Định hƣớng phát triển của Tập đoàn CNTT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy trong Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Trang 118 - 119)

1.3.1 .Điều kiện về môi trƣờng vĩ mô

3.2. Định hƣớng phát triển của Tập đoàn CNTT Việt Nam

Cụ thể hoá định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nƣớc vào ngành công nghiệp đóng tàu, Tập đoàn CNTT Việt Nam có những định hƣớng phát triển nhƣ sau [29], [30]:

- Xây dựng trở thành Tập đoàn có quy mô lớn, trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hoá cao; kinh doanh đa ngành, trong đó đóng tàu, sửa chữa tàu và vận tải biển là các ngành kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với khoa học công nghệ; nghiên cứu triển khai; đào tạo có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

- Trở thành Tập đoàn kinh tế có tiềm lực tài chính mạnh theo mô hình công ty mẹ – công ty con, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế; giữ vững vị trí là ngành kinh tế mũi nhọn, thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang các ngành nghề khác nhƣ dịch vụ, du lịch, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, đáp ứng nhu cầu trong Tập đoàn và trên thị trƣờng.

- Tập hợp đội ngũ nhân lực trình độ chuyên môn cao, lành nghề, năng động thích ứng với điều kiện sản xuất hiện đại, sức ép công việc cao. Thực hiện quy chế phân phối thu nhập hợp lý.

- Tạo đƣợc hình ảnh ấn tƣợng đối với cộng đồng, từng bƣớc đƣa thƣơng hiệu Vinashin trở thành quen thuộc với công chúng và bạn hàng trên thế giới,

phấn đấu đƣa ngành công nghiệp Đóng tàu Việt Nam đứng vị trí thứ 4 trên thế giới.

Với định hƣớng chiến lƣợc phát triển của Tập đoàn CNTT Việt Nam nhƣ vậy thì trƣớc mắt Vinashin nên tập trung vào mục tiêu phát triển các ngành nghề kinh doanh cốt lõi trong đó các ngành nghề kinh doanh trong đó đóng mới và sửa chữa tàu vẫn là nghề chính, thay vì trải đều theo chiều dọc địa lý, Vinashin nên thu hẹp phạm vi phát triển, tập trung vào nâng cao lực sản xuất cho các nhà máy lớn đã có truyền thống lâu năm trong ngành đóng tàu. Sự mở rộng hoạt động của các ngành công nghiệp phụ trợ nhƣ luyện kim, chế tạo thép, chế tạo động cơ và các dịch vụ kỹ thuật hàng hải khác hay các dịch vụ về du lịch, khách sạn, đặc biệt là lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng là hƣớng đi hoàn toàn đúng đắn. Điều này sẽ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu đến ngành đóng tàu Việt Nam sẽ có tỉ lệ nội địa hoá là 60%. Đồng thời để có thể phát triển đƣợc nghề kinh doanh các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng Tập đoàn phải nghiên cứu các giải pháp để hoàn thiện các định chế tài chính của Tập đoàn một cách nghiêm túc có nhƣ vậy mới có thể đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy trong Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)