Công ty tài chính trong Tập đoàn kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy trong Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Trang 25 - 34)

1.1 .Tổng quan về Công ty tài chính trong Tập đoàn kinh tế

1.1.2. Công ty tài chính trong Tập đoàn kinh tế

1.1.2.1. Khái niệm

a) Công ty tài chính

Công ty tài chính là một tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng mà hoạt động chủ yếu và thƣờng xuyên của nó là :

- Thu hút vốn bằng cách nhận tiền gửi có kỳ hạn của dân chúng và các tổ chức kinh tế, chủ yếu huy động vốn trung và dài hạn ; phát hành các chứng khoán nợ hay vay của các tổ chức tín dụng.

- Cho vay ngắn hạn, đặc biệt thích hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng

- Thực hiện các hoạt động bao thanh toán

- Cung cấp các dụch vụ tài chính nhƣ kinh doanh vàng bạc, đá quý, mua bán chuyển nhƣợng chứng khoán ; cầm cố các loại hàng hóa, vật tƣ, ngoại tệ, dịch vụ bảo lãnh và các dịch vụ tƣ vấn tài chính…

Nghị định số 79/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 4/10/2002 về Tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính, đã định nghĩa: Công ty tài chính là

loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm [4].

b) Công ty tài chính trong Tập đoàn kinh tế

Công ty tài chính trong các Tập đoàn kinh tế nói chung là một mô hình tổ chức tài chính đƣợc phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới, hoạt động nhƣ một định chế tài chính trung gian, thu xếp và sử dụng các nguồn vốn, tham gia vào các thị trƣờng tiền tệ để tăng cƣờng tiềm lực tài chính phục vụ cho yêu cầu đầu tƣ đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các ngành kinh tế trọng yếu. Lợi nhuận của các Tập đoàn trên thế giới do hoạt động của CTTC của Tập đoàn mang lại là khá lớn (khoảng 30-33%) thông qua hoạt động trên thị trƣờng tiền tệ nhƣ: mua bán thƣơng phiếu, cổ phiếu, trái phiếu, tiến hành các dịch vụ đầu tƣ tài chính, cho vay và các dịch vụ khác mang tính chất môi giới đầu tƣ, tƣ vấn tài chính đầu tƣ cho toàn ngành.

Ở Việt Nam, thực hiện chủ trƣơng xây dựng các Tập đoàn kinh tế mạnh, Nhà nƣớc khuyến khích thành lập các CTTC trong các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc. Điều 43, khoản 3 Luật DNNN đã ghi:" Tuỳ theo quy mô và vị trí quan trọng, Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc có hoặc không có CTTC là doanh nghiệp thành viên".

Đây là một chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc. Thực tiễn kinh nghiệm của các Tập đoàn trên thế giới khẳng định việc thành lập CTTC trong Tập đoàn sẽ giúp Tập đoàn khai thác triệt để sức mạnh của mình để kinh doanh trên thị trƣờng tài chính tiền tệ, phát huy thế mạnh về nguồn lực tài chính, nguồn lực con ngƣời.

Hơn nữa, đối với nƣớc ta đang trong quá trình phát triển, nhu cầu hình thành và phát triển một thị trƣờng vốn là cấp bách. Đồng thời với sự phát triển thị trƣờng vốn đó thì sự hình thành các định chế trung gian là tất yếu. Vì thế, ngoài các tổ chức tài chính nhƣ: Ngân hàng thƣơng mại, hợp tác xã tín dụng, công ty bảo hiểm thì cần thiết phải thành lập và đa dạng hoá hình thức và hoạt động của các CTTC nhằm tận dụng mọi nguồn lực tài chính trong nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ ngày càng phát triển.

1.1.2.2. Đặc điểm

a) Công ty tài chính

- Hoạt động của Công ty tài chính. CTTC thực hiện kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, huy động vốn, tín dụng, mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ và các hoạt động. CTTC chủ yếu là cho vay ngắn hạn và trung hạn phục vụ các hoạt động mua bán vật tƣ, hàng hoá và dịch vụ đối với các tổ chức kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế.

- Thời hạn hoạt động của Công ty tài chính tại Việt Nam không quá 50 năm. Trƣờng hợp cần gia hạn thời hạn hoạt động phải đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận. Mỗi lần gia hạn không quá 50 năm.

- Quản trị, điều hành và kiểm soát: Công ty tài chính đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp Giấy phép có Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc). Trong Công ty tài chính, Hội đồng quản trị có chức năng quản trị công ty theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định

khác của pháp luật; Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của công ty, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán và hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ của công ty; Tổng giám đốc (Giám đốc) chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác cuả pháp luật. Đối với Công ty tài chính trực thuộc tổ chức tín dụng, việc quản trị, kiểm soát công ty do Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của Tổ chức tín dụng quyết định [3], [4].

b) Công ty tài chính trong các Tập đoàn kinh tế

 Tƣ cách pháp nhân: Công ty tài chính chịu sự quản lý của Tổng công ty về chiến lƣợc phát triển, về tổ chức và nhân sự, chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc về nội dung và phạm vi hoạt động nghiệp vu. CTTC có con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nƣớc, đƣợc TCT cấp vốn điều lệ ban đầu. Hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Hoạt động theo luật doanh nghịêp và quy chế hoạt động của các tổ chức tín dụng.

 Về vai trò và nhiệm vụ: CTTC có nhiệm vụ huy động và cho vay đáp ứng nhu cầu của TCT và các đơn vị thành viên của về vốn. Quan hệ giữa Công ty tài chính với các đơn vị thành viên của TCT đƣợc thực hiện theo nguyên tắc có vay có trả. Trƣờng hợp thực hiện việc cho vay đối với các tổ chức đơn vị kinh doanh khác ngoài TCT, CTTC phải đƣợc sự đồng ý của Hội đồng quản trị .

 Thời hạn hoạt động: Thời hạn hoạt động của Công ty tài chính không dƣới 20 năm kể từ ngày đƣợc cấp giấy phép hoạt động, nhƣng không đƣợc vƣợt quá thời hạn hoạt động của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế [3], [4].

 Công ty tài chính chịu sự quản lý của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế về chiến lƣợc phát triển, về tổ chức và nhân sự, chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc về nội dung và phạm vi hoạt động nghiệp vụ.

 Điều hành hoạt động của Công ty tài chính là giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm theo tiêu chuẩn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc quy định.

 Công ty tài chính chịu hoàn toàn trách nhiệm trƣớc pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của mình.

 Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về các khoản cho vay các doanh nghiệp ngoài Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế do Hội đồng quản trị chấp thuận, cũng nhƣ các quyết định của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế có liên quan đến hoạt động của công ty tài chính.

1.1.2.3. Phân biệt công ty tà chính và Công ty tài chính trong Tập đoàn kinh tế

Công ty tài chính trực thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc là một trung gian tài chính đặc biệt và là một mô hình quản lý kinh doanh mới trong hoạt động kinh tế - tài chính tại Việt Nam. Sự ra đời và phát triển của loại hình doanh nghiệp này đã mang lại một luồng sinh khí mới cho thị trƣờng vốn nƣớc ta. Để làm rõ hơn vị trí của CTTC trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế, ta sẽ so sánh mô hình này với các CTTC thông thƣờng [3], [4].

CTTC thuộc Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế có tất cả các tính chất của một CTTC bình thƣờng, là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, đƣợc thành lập dƣới hình thức là "công ty quốc doanh hoặc công ty cổ phần, hoạt động chủ yếu là cho vay để mua, bán hàng hoá, dịch vụ bằng nguồn vốn của mình hoặc vay của dân cƣ".

Bên cạnh những điểm chung đó, CTTC trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế còn có những điểm khác biệt lớn lao về tổ chức và nghiệp vụ so với các CTTC thông thƣờng ở Việt Nam là:

Mục tiêu ra đời và hoạt động của CTTC trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế là cung cấp những dịch vụ về tài chính cho Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế và các thành viên trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế, đặc biệt là mục tiêu huy động vốn, đầu tƣ tài chính và điều hoà vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế.

- Về tổ chức, CTTC thuộc Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế là một thành viên của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế về chiến lƣợc phát triển, về tổ chức nhân sự.

- Về mặt nghiệp vụ, CTTC thuộc Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế có những nghiệp vụ khác là:

+ Về nghiệp vụ uỷ thác: CTTC trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế thực hiện việc nhận uỷ thác của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế (nhận uỷ thác vay vốn cho Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế, nhận uỷ thác đầu tƣ vào các dự án của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế). Thông qua việc quản lý những quỹ tập trung của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhƣ quỹ khấu hao cơ bản... để phân phối, điều hoà vốn trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế theo cơ cấu đầu tƣ toàn ngành.

+ Về nghiệp vụ huy động vốn: CTTC trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế đƣợc phép nhận tiền gửi có kỳ hạn lớn hơn 1 năm của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp thành viên.

- Về nghiệp vụ sử dụng vốn: CTTC thực hiện cho vay các công ty thành viên trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế theo nguyên tắc có vay có trả, thực hiện chế độ lãi suất nội bộ do CTTC đề nghị và Tổng Giám đốc Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế duyệt theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị.

Do có những đặc điểm khác biệt trên nên CTTC thuộc Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế có những ƣu điểm và hạn chế so với các CTTC khác đó là:

+ Thị trƣờng và phạm vi hoạt động của CTTC bị giới hạn trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế. Đây là một hạn chế lớn của CTTC trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên, đây cũng là một lợi thế của các CTTC trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế so với các CTTC khác. Vì thực tế của nền kinh tế Việt Nam trong khi thị trƣờng trung và dài hạn của Việt Nam đầy rủi ro, bất trắc, các CTTC khác không phát triển đƣợc nghiệp vụ trung và dài hạn, thì các CTTC có ƣu thế về thị trƣờng vì các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế chính là thị trƣờng dịch vụ tài chính ngân hàng to lớn và ngày càng phát triển, ổn định và an toàn. Đây chính là ƣu điểm mà các CTTC khác không thể có đƣợc.

+ Mặt khác, nghiệp vụ nhận tiền gửi có kỳ hạn của các thành viên trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế làm cho CTTC giống nhƣ một Ngân hàng nội bộ của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế và việc quản lý các quỹ tập trung của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế, giúp Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế có khả năng điều hoà nguồn vốn nội bộ từ thành viên này đến các thành viên khác trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế một cách dễ dàng, đạt hiệu quả cao hơn. Hơn nữa, lãi suất nội bộ giúp cho CTTC trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho đơn vị trong ngành và các đơn vị cùng ngành kinh tế kỹ thuật. Vì vậy, để Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế phát triền và lớn mạnh cần thiết phải thành lập CTTC để tận dụng những ƣu điểm này. Đó cũng là cơ sở của việc ra đời CTTC trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế [6].

Tóm lại, qua đối chiếu so sánh với các CTTC thông thƣờng thì vị trí của CTTC trong TĐKT đã đƣợc xác định. Tuy nhiên, để thấy đƣợc sự cần thiết

thành lập các CTTC trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế, chúng ta cần làm rõ vai trò của CTTC trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế.

1.1.2.4. Vị trí của Công ty tài chính trong Tập đoàn kinh tế

Trong các Tập đoàn ngày nay, bên cạnh các đơn vị sản xuất kinh doanh truyền thống thƣờng có các tổ chức Tài chính-Ngân hàng, Bảo hiểm và các đơn vị nghiên cứu, đào tạo. Các tổ chức Tài chính-Ngân hàng và nghiên cứu ứng dụng ngày càng đƣợc coi trọng vì nó là đòn bẩy cho sự phát triển của Tập đoàn và là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong cơ cấu kinh doanh của Tập đoàn.

Khi nghiên cứu đặc điểm của các Tập đoàn kinh doanh ngày nay chúng ta có thể thấy rõ sự cần thiết phải thành lập và phát triển tổ chức Tài chính- Ngân hàng trong các Tập đoàn.

Thứ nhất, việc hình thành Tập đoàn xuất phát từ nguyên nhân khách quan nhằm khắc phục sự hạn chế về vốn của từng thành viên cá biệt. Trong Tập đoàn việc huy động vốn từ các công ty thành viên để đầu tƣ một cách tập trung vào các công ty, các dự án có hiệu quả kinh tế cao khắc phục tình trạng phân tán vốn chính là cơ sở cho việc thành lập công ty tài chính. Vì thế, sự ra đời Công ty tài chính sẽ tổng hợp sức mạnh tài chính của mọi thành viên trong Tập đoàn, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Thứ hai, xu hƣớng của các Tập đoàn ngày nay là phát triển đa ngành, đa lĩnh vực. Do phát triển đa ngành, đa lĩnh vực với các quan hệ liên kết kinh tế dọc, ngang và liên kết kinh tế hỗn hợp dọc ngang rất phức tạp đòi hỏi phải có sự chuyên môn hoá và hợp tác hóa giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn. Các Công ty tài chính (ngân hàng) đƣợc thành lập nhằm thực hiện chức năng chuyên môn hoá trong quản lý tài chính do đó nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn, tối đa hoá lợi nhuận.

Mặt khác trong các Tập đoàn kinh doanh, quan hệ tài chính giữa công ty mẹ và công ty con là dựa trên mối quan hệ sở hữu, trong đó công ty mẹ đóng vai trò chi phối, kiểm soát công ty con về chiến lƣợc và tài chính. Bên cạnh đó, công ty mẹ sẽ hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty thành viên vay vốn từ nguồn vốn cổ phần chung của Tập đoàn. Quan hệ tín dụng này thƣờng đƣợc thực hiện thông qua công ty tài chính. Công ty tài chính đảm bảo cho các công ty thành viên vay vốn với lãi suất ƣu đãi trong nội bộ Tập đoàn.

Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng tài chính, đặc biệt là thị trƣờng chứng khoán đã tạo điều kiện hình thành những Tập đoàn có hạt nhân liên kết là công ty tài chính: Công ty tài chính là công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối của các công ty con. Trong trƣờng hợp này, Công ty tài chính đóng vai trò chi phối cả Tập đoàn.

Riêng đối với Việt Nam, việc thành lập các Công ty tài chính trong các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy trong Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Trang 25 - 34)