Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ QLTC của PVC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 117)

4.2. Phƣơng hƣớng cơ bản về hoàn thiện QLTC của PVC

4.2.4 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ QLTC của PVC

Năng lực và trình độ của cán bộ công nhân việc có ảnh hƣởng hết sức quan trọng, quyết định tới sự phát triển, thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. PVC cần có có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, bổ nhiệm để có đội ngũ các nhà quản lý giỏi đặc biệt là giỏi về tài chính. Để đạt đƣợc điều này, PVC cần thực hiện các biện pháp sau:

Thứ Nhất, xây dựng tiêu chí tuyển dụng cán bộ trẻ, có năng lực, có trình độ kiến thức về khoa học kỹ thuật, kiến thức về quản lý tài chính, đáp ứng nhu cầu công việc và điều kiện thực tế của đơn vị.

Thứ hai, xây dựng chính sách bồi dƣỡng, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ

cán bộ chủ chốt và đặc biệt là cán bộ làm công tác tài chính, phù hợp với sự phát triển của đơn vị.

Thứ ba, thực hiện bổ nhiệm chức danh QLTC của Tổng công ty là những ngƣời có phẩm chất đạo đức, có trình độ, giỏi về tài chính. Việc thực hiện bổ nhiệm làm theo đúng nguyên tắc, trình tự tổ chức của cơ quan quản lý cấp trên, có bổ nhiệm cũng phải có miễn nhiệm. Bên cạnh đó cần có sự luân chuyển cán bộ, tránh trƣờng hợp ngƣời nào ở chức vụ nào cứ nắm giữ chức vụ đó mãi. Khi bổ nhiệm cán bộ cần lấy ý kiến thăm dò của cán bộ công nhân viện, và phải đạt tỷ lệ nhất định.

Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cần phải sử dụng đúng ngƣời, đúng chuyên môn. Tránh hiện tƣợng ngƣời đƣợc đào tạo chuyên môn này, lại đƣợc phân công làm công việc chuyên môn khác. Nhƣ vậy sẽ không phát huy đƣợc sở trƣờng của ngƣời lao động. Bên cạnh đó Tổng công ty cần có chế độ đãi ngộ, khuyến khích ngƣời lao động phát huy năng lực, toàn tâm toàn ý vì công việc và chủ động nâng cao trình độ chuyên môn.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cán bộ làm công tác QLTC bao gồm:

- Ban kiểm soát: Do đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm, thực hiện chức năng kiểm tra tình hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của đơn vị, Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện các quyền chủ sở hữu, trong quản lý, điều hành hoạt động SXKD.

- Phó Tổng giám đốc: Thực hiện chức năng giúp Tổng giám đốc kiểm tra, giám sát mọi hoạt động nghiệp vụ và hoạt động của khối nghiệp vụ và của các đơn vị trong Tổng công ty.

- Các ban chức năng: Tài chính kế toán – kiểm toán, kế hoạch đầu tƣ, kinh tế thƣơng mại, tái cơ cấu và xử lý nợ,… và các chi nhanh. Các Ban/Văn phòng/Chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ của mình, tạo ra một guồng máy khép kín hoạt động ổn định, phục vụ cho các hoạt động của Tổng công ty đƣợc thƣờng xuyên, liên tục.

4.2.5 Tăng cường thanh tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ bộ máy QLTC của PVC

Với cơ chế đầu tƣ vốn vào các doanh nghiệp và giao quyền chủ động hơn cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn thì việc thiết lập một hệ thống kiểm soát tài chính nội bộ trong Tổng công ty là điều rất cần thiết, đảm bảo giám sát đƣợc các hoạt động trong quá trình quản lý đúng pháp luật, hoàn thành kế hoạch đề ra và đặc biệt là thực hiện việc bảo toàn và phát triển đồng vốn đầu tƣ.

Kiểm soát là quyền hạn chi phối các chính sách và hoạt động của một doanh nghiệp, nhằm thu đƣợc những lợi ích và hiệu quả tối đa từ các hoạt động. Do đó, có thể hiểu kiểm soát tài chính là quyền hạn chi phối các chính sách và hoạt động tài chính của một doanh nghiệp, điều này cần đƣợc thể hiện trên các mặt:

Một là, đổi mới phƣơng thức kiểm soát từ mệnh lệnh hành chính sang

kiểm soát dựa trên quyền tài sản, công nghệ, thị trƣờng, thƣơng hiệu, đào tạo cán bộ và quan hệ pháp luật. Điều này đƣợc thể hiện thông qua việc:

- HĐQT Tổng công ty cử ngƣời đại diện quản lý phần vốn của Tổng công ty tại các đơn vị. Tổng công ty không can thiệp trực tiếp vào điều hành hoạt động SXKD của các đơn vị mà kiểm soát gián tiếp bằng việc quyết định thông qua hoặc không thông qua Điều lệ hoạt động, kế hoạch SXKD, kế hoạch tài chính, chiến lƣợc đầu tƣ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt tại đơn vị trực thuộc.

- Nắm giữ và chi phối về công nghệ, thị trƣờng, thƣơng hiệu, việc làm,… tại các đơn vị trực thuộc và kiểm soát hoạt động các công ty con theo định hƣớng phát triển chiến lƣợc chung của Tổng công ty.

- Quan hệ giữa công ty Mẹ - Tổng công ty và các công ty con, công ty liên kết là quan hệ bình đẳng giữa các pháp nhân kinh tế độc lập.

Hai là, xây dựng môi trƣờng kiểm soát chung bao gồm các yếu tố nhƣ

thái độ, khả năng nhận thức của ngƣời quản lý đối với hoạt động kiểm soát, các hệ thống quy trình, chính sách, thủ tục, tài liệu kiểm soát; cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, sự phân công, chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân và các ban chức năng thuộc Tổng công ty. Trong đó yếu tố mamg tính chất quyết định đó là sự phối hợp giữa các bộ phận.

Ba là, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp việc cho HĐQT, ban Tổng giám đốc, là công cụ kiểm tra, giám sát quá trình hạch toán tài chính, kế toán và có cơ cấu tổ chức đến các công ty con.

Bốn là, xây dựng các chỉ tiêu để thực hiện kiểm soát. Các chỉ tiêu này

phụ thuộc vào đặc điểm và tình hình hoạt động của Tổng công ty và các đơn vị tại mỗi thời điểm nhất định.

Năm là, xây dựng hệ thống thông tin tài chính từ công ty Mẹ - Tổng công

ty đến các công ty con, đơn vị thành vên, trong đó đặc biệt lƣu ý yếu tố con ngƣời, đây là yếu tố có tính chất quyết định đến sự vận hành của hệ thống.

Sáu là, hoàn thiện hệ thống kế toán đặc biệt là hệ thống kế toán tại tất

cả các đơn vị trực thuộc để thực hiện chức năng tài chính và chức năng kế toán quản trị toàn hệ thống.

4.2.6 Minh bạch hóa tài chính

Kinh nghiệm QLTC cho thấy việc minh bạch thông tin tài chính là vô cùng quan trọng. Việc minh bạch thông tin trong hoạt động quản trị sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động ổn định và tăng trƣởng vững chắc. Một doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt và minh bạch bao giờ cũng có các chính sách quản trị rủi ro thích hợp. Việc minh bạch hóa thông tin, tạo niềm tin với các nhà đầu tƣ sẽ tạo điều kiện tốt cho việc huy động vốn đầu tƣ, tìm kiếm đối tác kinh doanh, huy động vốn vay từ các Ngân hàng/Tổ chức tín dụng sẽ thuận lợi hơn. Bên cạnh đó nó góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Ngƣợc lại, không minh bạch sẽ khó tạo đƣợc niềm tin của các đối tác, các cổ đông, các nhà đầu tƣ, các khách hàng. Điều này không chỉ gây khó khăn trong việc huy động vốn mà còn khiến doanh nghiệp khó khăn trong việc ký hợp đồng mua bán/giao dịch. Khi đó, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn để có thể đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh và thực hiện sứ mệnh của mình.

4.2.7 Kiến nghị

Bên cạnh sự nỗ lực, quyết tâm của mình trong việc khắc phục các tồn tại, hạn chế trƣớc đây, cải tiến và hoàn thiện công tác quản lý phù hợp với định hƣớng phát triển và tình hình thực tế của PVC, điều kiện cần và đủ để PVC có thể hiện thực hóa các giải pháp nêu trên một cách hiệu quả là:

- Nhà nƣớc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hƣớng phù hợp, sát với tình hình kinh tế - xã hội thực tế của đất nƣớc, điều này sẽ tác động rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp; Việc ban hành các Nghị định/Thông tƣ hƣớng dẫn Luật của các Bộ/Ban ngành cũng cần kịp thời với việc ban hành Luật, giúp các doanh nghiệp trong quá trình áp dụng, tránh việc ban hành các Nghị định/Thông tƣ hƣớng dẫn có độ trễ lớn nhƣ hiện nay.

- Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam cần hoàn thiện theo hƣớng đồng bộ, tránh chồng chéo, tránh việc một lĩnh vực mà Luật can thiệp lại có quá nhiều văn bản điều chỉnh, bổ sung, hƣớng dẫn thi hành, gây phức tạp cho việc thi hành Luật, gây phiền hà cho doanh nghiệp và gây khó khăn cho quá trình thẩm tra, quản lý của cơ quan Nhà nƣớc.

- Tăng cƣờng quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Điều này đƣợc thể hiện bằng sự tác động của Nhà nƣớc bằng các công cụ quản lý vĩ mô, những tác động mang tính chất định hƣớng phù hợp với quy luật của thị trƣờng.

- Cần hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm khai thác và huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nƣớc cho đầu tƣ, phát triển đặc biệt trong lĩnh vực Dầu khí và Hạ tầng giao thông. Việc hoàn thiện theo hƣớng đồng bộ, nâng cao chất lƣợng ban hành, phù hợp với thực tiễn và tạo ra các đột phá trong việc huy động các nguồn lực.

- Tập đoàn có quy định, cơ chế nhằm điều tiết công việc giữa các đơn vị dịch vụ trong Tập đoàn trên nguyên tắc các đơn vị sẽ đƣợc giao triển khai các phần việc/dự án theo đúng năng lực và kinh nghiệm hoạt động của từng đơn vị tránh cạnh tranh nội bộ. Đặc biệt Tập đoàn/các đơn vị trong Tập đoàn cần có cơ chế hỗ trợ giao việc cho PVC trong thời gian tới (do thực trạng tài chính PVC khó khăn, đang có lỗ lũy kế là điểm yếu của PVC trong quá trình tham gia đấu thầu).

- Tập đoàn cần có cơ chế bảo đảm năng lực tài chính cho PVC trong quá trình tham gia đấu thầu và triển khai thi công trong vòng 2-3 năm tới;

KẾT LUẬN

QLTC luôn giữ vai trò rất quan trọng, nó quyết định tính độc lập, sự thành công của một doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay, mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội, nhƣng cũng không ít các thách thức, khó khăn nhất là công tác huy động, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác QLTC.

QLTC tốt, sẽ có lợi cho việc cải thiện hệ thống quản lý nội bộ của doanh nghiệp, giúp giảm chi phí, kinh phí, thuận lợi cho đầu tƣ, tăng lợi tức đầu tƣ, tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, công tác QLTC sẽ giúp DN hoạch định chiến lƣợc tài chính ngắn hạn và dài hạn dựa trên sự đánh giá tổng quát, cũng nhƣ từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hƣởng quan trọng tới sự tồn tại của doanh nghiệp.

Luận văn nghiên cứu về hoạt động QLTC tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam. Luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách đang đặt ra đối với thực trạng của PVC hiện nay nhằm giúp PVC vƣợt qua giai đoạn khó khăn, từng bƣớc khôi phục hoạt động SXKD, làm tiền để phát triển trong điều kiện kinh doanh mới của bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý tài chính; trong đó tập trung làm rõ khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý tài chính, vai trò của quản lý tài chính tại doanh nghiệp và các nội dung của công tác quản lý tài chính.

Tác giả cũng đã đƣa ra một số khuyến nghị mang tính chất thực tế và khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của PVC, cụ thể: xây dựng quy trình/phƣơng thức QLTC phù hợp từ việc phân tích, nhận định chính xác về thực trạng tài chính, công tác hoạch định tài chính, công tác huy động, quản lý, sử dụng, thiết lập cơ cấu vốn hợp lý cho đến việc phân định rõ ràng

chức năng tài chính và kế toán; vấn đề con ngƣời trong công tác QLTC; chất lƣợng thông tin phục vụ công tác QLTC; minh bạch hóa tài chính; Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác QLTC;…

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong học tập và nghiên cứu, tuy nhiên công tác QLTC nói chung và QLTC tại PVC nói riêng là vấn đề rất rộng và phức tạp, do vậy tác giả không tránh khỏi các thiếu sót nhất định trong quá trình thực hiện. Tác giả rất mong nhận đƣợc những nhận xét, góp ý của các Thầy/Cô giáo, bạn đọc và những ngƣời quan tâm để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2008. Giáo trình phân tích tài chính

doanh nghiệp. Hà Nội:NXB Tài chính.

2. David Begg, 2008. Kinh tế học. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê

3. Phan Đƣ́c Dũng , 2009. Phân tích Báo cáo tài chính . Hà Nội: NXB Thống Kê.

4. Dƣơng Hữu Hạnh, 2009. Quản trị tài chính doanh nghiệp hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê

5. Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, 2013. Quyết định 2034a/QĐ-DKVN ngày 20/9/2013 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam về việc phê duyệt Phương án Tái cơ

cấu PVC giai đoạn 2012 – 2015. Hà Nội.

6. Lƣu Thị Hƣơng và Vũ Duy hào, 2007. Giáo trình Tài chính doanh

nghiệp. Hà Nội: NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.

7. Nguyễn Thị Minh, 2014. Quản lý tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và

vừa trên địa bàn Hà Nội. Hà Nội.

8. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, 2012. Hoàn thiện quản lý tài chính tại công ty

TNHH thương mại và sản xuất Ngọc Diệp. Hà Nội.

9. Nguyễn Năng Phúc, 2008. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân.

10. Nguyễn Thanh Phƣơng, 2014. Hoàn thiện công tác QLTC tại công ty cổ

phần bê tông xây dựng Hà Nội.Hà Nội.

11. Nguyễn Ngọc Quang, 2011. Phân tích báo cáo tài chính.Hà Nội: NXB Tài Chính.

Chí Minh: Nhà xuất bản Tài chính.

13. Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, 2011. Báo cáo tài

chính kiểm toán năm 2010.

14. Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, 2012. Báo cáo tài

chính kiểm toán năm 2011.

15. Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, 2013. Báo cáo tài

chính kiểm toán năm 2012.

16. Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, 2014. Báo cáo tài

chính kiểm toán năm 2013.

17. Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, 2015. Báo cáo tài

chính kiểm toán năm 2014.

18. Phạm Quang Trung, 2003. Tập đoàn kinh doanh và cơ chế quản lý tài

chính trong Tập đoàn kinh doanh. Hà Nội: nhà xuất bản Tài chính.

19. Lê Văn Tùng, 2013. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tịa công ty

CP VICEM thương mại xi măng. Hà Nội.

20. Vũ Anh Tuấn, 2012. Quản lý tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh

tranh của các Tập đoàn kinh tế Việt Nam. Hà Nội.

Tiếng Anh

21. Barrow, C., 1988. Financial Management for the Small Business: The DailyTelegraph Guide, Secon Edition, Kogan Page, London

22. Charles J.Corrado & Bradford D.Jordan, 2000. Fundamentals of

Investments – Valuation and Management. New York: Mc Graw Hill.

23. Edward I. Alman, 2000. Predicting financial distress of companies:

Revising the Z- score and Zeta model. New York: Mc Graw Hill.

24. English. John. W. (1990), “Small Business Financial Management in Australia”, Allen & Unwin, Sydney, 10th Edition

25. McMahon, R. G. P., (1999), Financial reporting to financiers by Australian manufacturing SMEs, International Small Business Journal,

Oct- Dec, Vol. 18, Issue 1

26. Meredith, G. G. (1986), Financial Management of the Small Enterprise,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí việt nam (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)