Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy trong Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Trang 104 - 115)

1.3.1 .Điều kiện về môi trƣờng vĩ mô

2.3. Đánh giá chung

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

a) Mô hình hoạt động của VFC

Các công ty con hoạt động chƣa hiệu quả và dịch vụ tài chính chƣa đa dạng. Trong Tập đoàn số lƣợng chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính còn rất khiêm tốn mới chỉ có VFC và 03 công ty con. Dịch vụ mà các chủ thể tài chính của VFC cung cấp còn rất hạn hẹp, quy mô nhỏ, hoạt động còn rất đơn lẻ và iềm lực tài chính thể yếu. Quy mô của các chủ thể cung cấp dịch vụ tài

chính của VFC còn nhỏ bé, vốn điều lệ lúc mới thành lập thấp VFCS 300 tỷ đồng, công ty cho thuê tài chính 100 tỷ đồng, của công ty mẹ VFC là 1023 tỷ đồng. Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tƣ phát triển nghiệp vụ và lợi nhuận không chia đều không lớn, do đó vốn tự có của các chủ thể này cũng thấp. Với mức vốn tự có thấp nhƣ vậy rất khó khăn cho các công ty trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tƣ cơ sở vật chất và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại[6].

Với tiềm lực tài chính của các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính ở VFC còn nhiều hạn chế nhƣ vậy, để có thể đứng vững trong môi trƣờng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gay gắt đòi hỏi VFC phải có một chiến lƣợc đầu tƣ rõ ràng trong việc nâng cao tiềm lực tài chính cho các chủ thể này, mới hy vọng nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Trong VFC còn thiếu các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính nhƣ Bảo hiểm, Mua bán nợ. Để có thể thu hút đƣợc nguồn vốn đầu tƣ cho mục tiêu xây dựng Tập đoàn vững mạnh thì Tập đoàn phải có kế hoạch và lộ trình phát triển dịch vụ tài chính thông qua việc xây dựng và phát triển các định chế tài chính, có nhƣ vậy mới đa đạng hoá đƣợc các hình thức huy động vốn nhằm xây dựng và phát triển Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam trong tƣơng lai.

b) Chất lượng lao động và chất lượng dịch vụ chưa cao.

- Đội ngũ cán bộ quản lý và khai thác dịch vụ còn nhiều hạn chế chƣa theo kịp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tỷ lệ lao động có trình độ cao trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tài chính còn thấp. Tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ tài chính của VFC kém cạnh tranh so với các đối thủ khác, nhất là ngân hàng một mặt là do trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và khai thác dịch vụ.

riêng lẻ, cục bộ chỉ phù hợp với điều kiện và khả năng của từng chủ thể cung cấp dịch vụ, vẫn chƣa có một quy hoạch tổng thể về việc tin học hoá mạng lƣới cung cấp dịch vụ tài chính của Tập đoàn, chuyển tiền, thanh toán, đến dịch vụ cho vay. Do vậy chất lƣợng dịch vụ còn thấp làm hạn chế tính cạnh tranh của dịch vụ tài chính do VFC cung cấp so với các đối thủ khác trên thị trƣờng tài chính Việt Nam.

c) Về các hoạt động chủ yếu của công ty tài chính

Các dịch vụ ngân hàng mà VFC tham gia cung cấp còn rất nghèo nàn, mới ở xuất phát điểm tiếp cận với các dịch vụ truyền thống của các ngân hàng thƣơng mại. Hình thức huy động vốn còn đơn điệu, chƣa áp dụng các hình thức huy động và nhận tiền gửi mới, phù hợp với nhu cầu của ngƣời dân. Dƣ nợ các dịch vụ cho từ nguồn vốn huy động đƣợc là rất nhỏ, chủ yếu cho vay đồng tài trợ, ủy thác cho vay. Các dịch vụ về chứng khoán, cho thuê tài chính còn trong giai đoạn thử nghiệm.

VFC chỉ đƣợc nhận tiền gửi có kỳ hạn tử một năm trở lên, chƣa đƣợc phép huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, trong khi vốn đi vay của các tổ chức tín dụng khác có lãi suất cao nên việc huy động vốn của VFC chủ yếu là nguồn vốn ủy thác của Tập đoàn và các tổ chức tín dụng khác. Hiện tại, VFC chƣa có chính sách quản lý điều hành tập trung nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại Tập đoàn và các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc. Hầu hết các đơn vị có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi nhƣ các khoản doanh thu phải nộp điều tiết về VFC chƣa nộp, các quỹ tạm thời chƣa sử dụng thƣờng gửi vào các tài khoản mở tại các tổ chức tín dụng để hƣởng lãi suất thấp hoặc không có lãi suất, trong khi các đơn vị thành viên khác đang thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh lại phải đi vay các Ngân hàng Thƣơng mại với lãi suất cao dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi trong VFC thấp.

- Dịch vụ cho vay còn kém phát triển, chủ yếu cho vay bằng hình thức đồng tài trợ và ủy thác cho vay với số lƣợng phụ thuộc vào Tập đoàn trong khi nhu cầu vốn đầu tƣ trong ngành là rất lớn. Với vai trò là một Công ty tài chính trong Tập đoàn việc đánh giá tính khả thi của các dự án trong Tập đoàn là rất quan trọng, tuy nhiên nhiệm vụ này chủ yếu là do các ban chuyên môn của Tập đoàn thực hiện, Công ty tài chính chỉ đơn thuần nhận uỷ thác cho vay, quản lý vốn vay và giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích chứ không phải chịu trách nhiệm về rủi ro và hiệu quả đầu tƣ của dự án.

- Khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng mà VFC cung cấp của khách hàng rất hạn chế.

+ Một mặt do huy động vốn từ dân cƣ và các doanh nghiệp còn thấp, mặt khác dịch vụ cho vay của VFC cũng rất hạn chế do vốn điều lệ của công ty thấp, mà hạn mức cho vay đối với một khách hàng bị khống chế bởi tỷ lệ của Ngân hàng Nhà nƣớc, nên cả hai dịch vụ này của VFC đều chƣa có khả năng tiếp cận đƣợc với mọi đối tƣợng khách hàng.

+ Một yếu tố nữa làm hạn chế khả năng tiếp cận của dịch vụ ngân hàng là do thế mạnh về hệ thống mạng lƣới sẵn có của Tập đoàn chƣa đƣợc khai thác hết. Hiện tại VFC chỉ có 3 chi nhánh ở Hải Phòng, Đà Nẵng và TP. HCM và năng lực phục vụ của mạng lƣới không đồng bộ, trong đó chi nhánh ở Hải Phòng mới đƣợc thành lập.

- Hoạt động đầu tƣ tài chính chƣa thực sự hiệu quả. Năm 2007 công ty đầu tƣ vào nhiều loại chứng khoán có tính thanh khoản cao và đã đạt kết quả là lãi 18 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2008 do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế và sự giảm sút của thị trƣờng chứng khoán nên công ty đã lỗ 81 tỷ đồng.

+ Tính đến hết quý 2 năm 2009, công ty chứng khoán VFCS mới chỉ hoạt động ở lĩnh vực tƣ vấn, tự doanh chứng khoán, các nghiệp vụ nhƣ môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán chƣa hoạt động. Vì là một

công ty chứng khoán mới ra đời, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, công ty bị cạnh tranh của các công ty chứng khoán có tiềm lực lớn trên thị trƣờng nên thị phần của công ty là rất nhỏ với các hợp đồng chủ yếu là từ các công ty trong nội bộ Tập đoàn.

- Hiện nay các dịch vụ tài chính do VFC cung cấp đang bị cạnh tranh rất mạnh bởi các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nhƣng VFC chƣa quan tâm thỏa đáng tới hoạt động quảng cáo, do đó chƣa khuyến khích đƣợc khách hàng sử dụng dịch vụ. Hoạt động quảng cáo còn rất nghèo nàn cả về nội dung lẫn hình thức. Quảng cáo mới chủ yếu tập trung giới thiệu tại tạp chí trong ngành, chƣa có những hoạt động quảng cáo toàn diện tập trung vào những thị trƣờng mục tiêu và khách hàng trọng điểm.

d) Quan hệ của VFC với Tập đoàn và các đơn vị thành viên

Thị trƣờng chủ yếu của VFC là Tập đoàn và các đơn vị thành viên, mọi hoạt động của VFC liên quan đến mọi hoạt động kinh odanh tài chính trong nội bộ của Vinashin, do vậy mục tiêu đặt ra khi thành lập là VFC sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong dây chuyền vốn và tín dụng của Vinashin, bên cạnh việc triển khai và phát triển các dịch vụ tài chính thì các hoạt động của VFC còn phải tạo ra những mối quan hệ mới mang tính chuyên môn trong hoạt động điều hành và tăng hiệu quả hoạt động trong nội bộ của Vinshin. Nhƣng trên thực tế hoạt động của VFC là tách biệt với Vinashin, gần nhƣ bị đặt ra ngoài hệ thống vốn và tín dụng của Vinashin trong các hoạt động đầu tƣ và các kế hoạch về nguồn vốn. Các dự án đều do Tập đoàn thẩm định và phê duyệt cho nên tính khách quan và chất lƣợng thẩm định là chƣa cao dẫn đến hiệu quả đầu tƣ của các dự án là kém. Nhiệm vụ của VFC chủ yếu là nhận ủy thác cho vay theo hợp đồng ủy thác. Việc huy động, quản lý nguồn ủy thác các Ban của Tập đoàn cũng tham gia vì vậy gây chồng chéo trong việc quản lý nguồn vốn.

Các đơn vị thành viên của Vinashin đã đƣợc Tập đoàn khuyến khích sử dụng dịch vụ tài chính của VFC với lãi suất ƣu đãi nhƣng thực tế các đơn vị thành viên của Vinashin đã dùng nhiều nguồn vốn khác nhau nên ảnh hƣởng đến hoạt động điều hòa vốn của VFC trong Tập đoàn. Bên cạnh đó một số đơn vị vay vốn của VFC nhƣng hồ sơ vay vốn lại không đạt yêu cầu để cho vay nên làm ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện các dự án cũng nhƣ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên.

Nhu cầu về các dịch vụ tƣ vấn, quản lý tài chính chƣa thực sự đƣợc các thành viên của Vinashin quan tâm đúng mức từ cấp quản lý cao nhất đến các đơn vị thành viên, trong khi đó đây lại là một hoạt động thƣờng xuyên của VFC. Do đặc trƣng của ngành đóng tàu là cần nhiều công đoạn nên trong thời gian qua Vinashin đã phát triển nhiều công ty với mục đích là làm công nghiệp phù trợ cho các Nhà máy đóng tàu lớn. Cũng chính vì vậy mà các đơn vị của Vinashin vay nợ của nhau trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, việc quản lý các khoản nợ này nếu đƣợc thông qua Công ty tài chính thì việc bù trừ các khoản nợ vòng quanh của các đơn vị thành viên, tuy nhiên trên thực tế việc này lại đang là một gánh nặng đối với hoạt động tài chính của Tập đoàn bởi các khoản nợ này lại đƣợc các ban chuyên môn của Tập đoàn quản lý trong khi chuyên môn về hoạt động này không có. Đây cũng chính là bất cập lớn của Vinashin hiện nay, chính vì vậy trong thời gian tới, hoạt động quản lý luồng tiền ra, luồng tiền vào của các đơn vị thành viên Vinashin nên đƣợc thông qua sự quản lý của VFC.

Tất cả các yếu tố trên đã làm cho dịch vụ tài chính của VFC có tính cạnh tranh kém so với ngân hàng và các đối thủ khác trên thị trƣờng tài chính.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Hệ thống các văn bản pháp luật quan trọng điều chỉnh hoạt động dịch vụ tài chính do VFC cung cấp thời gian qua còn có một số bất cập sau:

Hiện nay Nghị định 79/2002/CP ngày 4/10/2002 về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính và thông tƣ 81/2006/CP sửa đổi Nghị định 79/2002/CP, bên cạnh các yếu tố thuận lợi là các Công ty tài chính đã đƣợc đa dạng hóa và nội dung hoạt động của các Công ty tài chính cũng đƣợc điều chỉnh rộng hơn thì còn một số những bất cập về mô hình tổ chức, hoạt động của VFC cũng nhƣ của các Công ty tài chính trong Tập đoàn kinh tế. Nhà nƣớc cần làm rõ mô hình tổ chức và hoạt động của các Công ty tài chính trong Tập đoàn kinh tế, tạo điều kiện cho các Công ty tài chính phát huy đƣợc vai trò là công cụ tài chính đắc lực phục vụ cho hoạt động và phát triển chung của Tập đoàn. Xét về tính chất sở hữu, mô hình phổ biến của các Công ty tài chính trong Tập đoàn kinh tế là dạng công ty cổ phần, trong đó Tập đoàn tham gia với tƣ cách là một cổ đông sẽ là mô hình công ty ƣu việt hơn.

Theo qui định của Ngân hàng Nhà nƣớc mức vốn cho vay đối với một khách hàng của Công ty tài chính là 15% vốn tự có. Đây là tỷ lệ khá thấp so với nhu cầu về vốn đầu tƣ cho các dự án của Tập đoàn trong khi khách hàng chủ yếu của Công ty tài chính chỉ là các đơn vị trong nội bộ Tập đoàn. Do hạn chế bởi tỷ lệ cho vay nên VFC trong Tập đoàn chỉ làm đƣợc nhiệm vụ là ngƣời thu xếp vốn cho các dự án của Tập đoàn không đƣợc đứng ra làm đầu mối để tổ chức hợp vốn vì vậy hạn chế rất lớn tới việc phát triển các dịch vụ của Công ty tài chính. Cũng theo quy định hiện hành, không đƣợc làm dịch vụ thanh toán trong khi nhu cầu thanh toán giữa các đơn vị trong Tập đoàn là rất lớn, nhất là nhu cầu điều hòa vốn. Tất cả việc giải ngân, thu nợ, thanh toán lãi đều phải thông qua ngân hàng thƣơng mại, điều này gây khó khăn không nhỏ cho hoạt động của công ty tài chính.

Có thể nói sự phát triển các dịch vụ tài chính trong Tập đoàn thông qua việc phát triển các định chế tài chính còn nhiều hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trên một mặt là do quan điểm của Tập đoàn trong việc phát triển các định chế tài chính này:

Thứ nhất: Hệ thống các cơ chế quản lý trong Tập đoàn chƣa có. Tập

đoàn vẫn chƣa có điều lệ Tổ chức hoạt động và theo đó các quy chế quản lý nhƣ quy chế tài chính, quy chế đầu tƣ và một số quy chế khác chƣa đƣợc ban hành gây khó khăn cho hoạt động tài chính, đầu tƣ của Tập đoàn nói chung và của Công ty tài chính nói riêng.

Các nhà hoạch định chính sách của Tập đoàn chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát triển các dịch vụ tài chính trong Tập đoàn thông qua việc phát triển các định chế tài chính. Thực tế cho thấy không có một định chế tài chính nào là hoàn hảo tuyệt đối về tổ chức cũng nhƣ hoạt động và có thể cùng một lúc phát huy tất cả các nghiệp vụ kinh doanh để đáp ứng đầy đủ các dịch vụ tài chính trong khi nhu cầu về các dịch vụ này lại rất đa dạng và phong phú, yêu cầu về tính chuyên nghiệp ngày một cao, vì vậy Tập đoàn cần xây dựng chiến lƣợc phát triển các dịch vụ này, ƣu tiên phát triển dịch vụ nào trƣớc thì đầu tƣ xây dựng các định chế tài chính kinh doanh dịch vụ đó và tạo cơ hội cũng nhƣ đầu tƣ đủ điều kiện cho nó phát triển.

Thứ hai: Tập đoàn chƣa đánh giá đúng tầm quan trọng của các định chế

tài chính này trong việc kinh doanh các dịch vụ tài chính. Do đó kế hoạch hàng năm Tập đoàn giao cho VFC chỉ mang tính cầm chừng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong Tập đoàn chứ không tạo điều kiện cho nó phát triển. Chính vì vậy trong quá trình điều hành hoạt động của VFC có sự chồng chéo chức năng giữa các ban chuyên môn của Tập đoàn với chức năng của các định chế tài chính này chẳng hạn:

- VFC đƣợc thành lập với mục đích làm đầu mối huy động vốn cho Tập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy trong Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Trang 104 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)