1.1.2 .Đặc điểm của nguồn vốn ODA
1.3. Kinh nghiệm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Từ những kinh nghiệm rất thành công của hai quốc gia trên, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam như sau :
Dưới góc độ quản lý, nguồn vốn ODA trong lĩnh vực giáo dục là nguồn của NSNN. Nguồn vốn này phải được quản lý và sử dụng theo đúng Luật NSNN và các quy định khác về chi tiêu công. Do đó, (i) cần phải nhận thức một cách đầy đủ về vốn ODA từ cấp trực tiếp sử dụng vốn đến đàm phán và ký kết vốn vay; (ii) kiên quyết loại bỏ các dự án chạy theo phong trào; (iii) coi nguồn vốn ODA như một chất xúc tác hay còn gọi là "vốn mồi"; (iv) cần phát huy mạnh vai trò đồng thời đơn giản hoá nhưng minh bạch hơn nữa công tác
quản lý và sử dụng ODA.
Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý nhằm tăng cường quản lý huy động và sử dụng vốn vay nước ngoài. Hiện nay, các dự án ODA trong ngành giáo dục đang được áp dụng theo Quyết định số 112/2001/QĐ-BTC ngày 9/11/2001 của Bộ Tài chính về một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án có sử dụng nguồn vốn ODA vay nợ nhưng nhiều định mức trong quyết định này không còn phù hợp với tình hình thực tế của các dự án. Bộ tài chính, cơ quan chủ quản đã ban hành các cơ chế tài chính riêng cho một số dự án đặc thù. Tuy nhiên, việc này vẫn chưa giải quyết được các vấn đề liên quan đến cơ chế tài chính của các dự án ODA trong ngành giáo dục. Bởi vậy, các cơ quan, tổ chức liên quan cần rà soát quy định của các văn bản pháp quy hiện hành để trên cơ sở đó nghiên cứu và trình Quốc hội xây dựng một Luật hay Pháp lệnh về quản lý vay nợ và viện trợ nước ngoài của quốc gia nhằm nâng cao tính pháp lý và tính toàn diện trong công tác quản lý các khoản vay nợ và viện trợ nước ngoài. Nghiên cứu và tiến hành sửa đổi một số nghị định liên quan đến quản lý và sử dụng ODA, tạo sự hài hoà giữa thủ tục của phía các nhà tài trợ và phía Việt Nam. Tiến tới quản lý nguồn vốn ODA phải dựa vào kết quả đầu ra. Quản lý vốn vay nước ngoài đầu tư cho giáo dục phải hướng vào kết quả cuối cùng mà chương trình, dự án đó mang lại, không chỉ là mục tiêu mà chương trình, dự án ODA đề ra.
Thứ hai, xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch sử dụng vốn vay nước ngoài. Việc đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA để khắc phục tình trạng chồng chéo của các chương trình, dự án gây lãng phí nguồn lực và hạn chế hiệu quả sử dụng vốn. Giúp cho các nhà tài trợ có được thông tin ổn định về nhu cầu vốn, chính sách ưu tiên cũng như danh mục các chương trình, dự án cụ thể kêu gọi tài trợ bằng nguồn vốn ODA. Những nội dung chính trong chiến lược thu hút và sử dụng
nguồn vốn ODA đầu tư cho giáo dục cần đáp ứng được các yêu cầu như: (i) Xây dựng quy hoạch vận động và sử dụng ODA phải phù hợp với kế hoạch phát triển KT-XH, phù hợp với tính chất và xu hướng phát triển của nguồn vốn, thể hiện được mối quan hệ giữa các ngành, các vùng, gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng nhằm thực hiện đúng mục tiêu phát triển và công bằng xã hội. (ii) Xây dựng hệ thống tiêu chí ưu tiên vận động và sử dụng ODA một cách thống nhất, từ đó xác định nhu cầu về ODA cho giai đoạn mới trên cơ sở cân đối các nguồn vốn khác cũng như khả năng cung cấp của các nhà tài trợ và khả năng tiếp nhận của ngành. (iii) Xác định rõ mối tương quan giữa vốn ODA với các nguồn vốn khác đầu tư cho giáo dục (như NSNN, đóng góp của nhân dân và các tổ chức trong xã hội, FDI, huy động từ trái phiếu Chính phủ...).
theo hướng sau: (i) Các Ban QLDA, Ban điều hành dự án và Ban điều phối dự án trong ngành giáo dục cần được thống nhất với tên gọi là Ban điều hành dự án; (ii) Cơ quan Bộ giáo dục cần có bộ phận (có thể trực thuộc Bộ trưởng hoặc trực thuộc Vụ Kế hoạch - Tài chính) chịu trách nhiệm kêu gọi tài trợ, định hướng đầu tư, thẩm tra phê duyệt dự án, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, điều hành, quản lý, kiểm tra thực hiện dự án; (iii) Các Ban điều hành dự án chịu trách nhiệm toàn diện trước Bộ trưởng về việc quản lý, điều phối thực hiện dự án trên cơ sở văn kiện dự án đã được ký kết; (iv) Các khoản vốn vay ODA đầu tư cho giáo dục cần được chuyển trực tiếp vào NSNN (không quản lý và thực hiện theo kiểu dự án độc lập).
Thứ ba, nâng cao năng lực cán bộ quản lý nguồn vốn vay nước ngoài.
chiến lược đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý theo hướng chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý dự án. Theo đó, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự án cả về kiến thức phát luật, các quy trình thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA cả về ngoại ngữ và các kiến thức quản lý dự
án theo các chuẩn mực quốc tế. Chuyên môn hoá các Ban quản lý dự án và giảm tình trạng cán bộ kiêm nhiệm. Các ban quản lý dự án chú trọng hơn đến hình thức đào tạo tại chỗ: bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ thông thạo chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, kinh nghiệm quản lý hiện đại… Trao đổi cán bộ giữa các ban quản lý dự án, cũng là hình thức để học hỏi kinh nghiệm quản lý và thực hiện dự án.
Thứ tư, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm toán việc sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính và kiểm toán nhà nước cần tăng cường công tác chuyên môn nghiệp vụ để thẩm định, đối chiếu, so sánh, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Kiên quyết xử lý bằng cách xuất toán các khoản chi sai mục đích, không đúng khối lượng, đơn giá, không đúng tiêu chuẩn định mức, vượt dự toán lớn. Khi cần thiết cần quy định cả trách nhiệm hình sự đối với nhà thầu, tư vấn giám sát trong việc xác nhận khối lượng thanh toán không trung thực, không đúng quy định.
Mặt khác, chính phủ cùng với các cơ quan chức năng cũng như tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế sớm xây dựng và ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng ODA, bao gồm tiêu chuẩn định tính và định lượng. Đây là cơ sở cần thiết để tăng cường kiểm tra, giám sát tiến trình thực hiện dự án ODA và là căn cứ để xem xét quyết định cho phép thực hiện dự án. Từ đó, Chính phủ có thể từ chối những dự án đề xuất từ phía nhà tài trợ nếu xét thấy dự án không có hiệu quả và kém tính bền vững.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VIỆT NAM TỪ NĂM 1993 - 2010