Hoạt động của Công ty tài chính trong Tập đoàn kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy trong Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Trang 34 - 39)

1.2.1. Huy động vốn

Trên thế giới các doanh nghiệp cá biệt có thể tìm kiếm nguồn vốn phục vụ cho hoạt động của mình trực tiếp trên thị trƣờng tài chính, đặc biệt là thị trƣờng chứng khoán. Ở nƣớc ta hiện nay, thị trƣờng tài chính chƣa phát triển, thị trƣờng chứng khoán đang ở giai đoạn sơ khai, do đó việc huy động nguồn vốn trực tiếp trên thị trƣờng bị hạn chế. Các doanh nghiệp chủ yếu vay vốn từ các tổ chức trung gian tài chính, đặc biệt là các Ngân hàng thƣơng mại. Thực

tế, các nguồn này không đáp ứng đủ nhu cầu vốn phát triển của các Tập đoàn, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn.

Trong điều kiện nhƣ vậy, các tổ chức tài chính của Tập đoàn có những lợi thế nhất định trong việc tìm kiếm các nguồn vốn cung ứng cho các doanh nghiệp thành viên và các dự án của Tập đoàn. Công ty tài chính sẽ là tổ chức đại diện cho Tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên huy động đồng bộ các nguồn vốn trong nội bộ Tập đoàn, trong dân chúng thông qua phát hành trái phiếu, tín phiếu với mục đích đầu tƣ vào các dự án có chiều sâu, đổi mới thiết bị sản xuất, xây dựng, phát triển cơ sở vật chất của các công ty thành viên. Với vị thế của mình, Công ty tài chính còn có thể vay vốn từ các tổ chức tín dụng để cung cấp cho các công ty thành viên, các dự án của Tập đoàn. Ngoài ra, các tổ chức tài chính trong Tập đoàn còn là kênh dẫn các nguồn vốn đầu tƣ quốc tế cho các dự án đầu tƣ của Tập đoàn và của các công ty thành viên. Với trình độ chuyên môn cao và uy tín cuả mình, các tổ chức tài chính của Tập đoàn sẽ tƣ vấn cho các đối tác bên ngoài đầu tƣ vào Tập đoàn. Nó chính là " cầu nối" giữa Tập đoàn và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, giúp các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài "sẵn sàng" đầu tƣ vốn vào các lĩnh vực của Tập đoàn. Và khi đó tổ chức tài chính trở thành ngƣời quản lý vốn đầu tƣ cho các đối tác nƣớc. [26].

1.2.2. Điều hoà và quản lý vốn

"Điều hoà vốn" có thể đƣợc hiểu là toàn bộ những hoạt động nhằm phân bổ nguồn vốn giữa các bộ phận trong một tổng thể để tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý, có hiệu quả. Cơ chế điều hoà vốn không có nghĩa là chuyển vốn một cách hành chính đơn thuần từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn mà bao gồm hệ thống quan hệ tài chính dựa trên hoạt động tín dụng thực sự. Cơ chế lãi suất hợp lý và những lợi ích chiến lƣợc lâu dài sẽ có tác dụng duy trì sự liên kết nội bộ bền vững của Tập đoàn.

Trong Tập đoàn, tại một khoảng thời gian nhất định, có những doanh nghiệp thiếu vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong khi đó các doanh nghiệp khác lại có vốn "nhàn rỗi" (tức là có vốn mà chƣa có nhu cầu đầu tƣ. Công ty tài chính đóng vai trò là trung gian tài chính trong cơ chế điều hoà vốn của Tập đoàn. Công ty tài chính huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các đơn vị để hình thành một nguồn vốn tập trung và ổn định hơn.

Đây là chức năng đặc biệt chỉ có ở CTTC Việt Nam. CTTC thay Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế điều hoà vốn: Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế giao cho CTTC quản lý các quỹ tập trung của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế; quản lý vốn của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế đầu tƣ vào các doanh ngiệp thành viên, các dự án, thực hiện huy động vốn và cho vay các doanh nghiệp thành viên theo chính sách, quy định của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế và thông qua các hoạt động đó chi phối, điều hoà nguồn vốn toàn Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế một cách hiệu quả hơn.

Có thể nhận thấy rằng, cơ chế điều hoà vốn thông qua Công ty tài chính cần phải kết hợp đồng bộ với cơ chế quản lý và sử dụng các quỹ của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế cũng nhƣ của các doanh nghiệp thành viên. Không nên để các quỹ chuyên dùng này trở thành một nguồn vốn "chết" mà cần thu hút bộ phận quỹ nhàn rỗi vào Công ty tài chính để cho vay.

Thực hiện chức năng này, Công ty tài chính có các nghiệp vụ sau: - Cho vay :

+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc.

+ Cho vay ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và hợp đồng ủy thác.

+ Cho vay tiêu dùng bằng các hình thức cho vay trả góp.

+ Công ty tài chính đƣợc cấp tín dụng dƣới hình thức chiết khấu, cầm cố thƣơng phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đối với cac tổ chức và cà nhân.

+ Công ty tài chính và các tổ chức tín dụng khác đƣợc tái chiết khấu, cầm cố thƣơng phiếu, trái phiếu và các giấy tờ khác của nhau.

- Bảo lãnh : Công ty tài chính đƣợc bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với ngƣời nhận bảo lãnh. Việc bảo lãnh của Công ty tài chính phải đƣợc thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc.

Ngoài ra Công ty tài chính còn đƣợc thực hiện các hoạt động khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nƣớc [26], [3], [4].

1.2.3. Đầu tƣ tài chính

Hoạt động đầu tƣ là luôn là nhiệm vụ quan trọng và giữ vai trò quyết định đến các kế hoạch về lợi nhuận của Công ty tài chính. Vì vậy, để tiến hành đầu tƣ, các CTTC phải tổ chức thực hiện nghiêm túc quy trình hoạt động đầu tƣ, sử dụng công cụ phân tích cơ bản, nhằm tập trung giải quyết những vấn đề vĩ mô nhƣ: phân tích sự tác động của lãi suất, tỷ giá, chính sách kinh tế - xã hội, các quan hệ kinh tế quốc tế, tác động tới hoạt động đầu tƣ - kinh doanh chứng khoán; phát hiện, dự đoán khuynh hƣớng phát triển và những biến động có thể sảy ra đối với toàn bộ nền kinh tế - đặc biệt là đối với thị trƣờng tài chính và triển vọng phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Đồng thời, để tính toán khả năng sinh lời, triển vọng tăng trƣởng, phân tích rủi ro đối với từng danh mục đầu tƣ cụ thể.

1.2.3.1. Mục tiêu đầu tƣ

Mục tiêu đầu tƣ đƣợc xác định và thiết lập trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thị trƣờng và phân tích lợi nhuận, rủi ro. Đồng thời, phải xuất phát từ khả năng tài chính, khả năng tham gia của các nhà đầu tƣ, những đặc điểm

và mục tiêu hoạt động đầu tƣ của CTTC. Trên cơ sở đó, phải xác định mục tiêu đầu tƣ là thu nhập, lãi vốn hay kết hợp cả hai mục tiêu này để hoạt động đầu tƣ một cách hiệu quả nhất.

Mục tiêu đầu tƣ đƣợc thực hiện thông qua các chiến lƣợc đầu tƣ. Nghĩa là, chiến lƣợc đầu tƣ phải đƣợc thành lập trên cơ sở mục tiêu đầu tƣ. Căn cứ vào mục tiêu đầu tƣ chủ động xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ để xác định cơ cấu tài sản (phân bố tài sản) và lựa chọn khoản mục đầu tƣ theo hƣớng năng động hoặc theo cơ cấu ổn định. Từ đó hình thành chiến lƣợc đầu tƣ mang tính chủ động hay thụ động hoặc sử dụng chiến lƣợc hỗn hợp cả hai thuộc tính này để hình thành danh mục đầu tƣ.

1.2.3.2. Lĩnh vực đầu tƣ

Lĩnh vực (danh mục) đầu tƣ thể hiện một cách tổng thể mục tiêu, chiến lƣợc đầu tƣ, việc phân bố tài sản và lựa chọn khoản mục đầu tƣ không chỉ đối với các loại hình chứng khoán, ngành, lĩnh vực mà CTTC quan tâm; mà còn thể hiện cả mục tiêu, phạm vi hoạt động của chúng trên thị trƣờng tài chính thế giới. Danh mục đầu tƣ của các CTTC không chỉ tập trung việc phân bố tài sản và lựa chọn những khoản mục đầu tƣ ở các thị trƣờng vốn phát triển mà còn tranh thủ những cơ hội đầu tƣ vào những ngành, lĩnh vực đang phục hồi ở những công ty thực hiện việc chuyển đổi mô hình, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc. Tuy nhiên đối với các CTTC trong các TĐKT thì ƣu tiên hàng đầu vẫn là đầu tƣ vào các ngành, lĩnh vực mà Tập đoàn đó có thế mạnh và ƣu tiên phát triển.

1.2.3.3. Cơ chế đầu tƣ Tài chính của Công ty tài chính

Công ty tài chính trong Tập đoàn là một mắt xích quan trọng để gắn kết, hợp tác giữa Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế và các đơn vị thành viên, với thị trƣờng tài chính tiền tệ. Công ty tài chính trong Tập đoàn ra đời không phải vì

mục tiêu chủ yếu là để tăng thêm một dịch vụ, một sản phẩm, để kinh doanh thêm về tín dụng, vay và cho vay cạnh tranh với Ngân hàng trong lĩnh vực tín dụng mà một trong những mục tiêu chính của việc ra đời của Công ty tài chính trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế là thực hiện chức năng đầu tƣ tài chính cho Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhằm phát triển tiềm lực, thế mạnh của Tập đoàn, từ đó đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong Tập đoàn. Thực hiện thành công chức năng này, Công ty tài chính trong Tập đoàn đã thực hiện thành công việc "xã hội hoá" việc đầu tƣ vào Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế, qua đó vốn của mọi ngành, mọi ngƣời có thể đƣợc đầu tƣ vào Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc, khu vực mà từ trƣớc tới nay vẫn bị coi là độc quyền của Nhà nƣớc. Hơn thế nữa, việc phát huy nội lực để đầu tƣ vào Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế sẽ đƣợc khai thác triệt để. Một mặt ƣu thế nữa của hoạt động đầu tƣ tài chính cho Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế cuả Công ty tài chính là nó sẽ góp phần cho sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán, bằng việc tạo ra hàng hoá có giá trị cho thị trƣờng này, bởi lẽ cổ phiếu của các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế mạnh chắc chắn sẽ có tính hấp dẫn cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy trong Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)