1.3. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới
1.3.2. Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, nhƣ sau:
lƣợng chủ đạo ở tất cả các quốc gia. Chính phủ các nƣớc đều xác định, DNNVV là động lực, đóng vai trò chiến lƣợc trong phát triển nền kinh tế, cũng nhƣ ổn định xã hội, do đó chú trọng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển DNNVV.
- Hoàn thiện khung pháp lý dành riêng cho DNNVV. Có các chính sách nhằm tăng cƣờng liên kết trong kinh doanh, đặc biệt giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Đồng thời, cần bổ sung các chính sách và sự hỗ trợ có tính chất đặc thù đối với khối DNNVV theo hƣớng ƣu đãi hơn, tập trung vào những tiêu chí thiết thực, nhƣ: thuế, tài chính, lao động... Đặc biệt, cần quy định cơ chế, trách nhiệm giám sát, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các kế hoạch hỗ trợ DNNVV của các cơ quan nhà nƣớc, từ đó đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nƣớc.
- Cải thiện môi trƣờng kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, hạn chế tiêu cực, tham nhũng trong bộ máy. Ban hành chiến lƣợc phát triển, cũng nhƣ cơ chế chính sách hỗ trợ thiết thực cho thanh niên khởi nghiệp. Các chính sách hỗ trợ góp phần hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm: vƣờn ƣơm doanh nghiệp, hệ sinh thái doanh nghiệp… cần đƣợc quan tâm và đầu tƣ đúng mức, tạo dựng môi trƣờng tốt nhất để khơi gợi tiềm năng và tạo sức phát triển cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Chú trọng việc khuyến khích và đầu tƣ nâng cao hiệu quả sử dụng khoa học, công nghệ nhằm đổi mới hoạt động của các DNNVV. Có chính sách đặc biệt để hỗ trợ DNNVV nhiều hơn trong việc chuyển giao công nghệ và nghiên cứu chung, tƣ vấn về quản lý chất lƣợng và đào tạo cho nhân viên kỹ thuật. Theo đó, Nhà nƣớc cần chú trọng ƣu đãi cho đối tƣợng các doanh nghiệp mua quyền sử dụng các kết quả nghiên cứu ứng dụng sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Với những trƣờng hợp nhƣ vậy, quy trình thủ tục ƣu đãi cho các doanh nghiệp cần thật sự đơn giản, để không trở thành sự e ngại, rào cản doanh nghiệp trong việc tiếp cận.
- Có cơ chế hỗ trợ để tăng cƣờng sự liên kết giữa các tổ chức khoa học, công nghệ với doanh nghiệp thực hiện các dự án đổi mới công nghệ. Nên áp dụng cơ chế khoán kết quả đầu ra của sản phẩm và áp dụng chế tài đối với các tổ chức khoa học, công nghệ, thay vì chỉ đầu tƣ cho giai đoạn đầu đối với phần nghiên cứu và phát
triển sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.
- Hỗ trợ tài chính từ Chính phủ là điều kiện không thể thiếu đối với sự phát triển DNNVV. Vì vậy, cần đa dạng hoá hỗ trợ về tài chính và vốn cho các DNNVV, nhƣ: tài trợ trực tiếp, bảo lãnh vay, ƣu đãi thuế… Tập trung tháo gỡ khó khăn về vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV phát triển sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, đối với những quy định quá chặt chẽ điều kiện về cho vay của các quỹ bảo lãnh tín dụng, Chính phủ nên bỏ bớt một số quy định, nhƣ: không có nợ xấu, phải có tài sản thế chấp. Bởi, bản chất của bảo lãnh tín dụng là cho DNNVV đƣợc tiếp cận vốn vay, khi doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn, không có gì để thế chấp. Theo đó, chỉ cần DNNVV có phƣơng án sản xuất, kinh doanh tốt, khả thi và các ngân hàng thƣơng mại đảm bảo giám sát đƣợc quá trình sử dụng là có thể giải ngân.
- Hỗ trợ DNNVV đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, mở rộng các thị trƣờng xuất khẩu, tăng lƣợng bán hàng. Hiệp hội DNNVV các tỉnh, hội ngành hàng cần nâng cao vai trò cầu nối thiết lập và củng cố mối liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa.
- Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, kiến thức pháp luật cho các chủ DNNVV, tổ chức các hoạt động dƣới nhiều hình thức nhằm tuyên truyền, khuyến cáo doanh nghiệp thực thi pháp luật.