2.2.1.1 .Các nhà tài trợ song phương
2.2.2. Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho giáo dục từ năm
2.2.2.2 Trung học cơ sở
Bảng 2.4 : Danh mục các chương trình, dự án nguồn vốn ODA cho giáo dục trung học cơ sở
Đơn vị : triệu USD
STT Dự án Tổng mức
đầu tư ODA Nhà tài trợ Thực hiện
I. Những dự án đã hoàn thành
1 VIE 2032- Phát triển giáo dục
Trung học cơ sở 1,00 0,55 ADB 1993
2
Giáo dục THCS lần I (ở 10 tỉnh : Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La, Quảng Trị, Kon Tum, Cần
Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau)
3 VIE 3091-Phát triển giáo dục
Trung học cơ sở 1,00 0,50 ADB 1998 4 VIE3928- Phát triển giáo dục
Trung học cơ sở lần 2 1,00 0,60 ADB 2002-2003 5 Đào tạo giáo viên trung học cơ
sở 30,00 25,40 ADB
6/2000- 3/2008
II. Những dự án đang triển khai
6 Dự án THCS vùng khó khăn
nhất 53,00 50,00 ADB 2008-2014 7 Phát triển giáo viên trung học
cơ sở 65,00 55,00 ADB 2005-2011
(Nguồn : Bộ Kế hoạch &Đầu tư)
Các dự án đầu tư vào THCS còn ít, chỉ có 7 dự án, chiếm 10,96% tổng nguồn vốn ODA sử dụng trong ngành giáo dục. Khác với các cấp học khác thường có số vốn viện trợ nhiều hơn vốn vay thì số vốn viện trợ dành cho cấp THCS chỉ có 6,67 triệu USD trên tổng số 180,04 triệu USD nguồn vốn ODA đầu tư cho THCS. Vì vậy, lượng vốn đối ứng dành cho của cấp THCS chiếm 29,4% trong tổng vốn ODA, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ vốn đối ứng chung của ngành là 10,37%. Các dự án chủ yếu là vay vốn của ADB. Thông qua 7 dự án : Dự án VIE 2032 – phát triển giáo dục trung học cơ sở (1993); Giáo dục THCS lần I ( ở 10 tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Sơn La, Quảng Trị, Kon Tum, Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau thực hiện 1998-2004) ; VIE 3091 – Phát triển giáo dục THCS (1998) ; VIE 3928-Phát triển giáo dục THCS lần 2 (2002-2003) ; Đào tạo giáo viên trung học cơ sở (2000 -2008) ; Dự án THCS vùng khó khăn nhất(2008-2014)…. với mục tiêu là nâng cao chất lượng và hiệu quả hệ thống giáo dục THCS đã đạt được những kết quả sau :
- Công tác xây dựng chương trình và biên soạn sách giáo khoa đã xây dựng được chương trình học cho 13 môn, biên soạn và xuất bản thử nghiệm sách giáo khoa của 13 môn học cho học sinh lớp 6, tổ chức thí điểm và sử dụng sách giáo khoa mới ở 11 tỉnh, thành phố.
- Công tác đào tạo và nâng cao trình độ giáo viên, đã tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở cho 141 trường THCS thí điểm, tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục và triển khai chương trình và sách giao khoa mới 11 tỉnh, thành phố thí điểm.
- Công tác xây dựng cơ bản và cung cấp thiết bị đã tiến hành cung cấp máy tính, thiết bị nghe nhìn, máy photocopy và xây mới, nâng cấp 304 trường THCS với 2336 phòng học của 17 tỉnh.
Nhìn chung, dự án này được đánh giá là một trong những dự án tốt, có tiến độ giải ngân khá và việc tuân thủ các quy định của nhà tài trợ và chính phủ được thực hiện nghiêm túc.