Định giá doanh nghiệp nhà nước ở Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam (Trang 47 - 49)

Chƣơng trình tƣ nhân hoá của Pháp luôn có những bƣớc thăng trầm do phải chịu ảnh hƣởng của các đảng phái chính trị thay nhau lên nắm chính quyền. Song nhìn chung, cơ sở pháp lý để chính phủ Pháp thực hiện tƣ nhân hoá là nhờ vào 2 văn bản luật đó là “ Luật về áp dụng tƣ nhân hoá” ra ngày 6/8/1986 và luật tƣ nhân hoá số 93-923 ra ngày 19/7/1993.

- Cơ quan phụ trách chƣơng trình tƣ nhân hoá đƣợc gọi là “ Uỷ ban tƣ nhân hoá”, uỷ ban này bao gồm 7 thành viên đƣợc lựa chọn từ những ngƣời có nhiều năng lực và kinh nghiệm trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính và pháp lý. Uỷ ban hoạt động theo nhiệm kỳ 5 năm. Trong suốt nhiệm kỳ, các thành viên thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao có tính chất chuyên trách và không đƣợc phép kiêm nhiệm bất kỳ một công việc nào khác. Nếu vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm, các thành viên có thể bị bãi miễn thông qua sự biểu quyết đa số của các thành viên còn lại.

- Về thẩm quyền xác định giá trị và giá bán doanh nghiệp, các doanh nghiệp thuộc diện tƣ nhân hoá đƣợc phân chia thành 4 loại theo tiêu thức về quy mô (vốn và lao động)

+ Loại 1: DNNN có >2000 lao động và doanh số trên 2 tỷ Fr

+ Loại 2: Có quy mô nhỏ hơn loại 1nhƣng có số lao động > 1000 và doanh số > 1tỷ Fr

+ Loại 3: Nhỏ hơn loại 2 nhƣng có số lao động > 50 và doanh số > 50 triệu Fr

+ Loại 4: Doanh nghiệp có < 50 lao động và doanh số từ 50 triệu Fr trở xuống

Thẩm quyền xác định giá trị các doanh nghiệp thuộc loại 1 thuộc về Uỷ ban tƣ nhân hoá, còn 3 loại sau đƣợc giao cho các chuyên gia độc lập. Mục tiêu của việc xác định giá trị doanh nghiệp là tìm ra giá sàn - Mức giá tối thiểu làm căn cứ để Bộ trƣởng Bộ Kinh tế lựa chọn phƣơng thức bán qua thị trƣờng chứng khoán, đấu thầu hay thoả thuận bán cho ngƣời lao động.

Theo luật năm 1986, Bộ trƣởng Bộ Kinh tế không đƣợc phép chuyển nhƣợng doanh nghiệp theo giá thấp hơn mức giá sàn mà Uỷ ban hay các chuyên gia độc lập đã đƣa ra. Đồng thời luật cũng quy định Bộ trƣởng Bộ Kinh tế phải tham khảo ý kiến của Uỷ ban trƣớc khi quyết định mức giá cụ thể.

Về phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp: Đƣa ra giá trị tối thiểu thuộc về thẩm quyền của Uỷ ban các chuyên gia độc lập. Tuy nhiên, để kiểm tra tính trung thực của kết quả đánh giá, luật cũng quy định các phƣơng pháp mà chính phủ có thể sử dụng để thẩm định lại nếu thấy cần thiết. Các phƣơng pháp đó là:

+ Phƣơng pháp định giá chứng khoán + Phƣơng pháp giá trị tài sản thuần

+ Phƣơng pháp hiện tại hoá lợi nhuận thuần + Phƣơng pháp hiện tại hoá dòng tiền

+ Kết hợp các phƣơng pháp với nhau, trong đó phƣơng pháp giá trị tài sản thuần đƣợc lựa chọn cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)