Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại huyện Lệ Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện lệ thủy tỉnh quảng bình (Trang 62 - 63)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý thuếGTGT trên địa bàn huyên

3.1.2. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại huyện Lệ Thủy

Đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên.

Lệ Thủy là huyện nằm ở phía nam của tỉnh Quảng Bình. Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp với nƣớc Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, phía Bắc giáp với huyện Quảng Ninh và phía Đông giáp biển. Diện tích tự nhiên 1.416 km2, dân số 141.380 ngƣời.

Đặc điểm về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực

Năm 2012 dân số 141.380 ngƣời, trong đó lực lƣợng lao động có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên là 77.912 ngƣời. Lệ Thủy có lợi thế về du lịch là nơi có suối

nƣớc nóng Bang( sôi 105 độ), quê hƣơng đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, có khu lăng mộ cụ Nguyễn Hữu Cảnh.

Hàng năm số thu ngân sách trên địa bàn Lệ Thủy chiếm 12,5% tỷ trọng trong tổng số thu ngân sách của tỉnh. Kinh tế huyện phát triển nhanh và khá toàn diện, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 14,5% năm, giá trị dịch vụ tăng 10,6% /năm, Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,4%/ năm. Tuy đặc thù của huyện Lệ Thủy là một huyện vùng lúa của khu vực nam Quảng Bình, nhƣng cơ cấu kinh tế vẫn chuyển dịch theo xu thế tiên tiến, hiện đại, và bƣớc đầu hình thành cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

Cùng với tăng trƣởng kinh tế, ngƣời nộp thuế ở huyện Lệ Thủy cũng phát triển nhanh cả về số lƣợng và chất luợng, đặc biệt là các doanh nghiệp. So với năm 2007, tổng số tổ chức, cá nhân nộp thuế năm 2013 tăng gần 2 lần; riêng các doanh nghiệp tăng 2,5 lần, với tổng số thu nội địa toàn huyện là 85.068 triệu đồng, tăng gấp 3,9 lần so với năm năm trƣớc

- Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Năm 2012, 2013 tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 8%.

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hƣớng. Năm 2012 cơ cấu kinh tế nông lâm thuỷ sản chiếm 27,5%, công nghiệp-xây dựng 36,2%, dịch vụ chiếm 36,3%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện lệ thủy tỉnh quảng bình (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)