1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3. Quản lý thuếGTGT đối với doanh nghiệp
1.3.3. Nguyên tắc và yêu cầu trong quản lý thuếGTGT
* Nguyên tắc quản lý thuế GTGT
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nƣớc. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế.
Việc quản lý thuế đƣợc thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc quản lý thuế phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời nộp thuế.
Thuế GTGT đánh vào giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở các giai đoạn từ sản xuất, lƣu thông đến tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó. Tổng
số thuế GTGT thu đƣợc ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
Nhƣ vậy, về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng. Tuy nhiên, trên thực tế khó xác định đƣợc đâu là khâu bán hàng cuối cùng, đâu là khâu bán hàng trung gian. Do vậy cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế. Số thuế GTGT ở khâu trƣớc sẽ đƣợc tự động chuyển vào giá bán hàng ở khâu sau và ngƣời tiêu dùng cuối cùng là ngƣời phải trả toàn bộ số thuế GTGT đánh trên hàng hoá đó. Tổng số thuế ngƣời tiêu dùng cuối cùng phải trả bằng tổng số thuế phát sinh qua từng giai đoạn của quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
*Yêu cầu quản lý thuế GTGT
- Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp vừa phải đảm bảo việc tuân thủ luật thuế GTGT của các đối tƣợng nộp thuế vừa phải đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nƣớc.
Mục đích của công tác quản lý thuế nói chung chính là phải đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Công tác quản lý thuếGTGT đối với doanh nghiệp cũng không nằm ngoài mục đích đó. Tuy nhiên, việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN phải đƣợc thực hiện trên cơ sở tuân thủ pháp luật. Muốn vậy, công tác quản lý thuếGTGT đối với DN phải đặt trọng tâm vào công tác chống gian lận, trốn thuế và khai thác tối đa nguồn thu. Đây cũng là tinh thần đổi mới quản lý nhà nƣớc theo hƣớng tăng cƣờng pháp chế XHCN, mọi công dân sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.
- Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp phải đảm bảo chính xác, nhanh gọn, không gây phiền hà cho NNT
Đây là một đòi hỏi quan trọng đối với công tác quản lý thuế nói chung và đối với công tác thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp dân doanh nói riêng. Theo đó, cần giải quyết tốt mâu thuẫn giữa việc tăng cƣờng quản lý với việc không gây phiền hà cho cơ sở kinh doanh. Điều này có nghĩa là, các biện pháp tăng cƣờng quản lý cần phải có sự phân biệt đối xử giữa các ĐTNT khác
nhau một cách khác nhau. Chẳng hạn, với các ĐTNT có dấu hiệu vi phạm hoặc cố tình vi phạm thì cần kiểm tra chặt chẽ với tần số cao. Nhƣng với ĐTNT chấp hành tốt thì phát huy tính tự giác giảm bớt sự kiểm tra của cơ quan thuế. Đồng thời, việc tăng cƣờng công tác quản lý thuếphải trên cơ sở áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học kỹ thuật để đơn giản hoá các thủ tục hành chính, áp dụng các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ tinh thông để không gây phiền phức cho cơ sở kinh doanh mà vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý cao.
- Quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp phải đảm bảo nuôi dƣỡng nguồn thu và khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh.
Đảm bảo số thu cho NSNN không phải là mục đích duy nhất của công tác quản lý thuế. Thuế còn có mục tiêu góp phần khuyến khích SXKD phát triển theo định hƣớng của Nhà nƣớc. Muốn thực hiện đƣợc mục đích này, trong công tác quản lý thuếviệc tăng cƣờng quản lý phải trên cơ sở tình hình kinh doanh thực tiễn và phù hợp với khả năng nộp thuế của các cơ sở kinh doanh. Tức là, cán bộ quản lý thuế cần đi sâu, đi sát tình hình kinh doanh của các ĐTNT. Giải quyết các ƣu đãi, miễn giảm cho các ĐTNT theo qui định. Hơn nữa, việc quản lý thuế trên quan điểm tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh phát triển còn là một biện pháp nuôi dƣỡng nguồn thu, tạo nguồn thu cho tƣơng lai. Chủ trƣơng phát triển của nền kinh tế thị truờng nên thực hiện bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và doanh nghiệp. Nhà nƣớc, cơ quan thuế cần phải đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, không đƣợc ƣu tiên một cách bất hợp lý khi ra các chính sách thuế.
- Quản lý thuế GTGT phải đảm bảo công khai minh bạch:
Tính công khai minh bạch trong quản lý thuế là nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo việc thực hiện các chính sách pháp luật về thuế hiệu quả, nghiêm túc. Thực hiện công khai minh bạch trong quản lý thuế sẽ tạo điều kiện để cộng đồng có thể giám sát đƣợc tình trạng quản lý hạn chế đƣợc những hành vi tiêu cực trong quản lý thuế.
- Quản lý thuế đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của NNT và nhà nƣớc
Nội dung của yêu cầu này là vừa đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhƣng không đƣợc để cho ngƣời nộp thuế lâm vào tình trạng khốn cùng. Đây là yêu cầu quan trọng để đảm bảo tính trung lập của thuế. Yêu cầu này không có nghĩa coi thuế là khoản phân chia lợi ích giữa nhà nƣớc và ngƣời nộp thuế theo nghĩa thông thƣờng. Thực hiện nguyên tắc này, khi NNT gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh Nhà nƣớc sẽ cùng chia sẻ khó khăn với NNT bằng cách thực hiện những chính sách miễn giảm thuế, giãn thuế cho NNT, giúp ngƣời nộp thuế vƣợt qua khó khăn tiếp tục phát triển sản xuất.
Quản lý thuế GTGT đối với đối với doanh nghiệp là quản lý thuế đối với những pháp nhân. Số thu từ doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu do ngành thuế quản lý, do vậy quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp đƣợc đặc biệt quan tâm và đặt ƣu tiên hàng đầu. Hầu hết cơ quan thuế các nƣớc cũng tập trung không ngừng và đáng kể các nguồn lực vào việc quản lý nhóm đối tƣợng nộp thuế này.
Quản lý thuế GTGT trên cơ sở đối tƣợng nộp thuế thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Theo chế độ hiện hành, các doanh nghiệp đều phải mở sổ sách kế toán, và hạch toán kế toán theo chế độ qui định và thực hiện nghĩa vụ thuế theo phƣơng pháp kê khai thuế.