.Tƣ vấn tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy trong Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Trang 39)

1.2.4.1. Vai trò của dịch vụ tƣ vấn tài chính

Dịch vụ tƣ vấn tài chính của các định chế tài chính rất đa dạng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trƣờng tài chính thì dịch vụ tƣ vấn tài chính đã và đang góp một phần quan trọng trong việc làm lành mạnh hóa và chuyên nghiệp hóa trong hoạt động tài chính.

Dịch vụ tài chính là dịch vụ kinh doanh nhƣng đƣợc hiểu theo nghĩa rất hẹp là nhóm dịch vụ liên quan trực tiếp đến: Huy động vốn; Dàn xếp vốn; Quản trị các nguồn vốn.

Doanh nghiệp bên cạnh hoạt động vận hành kinh doanh đƣợc diễn ra lặp đi lặp lại hàng ngày, thì khi họ muốn triển khai một kế hoạch mới: dự án mở rộng, đầu tƣ mới, mua lại doanh nghiệp khác,... họ sẽ đối mặt với những vấn đề về vốn.

Nền kinh tế và đặc biệt là thị trƣờng tài chính ngày càng phát triển kéo theo sự hình thành của ngày càng nhiều những nhu cầu mới và dịch vụ đáp ứng. Dịch vụ tài chính, do đó, cũng đã mở rộng thêm sang những lĩnh vực mới nhƣ:

+ Sắp xếp và tái cấu trúc nguồn vốn, cơ cấu sở hữu quy định.

+ Quy hoạch chiến lƣợc các khoản đầu tƣ, trong đó vai trò tiếp theo quan trọng nhất là vốn.

Đây là những công việc mang tính chuyên môn cao, cần cùng lúc phối hợp nhiều nguồn lực quy mô lớn - nhân lực và vật lực. Các định chế tài chính chính là những đơn vị đảm nhiệm công việc này.

1.2.4.2. Các dịch vụ tƣ vấn tài chính

a) Dịch vụ Bên Bán

Dịch vụ “Bên bán” giúp khách hàng tăng nguồn vốn để phục vụ việc mở rộng kinh doanh bằng cách phát hành thêm hoặc bán chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu hay trái phiếu chuyển đổi) ra công chúng hoặc thu hút nguồn vốn từ các quỹ nhƣ là quỹ đầu tƣ riêng lẻ, các khoản vay hay các khoản tài trợ dự án. Dịch vụ tƣ vấn dựa trên tình hình thị trƣờng và những công cụ tài chính thích hợp nhất để kết hợp hiệu quả giữa kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, có thể giúp việc bán tài sản hay phần tách ra của việc tái cấu trúc hoặc thay đổi trong định hƣớng chiến lƣợc.

Dịch vụ “Bên bán” bao gồm chào bán riêng lẻ, chào bán lần đầu ra công chúng, phát hành thêm, niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán trong và ngoài nƣớc, tài trợ dự án và thoát vốn.

b)Dịch vụ Bên mua

Dịch vụ “Bên mua” là dịch vụ giúp khách hàng tận dụng nguồn vốn của mình để phát huy tối đa giá trị bằng cách tìm kiếm và nắm bắt những cơ hội đầu tƣ, sát nhập hoặc mua bán doanh nghiệp và các dự án.

Khách hàng của Dịch vụ "Bên mua" là các nhà đầu tƣ tài chính chiến lƣợc nhƣ là các công ty và tổ chức tài chính (các quỹ đầu tƣ và công ty bảo hiểm). tập trung vào việc tìm hiểu những loại hình đầu tƣ của khách hàng để kết hợp với những công ty hoặc dự án phù hợp nhất về vốn cũng nhƣ kỹ thuật và khả năng quản lý [14], [2], [9]

c) Dịch vụ Tư vấn tài chính

Dịch vụ Tƣ vấn mua bán, sáp nhập, chia tách công ty cung cấp cho khách hàng về mặt quản lý dự án thông qua các bƣớc từ lúc lập kế hoạch cho đến lúc thực hiện và sau khi đã hoàn tất, bao gồm thẩm định chuyên sâu, định giá, thƣơng lƣợng, cơ cấu và tài trợ dự án. Các giao dịch mua bán, sát nhập, chia tách công ty có độ phức tạp cao cần có sự tƣ vấn của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, thuế và luật. Dịch vụ tƣ vấn tài chính giúp khách hàng định hƣớng việc quản lý dự án cũng nhƣ kết hợp các nguồn lực có liên quan.

Dịch vụ định giá cung cấp những tƣ vấn định giá độc lập mang tính chuyên nghiệp cho doanh nghiệp và các giao dịch tài chính nhƣ là phát hành trái phiếu doanh nghiêp, tái cơ cấu doanh nghiệp, đầu tƣ, sát nhập và liên kết liên doanh.

Vai trò của CTTC trong Tập đoàn là hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Tập đoàn. Vì vậy, có thể khẳng định rằng việc thành lập Công ty tài chính trong các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam là cần thiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đứng trƣớc nhiều cơ hội và không ít thách thức, việc xây dựng và vận hành Công ty tài chính chắc chắn sẽ còn những điều bất cập, gây khó khăn cho các nhà hoạch định trong việc đƣa ra các chính sách

và mô hình hoạt động cụ thể. Vì vậy, cần phải phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động và sự phát triển của loại hình tổ chức tài chính này [14].

1.3. Điều kiện phát triển các Công ty tài chính trong Tập đoàn kinh tế 1.3.1.Điều kiện về môi trƣờng vĩ mô 1.3.1.Điều kiện về môi trƣờng vĩ mô

Công ty tài chính đƣợc xác định rõ trong thị trƣờng vốn, nó là một thành phần tham gia vào chu trình vòng quay của vốn và nó chịu tác động của môi trƣờng kinh tế và môi trƣờng luật pháp của mỗi quốc gia.

1.3.1.1.Về môi trƣờng kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của các định chế tài chính nói chung và Công ty tài chính nói riêng. Khi nền kinh tế suy thoái, các công ty thƣờng thu hẹp sản xuất nhu cầu vay vốn thƣờng cũng hạn chế, điều đó ảnh hƣởng đến hoạt động của Công ty tài chính trong Tập đoàn với chức năng trung gian về vốn cho các đơn vị thành viên; ngƣợc lại trong thời kỳ hƣng thịnh, nhu cầu đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên, tích luỹ lớn. Khi đó, đòi hỏi Công ty tài chính cũng phải tăng cƣờng hoạt động của mình để đáp ứng cho nhu cầu phát triển đó.

Mặt khác, mức độ phát triển của thị trƣờng tài chính tiền tệ có ảnh hƣởng rất lớn, quyết định sự phát triển của các tổ chức tài chính. Thực tế, ở các nƣớc có thị trƣờng tài chính tiền tệ phát triển ở bậc cao thì khả năng chi phối về tài chính của các Công ty tài chính trong Tập đoàn là rất lớn. Các công ty này chủ yếu hoạt động trên thị trƣờng tài chính tiền tệ, kinh doanh các công cụ tài chính, quản lý các danh mục đầu tƣ, để tăng tìêm lực tài chính cho mình, sau đó, với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, nó kiểm soát chi phối hoạt động tài chính trong Tập đoàn. Vì thế, các Tập đoàn thƣờng thực hiện huy động vốn, điều hoà vốn thông qua công ty tài chính. Hơn nữa, trong thị

trƣờng tài chính tiền tệ phát triển, các công cụ tài chính phát triển đa dạng, vì thế, các doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều hình thức phù hợp hoạt động và khả năng tài chính của họ [14], [2], [9].

Nhƣ vậy, hoàn thiện phát triển mô hình Công ty tài chính không thể tách rời việc tạo lập và phát triển nền kinh tế, phát triển thị trƣờng tài chính, thị trƣờng vốn, đa dạng hóa các công cụ tài chính và cần phải hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật tạo điều kiện để áp dụng có hiệu quả các công cụ đó.

1.3.1.2. Về môi trƣờng pháp lý

Công ty tài chính chịu sự quản lý của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế về chiến lƣợc phát triển, về tổ chức và nhân sự, chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc về nội dung và phạm vi hoạt động nghiệp vụ. Công ty tài chính hoạt động theo luật doanh nghịêp và quy chế hoạt động của các tổ chức tín dụng.

 Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính.

 Nghị định số 81/2008/NĐ-CP ngày 29/7/2008 sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty tài chính.

 Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc số 107/2000/QĐ- NHNN1 ngày 4 tháng 4 năm 2000 về việc quy định mức cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với ngân hàng quốc doanh, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại việt nam, Công ty tài chính trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế nhà nƣớc và ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo.

 Thông tƣ của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam số 03/1998/TT-NHNN5

động cho các Công ty tài chính trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc.

 Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc số 104/QĐ-NH5 ngày

02 tháng 05 năm 1995 về việc ban hành mẫu điều lệ Công ty tài chính trong Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc .

1.3.2. Điều kiện về môi trƣờng vi mô 1.3.2.1. Chiến lƣợc phát triển 1.3.2.1. Chiến lƣợc phát triển

Sự phát triển của Công ty tài chính trong Tập đoàn phụ thuộc rất nhiều vào chiến lƣợc phát triển của Tập đoàn.Trong các thời kỳ khác nhau Tập đoàn có các chiến lƣợc kinh doanh khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của thời kỳ đó. Chiến lƣợc phát triển của Tập đoàn bao gồm nhiều nội dung trong đó chiến lƣợc đầu tƣ tài chính của Tập đoàn có tác động quyết định đến sự phát triển của Công ty tài chính trong Tập đoàn. Công ty tài chính trong Tập đoàn với chức năng chuyên môn hoá trong hoạt động tài chính trong Tập đoàn, thực hiện đầu tƣ tài chính cho các dự án của Tập đoàn sẽ trực tiếp hay gián tiếp chịu sự chi phối đặc biệt của các chiến lƣợc phát triển của Tập đoàn. Một chiến lƣợc đầu tƣ có kế hoạch và hiệu quả sẽ góp phần tăng năng lực cho Công ty tài chính thực hiện nhiệm vụ của mình [14], [2], [9].

1.3.2.2. Cơ chế quản lý tài chính trong Tập đoàn

Cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp đƣợc hiểu là "một hệ thống tổng thể các phƣơng pháp, các hình thức và công cụ để vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của doanh nghiêp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định".

Hoạt động tài chính của doanh nghiệp các nội dung nhƣ: hoạt động huy động vốn, hoạt động quản lý tài sản(sử dụng vốn), hoạt động phân phối lợi nhuận và hoạt động kiểm soát tài chính. Do đó, cơ chế quản lý tài chính trong

doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung liên quan đến hàng loạt vấn đề khác nhau: Cơ chế huy động vốn, cơ chế quản lý tài sản, cơ chế phân phối lợi nhuận, cơ chế kiểm soát tài chính.

Tập đoàn kinh doanh là tổ hợp các doanh nghiệp có quan hệ liên kết kinh tế với nhau. Về mặt bản chất, Tập đoàn kinh tế là một tổ chức kinh tế vừa mang tính chất của một doanh nghiệp (kinh doanh để sinh lợi), vừa mang đặc trƣng của hiệp hội kinh tế (phục vụ lợi ích chung của các thành viên). Vì thế nội dung của cơ chế quản lý tài chính trong Tập đoàn có thể liên hệ từ nội dung cơ chế quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Hơn nữa nó còn mang những đặc trƣng riêng có của Tập đoàn: đó là cơ chế kiểm soát tài chính giữa các doanh nghiệp thành viên, cơ chế kiểm soát tài chính của công ty mẹ đối với công ty con. Tác động của từng cơ chế cụ thể sẽ ảnh hƣởng đến các hoạt động khác nhau của Công ty tài chính [14], [2], [9].

1.3.2.3. Về cơ chế huy động vốn trong Tập đoàn

Ở đây muốn nhấn mạnh về cơ chế huy động nguồn vốn nội bộ từ các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn: tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ là một phƣơng thức tạo nguồn vốn của các Tập đoàn kinh doanh đƣợc áp dụng phổ biến, có ƣu điểm phát huy đƣợc nguồn lực của mình, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài nhất là khi có biến động thị trƣờng tài chính. Khai thác nguồn vốn nội bộ bao hàm sự lƣu chuyển vốn giữa các đơn vị thành viên của Tập đoàn, hoặc giữa công ty mẹ và các công ty thành viên dƣới hình thức nhƣ: tín dụng nội bộ, trao đổi các tài sản. Cơ chế huy động vốn trong Tập đoàn sẽ quy định các cách thức huy động vốn từ các doanh nghiệp thành viên, lãi suất nội bộ, do đó ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của Công ty tài chính trong Tập đoàn với chức năng là trung gian huy động vốn và cho vay. Hơn nữa, lãi suất nội bộ là một yếu tố rất nhạy cảm, tác động đến vai trò của Công ty tài chính

chính trong Tập đoàn đối với các tổ chức tín dụng khác bên ngoài. Các doanh nghiệp thành viên không nhất thiết bắt buộc phải vay qua Công ty tài chính trong Tập đoàn. Họ sẽ tìm kiềm nguồn vốn nào có lợi nhất cho họ với chi phí thấp nhất. Lợi thế của Công ty tài chính trong Tập đoàn là thời gian thẩm định dự án của các doanh nghiệp thành viên ngắn hơn các tổ chức tín dụng khác cộng với một lãi suất nội bộ hợp lý mới hấp dẫn đƣợc các doanh nghiệp vay vốn của công ty tài chính [14], [2], [9].

1.3.2.4. Về cơ chế quản lý tài sản

Ở đây muốn nhấn mạnh đến cơ chế kiểm soát và đầu tƣ vốn bên trong Tập đoàn: theo đó, Hội đồng quản trị của Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế có quyền đề ra biện pháp lớn về quản lý TSCĐ, cách thức điều chuyển tài sản giữa các doanh nghiệp thành viên. Khi Tập đoàn sử dụng Công ty tài chính làm công cụ điều hành hoạt động quản lý tài sản trong Tập đoàn thì rõ ràng cơ chế do Hội đồng quản trị đề ra sẽ chi phối Công ty tài chính trong hoạt động này.

1.3.2.5. Về cơ chế phân phối lợi nhuận

Cơ chế Phân phối lợi nhuận sẽ quyết định việc hình thành các quỹ chuyên dùng (Quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ phúc lợi, quỹ khen thƣởng, quỹ dự phòng trợ cấp việc làm) nhƣ thế nào và phƣơng thức sử dụng các quỹ này. Trong đó, cũng quy định việc Công ty tài chính có đƣợc quản lý các quỹ này hay không và mức độ chi phối của công ty tài chính. Nếu cơ chế của Tập đoàn cho phép Công ty tài chính đƣợc quản lý điều hành quỹ này thì sẽ có tác dụng tăng vốn của công ty và tăng sự chi phối của công ty đối với các đơn vị thành viên và cả Tập đoàn [14], [2], [9].

1.3.2.6. Về cơ chế kiểm soát tài chính

Mức độ sở hữu quyết định mức độ và tính chất chi phối của công ty mẹ đối với công ty con. Thông thƣờng ngƣời ta dựa trên tỷ lệ phần trăm cổ phần

mà công ty mẹ sở hữu trong các công ty con để phân loại doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn. Đối với các Tập đoàn có Công ty tài chính là công ty mẹ, nếu mức độ sở hữu của Công ty tài chính trong công ty con càng lớn thì sự kiểm soát về tài chính của Công ty tài chính là rất lớn [14], [2], [9].

1.4. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ tài chính trong các Tập đoàn kinh tế ở một số nƣớc trên thế giới kinh tế ở một số nƣớc trên thế giới

Các Tập đoàn kinh tế trên thế giới hiện này đều kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Để kinh doanh dịch vụ tài chính, các Tập đoàn thƣờng thành lập các định chế tài chính trong Tập đoàn với mục đích riêng của từng Tập đoàn. Sau đây là một số các Tập đoàn lớn và việc thành lập các định chế tài chính để phát triển dịch vụ tài chính của họ.

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển Công ty tài chính trong mô hình Tập đoàn kinh tế ở các nƣớc Đông Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) đoàn kinh tế ở các nƣớc Đông Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc)

1.4.1.1. Tập đoàn kinh tế CNOOC (Trung quốc)

Tập đoàn kinh tế CNOOC: Là Tập đoàn kinh tế thăm dò khai thác dầu khí biển quốc gia Trung Quốc. Hiện nay Tập đoàn kinh tế này đã mở rộng hoạt động ra rất nhiều lĩnh [38].

a) Công ty tài chính CNOOC (CNOOC Finance Co. Ltd.)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Công ty Tài chính Công nghiệp Tàu thủy trong Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)