Các chỉ tiêu đánh giá quản lý thuếGTGT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện lệ thủy tỉnh quảng bình (Trang 41 - 42)

1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.4 Nội dung quản lý thuếGTGT

1.4.7. Các chỉ tiêu đánh giá quản lý thuếGTGT

Trƣớc yêu cầu của sự nghiệp cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế, có rất nhiều chỉ tiêu thống kê phản ánh về chất lƣợng QLT. Xuất phát từ yêu cầu của công tác QLT, căn cứ vào vai trò, ý nghĩa cũng nhƣ đặc điểm của chỉ tiêu, để đánh giá về chất lƣợng QLT của từng địa phƣơng, cần thiết phải sử dụng 5 chỉ tiêu:

- Mức độ hoàn thành dự toán đƣợc giao. Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị tập trung nhất, tổng quát nhất của từng cơ quan thuế. Trong phạm vi một địa phƣơng, sự biến động của chỉ tiêu này có xu hƣớng và quan hệ khá chặt chẽ với các chỉ tiêu phát triển kinh tế của địa phƣơng đó. Mức độ hoàn thành dự toán phản ánh khá rõ nét chất lƣợng QLT của địa phƣơng.

Mức độ hoàn thành (%) = Số thuế thực hiện/ Dự toán đƣợc giao.

- Tốc độ tăng thu. Tốc độ tăng thu của địa phƣơng cao hay thấp không chỉ phản ánh sự tăng lên của từng ngành, từng thành phần kinh tế mà còn phản ánh sự thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và khả năng khai thác của từng nguồn thu của từng địa phƣơng.

Tốc độ

= Số thu năm nay – Số thu năm trƣớc

- Tỷ lệ thu Ngân sách và GDP hoặc giá trị tăng thêm (VA) tính theo giá thực tế. Chỉ tiêu này đƣợc xác định là một trong những chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá phát triển kinh tế và khả năng động viên NS địa phƣơng.

Tỷ lệ huy động (%) = Số thuế thực hiện / Giá trị tăng thêm (VA)

- Tỷ lệ nợ trên tổng số thu NS. Nợ thuế là một tiêu chí, một thƣớc đo QLT và năng lực tài chính của NNT. Với các điều kiện pháp lý, tổ chức bộ máy và nhân lực nhƣ hiện nay, công tác QL nợ và cƣỡng chế nợ thuế có thể gánh vác đƣợc nhiệm vụ, trọng trách, đảm bảo số nợ thuế giảm đến mức hợp lý. Đáp ứng yêu cầu của ngành thuế, tỷ lệ nợ dƣới 5% trên tổng số thu của ngành thuế.

Tỷ lệ nợ (%) = Số thuế còn nợ / Tổng số phải nộp

- Tỷ lệ đối tƣợng quản lý thu so với số đối tƣợng đăng ký hoạt động. Theo quy định các đối tƣợng đã đăng ký KD, đƣợc cấp MST phải đƣợc vào quản lý đầy đủ, kịp thời.

Tỷ lệ số DN quản lý = Số DN khai thuế / Tổng số DN đăng ký thuế Hiệu quả về kinh tế - xã hội thể hiện tiết kiệm đƣợc chi phí tuân thủ của NNT tức là tiết kiệm đƣợc thời gian, công sức, các chi phí khác cho việc thực hiện các thủ tục về thuế đồng thời phát huy vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế của thuế, khuyến khích phát triển kinh tế theo định hƣớng của Nhà nƣớc, thúc đẩy sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Hiện nay Tổng Cục Thuế chủ yếu dùng chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành dự toán đƣợc giao để đánh giá chất lƣợng QLT của từng cơ quan thuế địa phƣơng. Đây là chỉ tiêu phản ánh khách quan công tác thu thuế, nhiệm vụ chính trị của các cơ quan thuế địa phƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện lệ thủy tỉnh quảng bình (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)