Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy trong Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Trang 99 - 104)

1.3.1 .Điều kiện về môi trƣờng vĩ mô

2.3. Đánh giá chung

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Công ty tài chính là loại mô hình trung gian tài chính phi ngân hàng mới ở Việt Nam, đặc biệt là Công ty tài chính trong các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc, là mô hình vẫn còn trong giai đoạn thí điểm thực hiện Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng. Trong thời gian qua, hoạt động của VFC đã đạt đƣợc một số kết quả và có những tác dụng quan trọng đối với sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn nói chung và của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn nói chung. Việc thành lập Công ty tài chính Công nghiệp tàu thủy đã góp phần làm đa dạng hóa các dịch vụ tài chính của Vinashin và các loại hình tổ chức tín dụng ở nƣớc ta. Các hoạt động của VFC đã góp phần làm tăng thêm nguồn vốn huy động, thực hiện chủ trƣơng phát huy nội lực và nhất là tạo thêm kênh dẫn vốn mới để bổ sung cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong Tập đoàn. Trong thực tế, VFC đã trở thành cầu nối giữa các ngân hàng thƣơng mại và các dự án đầu tƣ của Tập đoàn trong việc truyền dẫn một cách an toàn và hiệu quả các nguồn vốn trung và dài hạn.

Trong hai năm 2007 và 2008 VFC đã cùng với Tập đoàn tiến hành thành công việc vay các nguồn vốn nƣớc ngoài để phục vụ cho việc đầu tƣ và huy động vốn phát hành trái phiếu và vay của các tổ chức tín dụng khác. Bên cạnh việc thu hút thêm các nguồn vốn mới, VFC cũng đã thực hiện đƣợc vai trò điều hòa vốn trong Tập đoàn, cụ thể là VFC đã cung cấp tổng số tiền là trên 2500 tỷ hàng năm [30] cho các dự án trọng điểm của Tập đoàn; thực hiện

Mặc dù dịch vụ tài chính do VFC cung cấp ra đời rất muộn xong sự phát triển dịch vụ chính của VFC trong những năm qua đã đạt đƣợc những kết quả sau:

2.3.1.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động của VFC đã khẳng định đƣợc chức năng và vai trò trung gian tài chính của Công ty tài chính Công nghiệp tàu thuỷ. Nhiệm vụ quan trọng nhất đối với Công ty tài chính CNTT là điều hòa vốn trong nội bộ Tập đoàn và đáp ứng nhu cầu vốn của các công ty thành viên. Nó có sự khác biệt với ban, phòng tài chính thuộc Tập đoàn là nó không có chức năng quản lý tài chính mà đóng vai trò trung gian tài chính trong Tập đoàn và là một doanh nghiệp thực hiện kinh doanh tài chính thông qua tạo nguồn và cung cấp tài chính cho các đơn vị thành viên.

Trong thời gian qua, thị trƣờng tiền tệ có nhiều biến động nhƣ thay đổi lãi suất trong nƣớc và quốc tế, tình trạng lạm phát đặc biệt là suy thoái kinh tế toàn cầu đã gây ảnh hƣởng đến việc huy động vốn của VFC, tuy nhiên nhờ áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung cầu thị trƣờng cùng với sự hỗ trợ vốn rất lớn của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam qua nguồn vốn uỷ thác huy động từ trái phiếu quốc tế (750 triệu USD) [30] đã góp phần làm giảm thiểu tác động của thị trƣờng với việc huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lƣợng quản trị vốn và hiệu quả kinh doanh.

Với nghiệp vụ ủy thác mà trọng tâm là việc quản lý tài sản cho ngƣời uỷ thác đƣợc thực hiện dƣới mọi hình thức và với cách sắp xếp khác nhau các tài sản đƣợc tách riêng khỏi các tài sản thuộc công ty đã thể hiện rõ ràng vai trò trung gian của công ty tài chính, công ty chỉ thay mặt ngƣời ủy thác để quản lý chứ đó không phải là vốn của công ty và đáp ứng đƣợc vai trò là dẫn vốn từ ngƣời thừa vốn tới ngƣời thiếu vốn.

- Việc huy động và sử dụng vốn ủy thác để cho vay giúp VFC vƣợt qua đƣợc những hạn chế trong lĩnh vực đầu tƣ vốn. Theo qui định của Ngân hàng nhà nƣớc thì các tổ chức tín dụng chỉ đƣợc phép cho vay đối với mỗi khách hàng không quá 15% vốn tự có của tổ chức đó [27]. Theo qui định này thì VFC, mặc dù có vốn tự có rất lớn cũng chỉ có thể cho mỗi khách hàng vay tối đa là 162 tỷ VND cho tất cả các dự án của khách hàng đó. Mức này quả thực là quá nhỏ đối với các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp đóng tàu khi mà các dự án của các công ty trong ngành thƣờng xuyên ở mức hàng chục triệu USD. Tuy Công ty tài chính có thể thu xếp vốn cho các dự án này nhƣng không thể tham gia vào thực hiện dự án đó nên đã mất đi những khoản thu nhập đáng kể. Việc này có thể có nhiều cách giải quyết nhƣ tăng vốn điều lệ nhƣng trong số các giải pháp đó thì ủy thác đƣợc xem là một giải pháp dễ thực hiện về mặt kỹ thuật cũng nhƣ về mặt tài chính. Khi VFC thực hiện nghiệp vụ ủy thác thì không phải chịu bất cứ một hạn chế về mức cho vay do vốn ủy thác là nguồn vốn của ngƣời khác ủy thác cho Công ty tài chính quản lý trong đó có việc cho ngƣời khác vay nên nó không nằm trong bảng cân đối của công ty tài chính, đó chỉ đƣợc coi là việc Công ty tài chính làm hộ ngƣời khác. Mọi rủi ro liên quan đến khoản vốn ủy thác cho vay đều có trách nhiệm của ngƣời ủy thác nên vốn ủy thác không chịu sự quản lý của Ngân hàng nhà nƣớc nhƣ đối với các khoản huy động khác nhƣ các khoản vay từ dân cƣ và các tổ chức tín dụng, những ngƣời gửi tiền tại các tổ chức tín dụng sẽ không phải đối mặt với các rủi ro khi mà các khoản vốn ủy thác gặp phải rủi ro. Công ty tài chính chỉ phải chú ý tới việc nếu nhận vốn ủy thác từ các tổ chức tín dụng khác thì khoản vốn này cũng không đƣợc quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng đó.

- Một trong những thành công lớn của VFC là đã phát hành đƣợc 600 tỷ đồng tiền trái phiếu trong các năm 2006 và năm 2007, huy động đƣợc các

nguồn vốn của nhiều khách hàng khác nhau đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các dự án cũng nhƣ phục vụ nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thành viên trong Tập đoàn. Đây là một bƣớc tiến lớn của VFC, khẳng định vị thế và uy tín của VFC trên thị trƣờng vốn [5], [6], [30].

2.3.1.2. Hoạt động cho vay và dịch vụ tài chính

Bƣớc đầu VFC đã xây dựng đƣợc mối quan hệ bền vững với hầu hết các đơn vị thành viên của Vinashin thông qua việc đáp ứng nhu cầu vay vốn ngắn hạn với lãi suất thấp cho các đơn vị hạch toán độc lập; giảm bớt các khâu trong quy trình thẩm định đối với cho vay trung và dài hạn nhƣng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên trong việc lập kế hoạch giải ngân, thủ tục giải ngân, thủ tục thanh toán và nhận nợ giữa chủ đầu tƣ với bên nhận thầu, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thành viên. VFC là đơn vị trong ngành, nên hiểu rất rõ các đơn vị thành viên, do vậy các dịch vụ tƣ vấn tài chính nhƣ: Tƣ vấn cổ phần hóa các doanh nghiệp, xây dựng quy trình phát hành trái phiếu, quản lý tài chính đã rất phát triển, đƣợc các đơn vị thành viên tin tƣởng. Ngoài các đơn vị thành viên trong VFC, VFC đã mở rộng hoạt động ra các đơn vị ngoài ngành. Đã thiết lập đƣợc mối quan hệ tốt với nhiều tổ chức tài chính trên thị trƣờng tài chính Việt Nam. VFC đã huy động và đáp ứng đầy đủ và kịp thời một lƣợng vốn lớn cho đầu tƣ phát triển của Tập đoàn.

Nghiệp vụ cho vay là một nghiệp vụ nếu thực hiện tốt sẽ có đƣợc ấn tƣợng rất tốt đối với khách hàng. Do đặc thù là một nghiệp vụ dựa vào lòng tin của khách hàng nên khi thực hiện tốt khách hàng sẽ có sự tin cậy rất lớn vào công ty dẫn đến hoạt động của các nghiệp vụ khác gặp nhiều thuận lợi. Trong việc thực hiện nghiệp vụ cho vay cần tránh để mắc vào vấn đề đạo đức của đội ngũ nhân viên tín dụng, muốn vậy thì các nhân viên của nghiệp vụ

phải đƣợc chọn lựa và đào tạo cẩn thận về trách nhiệm. Khi khách hàng đã có lòng tin thì hoạt động cho vay sẽ rất thuận lợi để phát triển.

Hoạt động tín dụng của Công ty đƣợc sự xét duyệt tập thể bởi các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, hàng hải và đóng tàu. Một lợi thế quan trọng mà Công ty tài chính trong Tập đoàn là có đƣợc là sự xét duyệt tập thể đƣợc tiến hành bởi một số kỹ thuật viên - các chuyên viên trong các lĩnh vực- trong lĩnh vực tài chính nhất là trong lĩnh vực đóng tàu và hàng hải khi Công ty tài chính thực hiện đầu tƣ vào các dự án của ngành. VFC có hệ thống các dịch vụ bổ trợ để hoàn thành nghiệp vụ cho vay một cách hiệu quả. Hoạt động cho vay của VFC có đƣợc sự hỗ trợ lớn của một hệ thống các nghiệp vụ bổ trợ của các phòng kinh doanh trong công ty. Có thể nói hoạt động cho vay đƣợc sự hỗ trợ của cả công ty khi có nghiệp vụ xảy ra. Trong các nghiệp vụ cho vay rất cần đến sự trợ giúp của phòng kinh doanh tiền tệ, phòng dịch vụ tài chính tiền tệ và đƣợc sự trợ giúp hiệu quả trong những công việc nhƣ phƣơng án đầu tƣ cho vay, quản lý khoản vay, thẩm địng tài chính dự án... Đặc biệt là đối với nghiệp vụ ủy thác quản lý vốn đã nhận đƣợc sự hỗ trợ của một hệ thống các nghiệp vụ khác của công ty mà thiếu nó thì nghiệp vụ này khó có thể hoàn thành tốt đƣợc, nhƣ nghiệp vụ đầu tƣ dự án của phòng dự án và phát triển, kinh doanh chứng khoán, đầu tƣ cổ phần vào các doanh nghiệp nhà nƣớc trong ngành.

Dịch vụ cho vay của VFC đã đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu về vốn đầu tƣ cho Tập đoàn, tính đến ngày 31/12/2008 tổng dƣ nợ cho vay cả ngắn trung và dài hạn là trên 8.000 tỷ đồng [5], [6].

Dịch vụ tài chính của VFC giúp mở rộng khả năng tiếp cận của khách hàng với các dịch vụ tài chính. VFC đã xây dựng đƣợc mạng lƣới cung cấp dịch vụ tài chính trên cả ba miền của đất nƣớc. Với mạng lƣới đó, VFC đã

nhanh gọn và khoa học từ đó nâng cao chất lƣợng dịch vụ, khẳng định đƣợc vị trí của mình trên thị trƣờng kinh doanh dịch vụ tài chính.

2.3.1.3. Hoạt động đầu tƣ tài chính

Hoạt động đầu tƣ tài chính của công ty đã đạt đƣợc những kết quả khả quan nhƣ hoạt động kinh doanh ngoại tệ lãi 2,6 tỷ năm 2007, Công ty đã thiết lập đƣợc danh mục đầu tƣ chứng khoán đa dạng với nhiều loại hình công ty và nhiều ngành nghề khách nhau. Điều này đã góp phần giảm thiểu đƣợc rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán đồng thời cũng góp phần mang lại lợi nhuận cho Công ty [5], [6].

Bƣớc sang năm 2008 Công ty chứng khoán VFCSE đƣợc đăng ký thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2009, đây là một bƣớc tiến lớn trong việc chuyên môn hoá hoạt động đầu tƣ tài chính của VFC và khẳng định đƣợc vai trò quan trọng của hoạt động đầu tƣ tài chính trong các hoạt động chính của VFC. Hoạt động của Công ty chứng khoán VFCSE không những mang lại những giá trị về mặt tài chính cho VFC mà còn sẽ góp phần làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tƣ tài chính của VFC và Tập đoàn với các dịch vụ tƣ vấn tài chính, tƣ vấn cổ phần hoá, niêm yết và phát hành chứng khoán, tƣ vấn quản trị công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy trong Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)