóng góp thuế và các khoản phải nộp của DNNVV vào ngân sách nhà nƣớc có xu hƣớng giảm trong những năm gần đây. Năm 2010, DNNVV đóng góp gần 181 nghìn tỷ đồng vào ngân sách nhà nƣớc, giảm xuống còn gần 177 nghìn tỷ đồng vào năm 2011 và chỉ đạt 184,6 nghìn tỷ đồng vào năm 2013. Nhƣ vậy, tỷ trọng đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc của DNNVV đã giảm 41,2% vào năm 2010 xuống còn 29,2% năm 2013.

Nguyên nhân của hiện tƣợng này là do giai đoạn 2012-2013, do tác động của khủng hoảng kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hƣởng nặng nề, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ không thể đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc.

DNNVV thu hút và tạo ra chủ yếu việc làm cho người lao động

Mặc dù đóng góp vào NSNN không cao bằng các doanh nghiệp lớn, nhƣng DNNVV lại là khu vực thu hút và tạo ra việc làm chủ yếu cho nền kinh tế. Số lƣợng

lao động làm việc tại các DNNVV tăng đều hàng năm. Theo thống kê, số lƣợng lao động làm việc tại các DNNVV này đã đạt 5,17 triệu vào cuối năm 2013, so với con số 4,35 triệu năm 2010. Tỷ trọng lao động làm việc tại các DNNVV cũng tăng đều. Tỷ trọng này đã tăng từ gần 36% năm 2005 lên 44% vào năm 2009 và tiếp tục tăng lên 45,3% vào năm 2013. Trong khi đó tỷ trọng lao động làm việc tại các doanh nghiệp lớn giảm dần, xuống còn 54,7% vào năm 2013 (Chính phủ, 2017c).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)