CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu tổng quan về NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng.
NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam (Vietcombank) trƣớc đây đƣợc gọi là ngân hàng Ngoại Thƣơng Việt Nam đƣợc thành lập từ tổ chức tiền thân là cục Ngoại hối trực thuộc NHNN Việt nam vào ngày 01/04/1963 theo Nghị định số 115/CP do hội đồng chính phủ ban hành. Sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, ngày 02/06/2008 Vietcombank chính thức hoạt động với tƣ cách là một ngân hàng TMCP. Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank hiện nay đã trở thành một ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc có hệ thống mạng lƣới trên toàn quốc và hệ thống ngân hàng đại lý trên khắp thế giới.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nƣớc.
Giai đoạn 1963-1975
Ngày 01/04/1963, Vietcombank chính thức khai trƣơng và hoạt động theo nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 do Hội đồng chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục dự trữ ngoại hối trực thuộc NHNN Việt Nam. Khai sinh trong thời gian khói lửa, Vietcombank đã tham gia tích cực vào công cuộc kháng chiến thống nhất đất nƣớc. Trong thời kỳ này, Vietcombank đã đảm đƣơng nhiệm vụ lịch sử to lớn là một ngân hàng thƣơng mại đối ngoại duy nhất tại Việt Nam, tham gia xây dựng và phát triển miền bắc, đồng thời hỗ trợ chi viện cho miền Nam.
Giai đoạn 1976-1990
Trong giai đoạn này, Vietcombank đã trở thành ngân hàng đối ngoại duy nhất của Việt Nam trên cả 3 phƣơng diện: nắm giữ ngoại hối của quốc gia, thanh toán quốc tế, cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu. Trong thời kỳ bị cấm vận nề kinh tế, Vietcombank tiếp tục nhận viện trợ, tìm kiếm các nguồn vay ngoại tệ, đẩy mạnh
thanh toán quốc tế để phục vụ sự nghiệp khôi phục đất nƣớc sau chiến tranh và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn 1991-2007
Từ một ngân hàng chuyên doanh đối ngoại, Vietcombank dần chuyển mình thành một NHTM nhà nƣớc có hệ thống mạng lƣới trên toàn quốc và có quan hệ đại lý trên khắp thế giới.
Giai đoạn 2008-nay
Vietcombank là ngân hàng tiên phong cổ phần hóa đầu tiên trong những NHTM nhà nƣớc và phát hành cổ phiếu thành công lần đầu ra công chúng. Ngày 02/06/2008 Vietcombank chính thức hoạt động theo mô hình NHTMCP. Ngày 30/06/2009, Vietcombank chính thức niêm yết cổ phiếu tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 09/2011 Vietcombank ký kết hợp đồng cổ đông chiến lƣợc với Mizuho Corporate Bank.
Ngày 01/04/2013, nhân dịp tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập, Vietcombank đã chính thức công bố hệ thống nhận diện thƣơng hiệu mới cùng với thông điệp “ Chung niềm tin, vững tƣơng lai”. Vietcombank khẳng định luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng, khẳng định sự đổi mới toàn diện của Vietcombank cả về hình ảnh và chất lƣợng hoạt động, giữ vững vị thế là ngân hàng hàng đầu trong nƣớc và uy tín trên trƣờng quốc tế. Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, trên nhiều lĩnh vực hoạt động quan trọng, Vietcombank liên tục đƣợc các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn và đánh giá là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”.
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong giai đoạn 2013-nay
3.1.2.1. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Tổng tài sản của ngân hàng tăng liên tục từ năm 2013 cho đến nay. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2016, tổng tài sản tăng 209.280 tỷ đồng tƣơng ứng với 44,62% so với năm 2013. Cùng với sự gia tăng trong tổng tài sản, vốn chủ sở hữu của ngân hàng cũng tăng đáng kể từ 42.386 tỷ đồng năm 2013 lên 48.673 tỷ đồng tính đến thời điểm tháng 6 năm 2016, tăng 6.287 tỷ đồng.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank từ năm 2013 - nay Các chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 6 tháng đầu năm 2016
Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh
Tổng tài sản Tỷ đồng 468.994 576.996 674.395 678.274 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 42.386 43.351 45.172 48.673 Tổng dƣ nợ tín dụng/tổng tài sản % 58,49 56,03 57,4 62,99
Lợi nhuận trƣớc thuế Tỷ đồng 5.743 5.876 6.827 4.271 Lợi nhuận thuần trong kỳ Tỷ đồng 4.358 4.592 5.314 3.413
Chỉ tiêu hiệu quả
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
%
2,55 2,35 2,58 1,42
Tỷ suất lợi nhuận sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE)
%
10,33 10,76 12,03 7,29
Tỷ suất lợi nhuận sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA) % 0,99 0,88 0,85 0,51 Chỉ tiêu an toàn Tỷ lệ dƣ nợ cho vay/huy động vốn % 80,62 75.92 76,74 78,54 Tỷ lệ nợ xấu % 2,73 2.31 1,84 1,74
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2013-2015 và báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ tại ngày 30.06.2016
Thu nhập lãi cận biên qua các năm không có gì thay đổi đáng kể và có xu hƣớng tăng nhẹ, chỉ có riêng năm 2014 giảm nhẹ xuống còn 2,53%. Tỷ lệ NIM cho thấy quản trị tốt tài sản nợ - có, thu nhập từ lãi tăng cao do thu nhập từ góp vốn mua cổ phần gia tăng đáng kể. Theo đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dƣới 3% đƣợc xem
là thấp và lớn hơn 5% là quá cao. Tỷ lệ NIM thƣờng có xu hƣớng cao ở các ngân hàng bán lẻ với quy mô nhỏ và có xu hƣớng thấp ở các ngân hàng bán buôn. Là một ngân hàng bán buôn, tỷ lệ NIM của Vietcombank ở mức xấp xỉ 3% và đang có xu hƣớng tăng nhẹ cho thấy ngân hàng đang quản trị khá tốt tài sản nợ - có của mình.
Nếu nhìn từ số liệu thống kê thì ROAA lại thấp dần từ 0,99% năm 2013 xuống mức 0,85% trong năm 2015 mặc dù lợi nhuận tăng dần qua các năm từ 2013 cho đến nay. Xét đến tốc độ tăng trƣởng của lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản thì ta dễ dàng nhận thấy, tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản bình quân lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận sau thuế, đây là nguyên nhân trực tiếp nhất để ROAA có xu hƣớng giảm dần. Sự tăng trƣởng của ROEA gần nhƣ là trái ngƣợc so với ROAA. Vốn chủ sở hữu bình quân tăng từ 42.386 tỷ đồng trong năm 2013 lên 45.172 tỷ đồng trong năm 2015, tăng 2.786 tỷ đồng, tăng tƣơng ứng 6,57%. Lợi nhuận sau thuế năm 2015 tăng 956 tỷ đồng, tƣơng ứng 21,94% so với năm 2013. Từ năm 2013 đến nay, mặc dù vốn chủ sở hữu của Vietcombank tăng liên tục nhƣng lợi nhuận sau thuế của Vietcombank tăng trƣởng với tốc độ cao hơn nên ROEA của ngân hàng tăng trong giai đoạn 2013 cho đến nay. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của ngân hàng hiện nay đang rất khả quan. Đặc biệt, ROEA của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2016 đã đạt 7,92%, trong đó lợi nhuận thuần trong kỳ 6 tháng đầu năm 2016 của ngân hàng là 3.413 tỷ đồng, đạt 64.23% so với lợi nhuận thuần trong kỳ của năm 2015.
Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn từ 2013 cho đến nay luôn duy trì ở mức thấp và có xu hƣớng giảm dần. Năm 2013 tỷ lệ nợ xấu là 2,73% thì đến tháng 6 năm 2016 tỷ lệ nợ xấu là 1,74%, giảm 36,26% so với năm 2013. Tỷ nợ cho vay/huy động vốn luôn ở mức khá ổn định 70% - 80% cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng khá là an toàn với nguồn vốn huy động ổn định ở mức cao và cho vay phù hợp.
Thông qua một số chỉ tiêu tài chính cơ bản về cơ cấu tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh có thể thấy Vietcombank là một ngân hàng lớn với tổng tài sản
tính đến thời điểm tháng 6 năm 2016 là 678.274 tỷ đồng. Ngân hàng hiện đang hoạt động rất hiệu quả và ngày càng có chuyển biến tích cực.
3.1.2.2. Hoạt động huy động vốn và cho vay
a. Hoạt động huy động vốn
Bảng 3.2: Kết quả huy động vốn của Vietcombank từ 2013 - nay
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 6 tháng đầu năm 2016 Tổng vốn huy động 334.259 419.974 494.510 528.367 Phân theo đối tƣợng
Tiền gửi của dân cƣ 173.101 239.848 275.797 295.289 Tiền gửi của TCKT 161.158 180.126 218.713 233.078 Phân theo kỳ hạn
Tiền gửi KKH 79.901 105.289 140.491 148.006 Tiền gửi có KH 254.358 314.685 354.019 380.361 Phân loại theo loại tiền
VNĐ 250.694 323.405 384.102 423.985 Ngoại tệ quy VNĐ 83.565 96.569 110.408 104.382
Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2013-2015 và báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ tại ngày 30.06.2016
Trong giai đoạn từ 2013 đến hết tháng 6 năm 2016, tổng huy động vốn của Vietcombank tăng 194.108 tỷ tƣơng ứng tăng 58,07% so với năm 2013. Tính đến thời điểm hết tháng 6 năm 2016, tổng huy động vốn của Vietcombank đạt 528.367 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm 2016.
Biểu đồ dƣới đây thể hiện sự tăng trƣởng của huy động vốn và cơ cấu huy động vốn phân theo đối tƣợng khách hàng trong giai đoạn từ năm 2013 đến thời điểm tháng 6 năm 2016. Qua biểu đồ ta cũng có thể nhận thấy rằng huy động vốn của Vietcombank tăng trƣởng liên tục và khá đều đặn. Tiền gửi dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi của tổ chức kinh tế qua các năm.
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn phân theo đối tƣợng khách hàng từ 2013 đến tháng 6 năm 2016
b. Hiệu quả sử dụng vốn
Khả năng thu hồi của khoản nợ đƣợc phân loại thành 5 nhóm tƣơng ứng với mức trích lập dự phòng cụ thể nhƣ sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%; - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 5%;
- Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn): 20%; - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): 50%;
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%
Ngoài mức trích lập dự phòng cụ thể, ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng chung cho tất cả các khoản nợ từ 1 đến 4 với tỷ lệ là 0.75% tính trên dƣ nợ.
Nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5.
Mặc dù tổng dƣ nợ của Vietcombank tăng khá nhanh trong giai đoạn 2013 cho đến nay nhƣng ta có thể thấy dƣ nợ xấu của Vietcombank trong giai đoạn này lại giảm dần cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối. Cụ thể tổng dƣ nợ xấu giảm từ 7.475 tỷ đồng của năm 2013 xuống còn 7470 tỷ đồng tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2016 trong khi tổng dƣ nợ tăng từ 274.314 tỷ đồng lên 427.240 tỷ đồng (tăng
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 6 tháng đầu
năm 2016
Tiền gửi của TCKT
Tiền gửi dân cư
72,15%). Điều này dẫn đến tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể từ mức 2,73% của năm 2013 xuống còn 1,74% tính đến thời điểm cuối tháng 6 năm 2016. Ta có thể thấy rằng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của Vietcombank dao động trong khoảng 2% – 3% trong các năm 2013-2014 và tỷ lệ này giảm xuống dƣới 2% sau năm 2014. Điều này cho thấy tính hiệu quả của các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank. Tuy nhiên, Vietcombank vẫn cần phải có giải pháp tích cực và hiệu quả hơn nữa để giảm tỷ lệ nợ xấu của mình nhằm đạt đƣợc kết quả kinh doanh tối ƣu nhất.
Bảng 3.3: Chỉ số phản ánh tình hình tín dụng của ngân hàng Đơn vị tính 2013 2014 2015 6 tháng đầu năm 2016 Tổng dƣ nợ Tỷ đồng 274.314 323.338 378.151 427.240 Nợ xấu/tổng dƣ nợ % 2,73 2,31 1,84 1,74 Tổng dƣ nợ tín dụng/tổng tài sản % 58,49 56,03 57,4 62,99 Dự phòng RRTD/ Tổng dƣ nợ % 2,35 2,18 2,22 2,25 Trích dự phòng RRTD/ tổng dƣ nợ % 1,28 1,42 1,7 1,38
3.1.3. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam đang triển khai
Hiện nay, dịch vụ NHĐT của Vietcombank đã và đang phục vụ cho rất nhiều đối tƣợng, khách hàng khách hàng khác nhau. Những đối tƣợng mà dịch vụ NHĐT của Vietcombank đang hƣớng tới đƣợc chia thành ba nhóm khách hàng bao gồm nhóm khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng doanh nghiệp và nhóm định chế tài chính.
Đối với nhóm khách hàng cá nhân, Vietcombank cung cấp 6 sản phẩm dịch vụ NHĐT bao gồm: internet banking - dịch vụ ngân hàng trực tuyến sử dụng thông qua website của ngân hàng; mobile banking - dịch vụ NHĐT thao tác trên ứng dụng
Vietcombank mobile banking, sử dụng cho một số dòng điện thoại smart phone; bank plus - dịch vụ NHĐT dành cho khách hàng sử dụng sim điện thoại Viettel; sms banking - dịch vụ đăng kí số điện thoại với Vietcombank và nhận biến động số dƣ tài khoản; phone banking - dịch vụ hỗ trợ khi gọi lên tổng đài Vietcombank; dịch vụ thẻ thanh toán (thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng) và các máy EFTPOS, ATM.
Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp, Vietcombank cung cấp các dịch vụ NHĐT bao gồm dịch vụ internet banking, VCB money – dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền, sms banking và phone banking.
Đối với nhóm định chế tài chính, Vietcombank cung cấp dịch vụ VCB money.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả sẽ đi sâu phân tích dịch vụ internet banking dành cho nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
3.2.Thực trạng phát triển dịch vụ internet banking tại Vietcombank
3.2.1.Mô tả dịch vụ internet banking của NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam
3.2.1.1. Sự ra đời và phát triển dịch vụ internet banking của Vietcombank
Dịch vụ internet banking của Vietcombank đƣợc ra đời và giới thiệu chính thức đến khách hàng vào tháng 05 năm 2009 dựa theo quyết định số 136/ QĐ NHTMCPNT.QLDACN ngày 29/04/2009 của Tổng giám đốc NHTMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam về ban hành quy trình cung cấp và sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến (VCB ibanking) của Vietcombank. Quyết định này đƣợc ban hành thay thế cho quyết định số 66/ QĐ NHNTVN.QLDACN ngày 04/05/2005 của Tổng giám đốc NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam ban hành quy trình tạm thời về việc cung cấp dịch vụ truy vấn thông tin qua kênh ngân hàng trực tuyến (VCB ibanking) của Vietcombank.
Quá trình phát triển internet banking của Vietcombank đƣợc trình bày khái quát trong bảng sau:
Bảng 3.4: Quá trình phát triển internet banking của Vietcombank
Thời gian Nội dung
11/2001 Ra mắt dịch vụ ngân hàng qua internet VCB ibanking
1/2005 Tạm ngừng đăng ký mới dịch vụ nhằm hoàn thiện văn bản pháp quy và dữ liệu khách hàng
15/5/2009 Triển khai dịch vụ thanh toán chuyển khoản trong cùng hệ thống áp dụng cho nhóm khách hàng cá nhân
5/3/2010 Triển khai dịch vụ thanh toán tài chính bao gồm: thanh toán học phí, thanh toán phí bảo hiểm, nộp tiền vào tài khoản chứng khoán
31/5/2010 Triển khai dịch vụ thanh toán hóa đơn bao gồm: nộp tiền điện, tiền nƣớc, cƣớc điện thoại trả sau, cƣớc internet…
6/12/2010 Triển khai dịch vụ thanh toán chuyển khoản từ tài khoản của khách hàng cá nhân sang tài khoản của tổ chức.
11/7 /2011 Triển khai dịch vụ thanh toán chuyển khoản ngoài hệ thống từ tài khoản Vietcombank sang tài khoản khách hàng tại ngân hàng khác
15/7/2011 Triển khai dịch vụ nộp ngân sách nhà nƣớc
14/9/2011 Triển khai dịch vụ chuyển tiền nhanh qua thẻ ngoài hệ thống Vietcombank, hiện tại áp dụng với 11 ngân hàng trong hệ thống Smartlink.
22/8/2011 Triển khai dịch vụ nạp tiền điện tử qua ví điện tử momo, ngân lƣợng… 05/04/2012 Triển khai tính năng mở và tất toán tài khoản tiết kiệm trực tuyến. 05/11/2012 Triển khai tính năng tác nghiệp mở/khóa thẻ/thay đổi hạn mức sử dụng
thẻ tín dụng trong ngày.
08/04/2013 Triển khai thanh toán vé máy bay VietNam Airlines và Jetstar 13/05/2013 Triển khai tính năng đăng ký trực tuyến dịch vụ mobile banking và
mobile bankplus
20/07/2014 Flash demo hƣớng dẫn chi tiết các thao tác thực hiện giao dịch VCB ibanking đã đƣợc cập nhật trên website tại các vị trí: cá nhân/ ngân hàng
điện tử/ hƣớng dẫn sử dụng dịch vụ trực quan/ VCB ibanking flash demo 30/01/2015 Triển khai ứng dụng Vietcombank Smart OTP (bổ sung thêm phƣơng
thức cung cấp mã xác thực OTP mới)