1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.4 Nội dung quản lý thuếGTGT
1.4.5. Thanh tra, kiểm tra thuế
Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong những nội dung quan trọng của quá trình quản lý thuế. Thực chất thanh tra, kiểm tra thuế là kiểm tra việc nộp thuế của DN và kèm theo việc xử lý vi phạm.
- Mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế :
+ Phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời các trƣờng hợp vi phạm Luật thuế nhƣ khai man thuế, nợ đọng thuế, chiếm dụng tiền thuế, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế cho Nhà nƣớc.
+ Bảo đảm nâng cao ý thức chấp hành Luật thuế cho các DN và cho ngƣời thi hành công vụ trong ngành Thuế.
+ Phát hiện những nội dung không phù hợp của Luật thuế với thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội của đất nƣớc, các vấn đề nghiệp vụ trong công tác thu thuế, những điều kiện không hợp lý của công tác tổ chức hệ thống bộ máy kiểm tra thuế, để từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung kịp thời nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý thuế một cách chặt chẽ.
Thanh tra, kiểm tra thuế đƣợc tiến hành theo một trình tự nhất định. Qua việc giám sát, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế phát hiện
những sai sót yêu cầu NNT giải trình, bổ sung để chứng minh tính chính xác, trung thực, hợp lý của các chỉ tiêu đã kê khai trong hồ sơ thuế. Trƣờng hợp NNT không chứng minh đƣợc tính chính xác, trung thực hợp lý của việc kê khai thuế thì cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện NNT có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì tiến hành thanh tra thuế. Nhƣ vậy, có thể chia tiến trình thanh tra, kiểm tra thuế thành 3 bƣớc: kiểm tra tại trụ sở cơ quan Thuế (kiểm tra tại bàn); kiểm tra tại trụ sở NNT và thanh tra thuế.