2.2.3.6 .Vùng đồng bằng sông Cửu Long
3.2.1.4. Cải thiện chất lượng dự án ODA
Chất lượng dự án ODA luôn là một yếu tố rất quan trọng để các nhà tài trợ quyết dịnh có nên đầu tư vào Việt Nam hay không. Vì vậy, nếu chất lượng dự án càng cao, phù hợp với điều kiện của các nhà tài trợ cũng như các mục tiêu phát triển và tình hình thực tế của Việt Nam thì khả năng thu hút được nguồn vốn ODA từ dự án đó càng lớn. Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư cho ngành giáo dục thì chất lượng dự án càng đáng quan tâm hơn vì mục tiêu của
các dự án này là phục vụ cuộc sống của con người. Nếu như công tác lập dự án thiếu cẩn thận, thiếu nghiêm túc, chỉ nhằm mục đích xin được nguồn vốn ODA đầu tư rồi sau đó thực hiện không đúng mục tiêu, thì sẽ gây những phản ứng không tốt từ phía nhân dân, làm mất lòng tin của nhân dân với Chính phủ. Qua thực tế lập các dự án đầu tư cho ngành giáo dục trong thời gian qua, để nâng cao chất lượng dự án thì Chính phủ cũng như BKH&ĐT, BGD&ĐT cần phải chú ý một số vấn đề sau:
-Mục tiêu đầu tư của các dự án giáo dục phải rõ ràng xác định trên nhu
cầu thực tế của nơi được tiếp nhận dự án.
-Đảm bảo tính khoa học của dự án, có nghĩa là dự án phải được lập trên
cơ sở nghiên cứu công phu tỉ mỉ, nghiêm túc từ các khía cạnh.
-Đảm bảo tính hệ thống của dự án: các nội dung của dự án phải được
xây dựng trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, và trong mối quan hệ với các dự án khác trong khu vực được đầu tư, đồng thời tổng dự án phải đặt trong tổng thể quá trình phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh, thành phố, hay của ngành, lĩnh vực cụ thể.
-Đảm bảo tính cụ thể của dự án: các tính toán, phân tích phải dựa trên
các dữ liệu cụ thể, đảm bảo tính khả thi cao, phù hợp tình hình thực tế, đặc biệt phải chú ý vấn đề này hơn với những dự án do nước ngoài lập.
-Đảm bảo tính chuẩn mực của dự án, tức là các dự án phải được lập trên
cơ sở các chuẩn mực chung, để sao cho dự án có thể đáp ứng được những quy định chặt chẽ không chỉ của phía Việt Nam, mà còn của các nhà tài trợ nước ngoài.
-Đối với những dự án mà phía Việt Nam cùng chuẩn bị với phía tư vấn
nước ngoài, thì ngay từ khâu lập dự án cần xác định rõ các quy trình, quy phạm kỹ thuật được áp dụng, tránh tình trạng áp dụng quy trình nước ngoài
nhưng lại không phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của khu vực được đầu tư, ảnh hưởng đến công tác trình, duyệt dự án sau này.
3.2.2.Nhóm giải pháp nhằm tăng tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA cho ngành giáo dục ở Việt Nam trong thời gian tới.
Việc nâng cao tốc độ giải ngân là rất quan trọng vì nó giúp đảm bảo thực hiện đúng tiến độ dự án, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và duy trì lòng tin của các nhà tài trợ. Để nâng cao tốc độ giải ngân của các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, có thể xem xét một số các biện pháp sau: