Những kinh nghiệm và bài học rút ra từ việc hoàn thiện QLTC của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 57 - 60)

nhƣ trình độ của hệ thống nhân sự tại các bộ phận trong công ty, từ Tổng giám đốc, đến các nhân viên đều phải phù hợp với các phần việc mà mình phải đảm nhiệm mới đảm bảo cho việc thực hiện QLTC có hiệu quả. QLTC là sự cụ thể hóa việc thực hiện chiến lƣợc quản trị tài chính trong từng thời kỳ do chủ sở hữu công ty quyết định. Do vậy QLTC chịu ảnh hƣởng lớn bởi sự nhận thức của cán bộ công nhân viên và lãnh đạo doanh nghiệp.

1.3 Những kinh nghiệm và bài học rút ra từ việc hoàn thiện QLTC của một số công ty công ty

1.3.1 Công tác quản lý tài chính tại công ty cổ phần VICEM thương mại Xi măng

Đối với công tác hoạch định tài chính đƣợc công ty thực hiện trên cơ sở phân tích thực trạng tài chính, dựa trên việc nghiên cứu, dự báo môi trƣờng, phân tích điểm mạnh/điểm yếu/cơ hội/thách thức, từ đó xác định mục tiêu quản lý tài chính và các phƣơng án thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Sau đó đơn vị thực hiện phân tích, đánh giá và lựa chọn ra một phƣơng án phù hợp, khả thi và tối ƣu nhất và thể chế hóa kế hoạch tài chính bằng văn bản chỉ đạo, phổ biến tới toàn thể công ty.

Đối với việc thực hiện mục tiêu kế hoạch công ty thƣờng xuyên theo dõi, đánh giá, so sánh kết quả thực hiện đối với mục tiêu kế hoạch đề ra, phân tích và chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến việc chƣa hoàn thành kế hoạch.

Trong công tác quản lý nguồn lực tài chính, VICEM thƣơng mại Xi măng thực hiện quản lý vốn tiền mặt, quản lý các khoản công nợ, quản lý hàng tồn kho, quản lý vốn cố định và đầu tƣ tài chính. Tuy nhiên tốc độ thu hồi công nợ của đơn vị chậm, chƣa có chính sách để khắc phục; chƣa có phƣơng pháp thiết lập định mức vốn hàng tồn, nhiều khi chạy theo lợi ích trƣớc mắt nhập hàng số lƣợng lớn để hƣởng khuyến mại mà không căn cứ vào nhu cầu đầu ra.

Công tác kiểm tra tài chính đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, tuy nhiên công tác kiểm tra chỉ dừng lại ở việc kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ (chủ yếu là nghiệp vụ kế toán) mà chƣa thực hiện các công việc liên quan đến công tác QLTC nhƣ phân tích, hoạch định, quản lý và sử dụng vốn.

Bài học kinh nghiệm: Vai trò, nhiệm vụ của công tác QLTC tại VICEM

chƣa đáp ứng yêu cầu. Công tác QLTC vẫn còn mang nặng tính hình thức, chƣa hoạch định chiến lƣợc cho dài hạn, do đó công tác điều hành SXKD còn bị động, hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả hoạt động SXKD không cao. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cần nâng cao nhận thức về vai trò của công tác QLTC. Công tác QLTC cần đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc, minh bạch, tránh chạy theo thành tích; đồng thời cần xác định mục tiêu và hoạch định chiến lƣợc cho dài hạn đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

1.3.2 Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội

Công tác quản lý tài chính của đơn vị xuất phát từ việc quản lý tài sản, công tác huy động và quản lý vốn, quản lý doanh thu/chi phí và quản lý phân phối lợi nhuận. Công ty tập trung cho việc kiểm soát dòng tiền vào/ra, điều hòa tài sản giữa các đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, tiết kiện chi phí mua sắm và nâng cao hiệu quả SXKD của công ty; kiểm soát khối lƣợng sản xuất, kiểm soát chi phí theo từng khoản chi phí, từng khâu sản xuất; đồng thời công ty thực hiện phân tích tài chính tạo điều kiện cho các đơn vị

trực thuộc hoạt động tốt, phát huy tự chủ, năng động cho các đơn vị và đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả và tập trung trong toàn Công ty.

Công tác lập kế hoạch tài chính cho cả ngắn hạn và dài hạn. Kế hoạch hàng năm công ty xây dựng dựa trên việc đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của từng chỉ tiêu, từ đó chỉ ra các nguyên nhân khách quan/chủ quan tác động đến việc thực hiện kế hoạch. Công tác lập kế hoạch tài chính tại đơn vị chƣa chú trọng đến công tác phân tích các chỉ tiêu tài chính.

Trong công tác kiểm soát tài chính, đơn vị thực hiện cơ chế tự kiểm tra thông qua hoạt động của phòng TCKT và thông qua việc thuê các đơn vị kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính của công ty và các đơn vị trực thuộc.

Bài học kinh nghiệm: Việc nhận thức đúng vai trò của công tác QLTC

đối với hoạt động SXKD của đơn vị đã có những tác động tích cực và góp phần vào kết quả hoạt động SXKD của đơn vị trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, công tác phân tích các chỉ tiêu tài chính chƣa đƣợc chú trọng dẫn đến việc đơn vị chƣa nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, do đó việc hoạch định và xây dựng kế hoạch tài chính đôi khi chƣa sát thực tế. Do đó, để có thể nâng cao hiệu quả công tác QLTC, để công tác QLTC thực sự phát huy vai trò và hiệu quả đối với hoạt động SXKD của doanh nghiệp, cần phân tích và đánh giá chính xác thực trạng tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở định hƣớng và mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp xác định mục tiêu của công tác QLTC từ đó hoạch định chiến lƣợc đảm bảo sát khả thi, hiệu quả.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Tiếp theo chƣơng trƣớc, để có cơ sở khi trình bày các kết quả nghiên cứu của luận văn, chƣơng này tác giả đề tài sẽ giới thiệu chi tiết về phƣơng pháp nghiên cứu đã đƣợc sử dụng, là một trong những căn cứ để đánh giá mức độ tin cậy và hàm lƣợng khoa học của các kết quả nghiên cứu. Đây là các phƣơng pháp đƣợc vận dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLTC của doanh nghiệp, cũng nhƣ thu thập thông tin và đánh giá thực trạng QLTC tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC). Dựa trên nền tảng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả đề tài đã sử dụng kết hợp 2 phƣơng pháp nghiên cứu là phƣơng pháp định tính và phƣơng pháp định lƣợng, chi tiết nhƣ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)