2.2.3.6 .Vùng đồng bằng sông Cửu Long
3.2.2.3. Giải quyết tốt vấn đề vốn đối ứng
Vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA là phần vốn trong nước tham gia trong từng chương trình dự án ODA được cam kết giữa phía Việt Nam và phía nước ngoài trong các hiệp định, văn kiện dự án, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. Các dự án vay vốn của Chính phủ Nhật Bản hoặc của WB, ADB thường yêu cầu vốn trong nước chiếm từ 15% - 30% tổng giá trị dự án, các dự án viện trợ của các tổ chức thuộc Liên hợp quốc thường cũng đòi hỏi trong nước khoảng 20% giá trị dự án.
Vì vậy, đối với các dự án vốn vay, cơ quan tiếp nhận dự án phải chú trọng đến việc lập kế hoạch vốn đối ứng sớm, có như vậy mới có thể giải ngân được nguồn vốn vay và không làm ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Phải chăng Nhà nước cũng như các lãnh đạo các ngành, các địa phương mới hầu như chỉ dựa vào nguồn vốn đối ứng rút từ ngân sách nhà nước mà còn thiếu những biện pháp hữu hiệu nhằm phát huy nội lực tiềm tàng trong dân.
Bởi chính nguồn vốn trong dân là biện pháp bổ sung vốn đối ứng mà Nhà nước cũng như các ngành, các địa phương cần xem xét và cân nhắc, nhất là trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp.
Mặt khác, Bộ tài chính cũng cần có những quy định cụ thể hơn về cơ chế vốn đối ứng để đảm bảo vốn đối ứng được cấp đầy đủ và kịp thời theo tiến độ thực hiện dự án, thống nhất cơ chế vốn đối ứng đối với những dự án cùng loại. Đồng thời cũng cần tăng cường quản lý và sử dụng vốn đối ứng cho các dự án ODA phù hợp với quy định của Chính phủ và không được sử dụng vốn đối ứng ngoài các mục đích, nội dung của dự án.