1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3. Quản lý thuếGTGT đối với doanh nghiệp
1.3.4. Bài học kinh nghiệm quản lý thuếGTGT ở nước ngoài
Một trong những đặc điểm đáng chú ý của quá trình cải cách hệ thống chính sách thuế của các nƣớc trên thế giới thời gian qua là vai trò của thuế tiêu dùng ngày càng gia tăng. Đặc biệt, thuế GTGT đã không ngừng đƣợc mở rộng và áp dụng ở nhiều quốc gia. Nếu nhƣ năm 1989 chỉ có 43 quốc gia áp dụng thuế GTGT thì đến năm 2012 đã có trên 150 nƣớc áp dụng sắc thuế này.
Song song với việc báo cáo Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13, Chính
phủ cũng thông tin về những kinh nghiệm áp dụng chính sách thuế GTGT ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo Ngân hàng Thế giới (2012), qua thống kê mức thuế suất của 112 nƣớc, có 88 nƣớc có mức thuế suất từ 12% đến 25% (trong đó 56 nƣớc có mức thuế suất từ 17% đến 25%), còn lại 24 nƣớc phổ biến ở mức hơn 10%. Các nƣớc xung quanh Việt Nam nhƣ Lào, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia cũng có mức thuế suất phổ biến là 10%; Trung Quốc có mức thuế suất phổ thông là 17% và mức ƣu đãi là 13%. Phi-líp-pin có mức thuế suất 12%.
Ở một số quốc gia, ví dụ Ca-na-da, bên cạnh việc chính quyền trung ƣơng thu thuế GTGT, chính quyền địa phƣơng của một số bang cũng thu thêm loại thuế này. Hàn Quốc từ năm 2012 cũng đã điều chỉnh tăng thuế suất thuế GTGT từ 10% lên 10,5%, trong đó số thu thuế GTGT từ 0,5% thuế suất tăng thêm đƣợc chuyển giao cho địa phƣơng (ngoài số phân cấp nguồn thu từ thuế GTGT chung).
* Thuế Giá trị gia tăng ở Trung Quốc
Trung Quốc chủ trƣơng nghiên cứu thuế GTGT từ năm 1980 nhƣng sau 4 năm chuẩn bị, mãi đến ngày 18/9/1984 mới chính thức đƣợc ban hành. Những vấn đề chung mang tính tổng hợp trong bƣớc đầu triển khai.
- Thuế GTGT thí điểm đối với một số sản phẩm ở khâu sản xuất, chƣa thực hiện ở khâu lƣu thông, dịch vụ đã gặp khó khăn trong quá trình thực hiện, không xử lí đƣợc triệt để, chính xác, chƣa đạt đƣợc mục đích khắc phục triệt để tính chồng chéo của thuế doanh thu.
- Lúc đầu, Trung Quốc có đến 11 thuế suất thuế GTGT (từ 12% đến 43%). Vì vậy, việc khấu trừ thuế rất phức tạp, thiếu căn cứ, gây ra việc vận dụng tùy tiện, không kiểm soát đƣợc chặt chẽ việc khấu trừ tiền thuế. Việc cải tiến chế độ khấu trừ thuế với tỉ lệ thống nhất là 7% đã thoát ly hoá đơn, không đảm bảo tính chính xác.
- Trung Quốc quản lý giá đối với hơn 100 mặt hàng, trái với điều kiện tiền đề cho việc thực hiện thành công thuế GTGT là theo cơ chế giá thị trƣờng. Trong quá trình thực hiện thuế GTGT, Trung Quốc đã rút ra những bài học kinh nghiệm và đã nghiên cứu xây dựng luật thuế GTGT theo hƣớng.
- Áp dụng thuế GTGT với diện rộng, bao quát các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhập khẩu, với ít thuế suất (khoảng từ 1 đến 3 thuế suất). Đến nay, Trung Quốc chỉ áp dụng 1 thuế suất duy nhất là 13%.
* Thuế Giá trị gia tăng ở Pháp:
Pháp là nƣớc đầu tiên trên thế giới ban hành luật thuế GTGT thay thế cho luật thuế doanh thu Nhà nƣớc, nội dung cơ bản của thuế GTGT ở Pháp là:
* Phạm vi áp dụng thuế GTGT: ở Pháp, phạm vi áp dụng thuế GTGT đƣợc xem xét trên các mặt:
- Những hoạt động và đối tƣợng phải nộp thuế GTGT. - Tính lãnh thổ của thuế GTGT.
- Những trƣờng hợp không thuộc diện đánh thuế GTGT.
Ba mặt trên đƣợc cụ thể hoá với những nội dung chủ yếu sau đây:
- Nhà nƣớc hoạt động và đối tƣợng phải nộp thuế GTGT đƣợc xác định theo 3 điều kiện cơ bản là:
+ Thực hiện việc giao bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ thuộc loại phải trả tiền.
+ Thuộc phạm vi hoạt động kinh tế, mang tính độc lập. + Do một đối tƣợng thuộc diện nộp thuế GTGT thực hiện.
- Tính lãnh thổ của thuế GTGT đƣợc xác định theo 2 nguyên tắc cơ bản là: + Việc giao hàng hoá đƣợc thực hiện tại nƣớc Pháp.
+ Việc cung ứng dịch vụ do ngƣời hoạt động dịch vụ có cửa hàng giao dịch và cơ sở ổn định, hoạt động trên nƣớc Pháp hoặc có chỗ cƣ trú trên nƣớc Pháp.
phải nộp thuế GTGT. Ngƣợc lại, hàng nhập khẩu vào nƣớc Pháp phải nộp thuế GTGT. Từ 01/01/1993, hàng từ các nƣớc ngoài nhập khẩu vào cộng đồng châu Âu phải nộp thuế GTGT, còn hàng nhập khẩu giữa các nƣớc trong cộng đồng châu Âu không phải nộp thuế GTGT.
* Căn cứ tính thuế:
Về cơ bản, căn cứ tính thuế GTGT đối với mọi hoạt động giao bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ ở Pháp là trị giá hàng hoá (hoặc tiền dịch vụ) bằng tiền hoặc bằng hiện vật. Trị giá hàng hoá (hoặc tiền dịch vụ) bao gồm mọi khoản cấu thành trong giá, nhƣ chi phí vật chất, các chi phí khác, tiền lãi của đơn vị kinh doanh, các khoản thuế, lệ phí phải nộp, trừ bản thân thuế GTGT. Nói cách khác, thuế GTGT tính trên giá trị hàng hoá (hoặc tiền dịch vụ) không bao gồm bản thân thuế GTGT.
* Thuế suất thuế GTGT.
Từ năm 1986, ở Pháp có 4 mức thuế suất: 5,5%, 7%, 18,6% và 33,3%, tuỳ mặt hàng và ngành nghề kinh doanh cần thiết nhiều hay ít cho sản xuất, đời sống nhân dân.
Để đơn giản hoá cơ cấu hệ thống thuế suất, từ 01/01/1989, các hoạt động trƣớc đây chịu thuế suất 7% đƣợc gộp chung với thuế suất 5,5% và loại chịu thuế suất 33,3% đƣợc điều chỉnh dần xuống 28%, 25%, 22% rồi hoà nhập vào loại 18,6%. Hiện nay, thuế GTGT ở Pháp có 2 thuế suất.
- 5,5% áp dụng đối với nông sản chƣa chế biến, cho thuê nhà ở, vận chuyển hành khách, biểu diễn văn nghệ, thuốc chữa bệnh...
- 18,6% áp dụng đối với các mặt hàng, dịch vụ khác. * Chế độ khấu trừ thuế GTGT
Theo nguyên tắc cơ bản của thuế GTGT, nghiệp vụ tính và thu thuế GTGT qua từng khâu chỉ mang tính chất "tạm ứng". Số thuế đã nộp ở khâu trƣớc sẽ đƣợc khấu trừ ở khâu sau cho đơn vị kinh doanh, còn đối với ngƣời
tiêu dùng, không phải trả thuế GTGT đối với từng khâu riêng biệt mà phải trả toàn bộ số thuế GTGT phải nộp cho đến khi kết thúc chu kỳ kinh tế.
Phần thuế GTGT đƣợc khấu trừ chỉ đƣợc giải quyết cho đối tƣợng nộp thuế đã thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết về đăng ký, sổ kế toán, chứng từ, hoá đơn và có cơ sở để chứng minh đƣợc là: trong toàn bộ giá thành của hoạt động giao bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ thực tế đã có thuế GTGT nộp ở khâu trƣớc.
Khi số tiền đƣợc khấu trừ lớn hơn số thuế phải nộp, số chênh lệch còn lại sẽ đƣợc hoàn dần vào số thuế GTGT phải nộp lần sau cho đến khi hết số tiền đƣợc hoàn và đƣợc coi là một "khoản tín dụng thuế".
Về nguyên tắc, thuế GTGT phải nộp vào kho bạc trong tháng liền ngay sau tháng phát sinh hoạt động bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ. Trên thực tế, chỉ có bất động sản, ô tô, máy móc... mới được tính khấu trừ thuế theo nguyên tắc đó. Còn thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ khác chỉ được khấu trừ vào tháng tiếp theo sau tháng đơn vị kinh doanh không phải nộp thuế. Qui định này gọi là "qui định chênh lệch một tháng" nhằm tạo cho Nhà nước được hưởng một khoản tiền trong kho bạc tương đương với một tháng khấu trừ đối với hàng hoá, dịch vụ nói trên. Đây cũng là điều kiện không hợp lý mà Chính phủ Pháp cần nghiên cứu khắc phục.