Với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam (Trang 120 - 125)

- Vị trí địa lý: Mỏ than Hà Tu thuộc khoáng sàng than Đông Bắc nằm cách

3.4.1.Với Nhà nước

3.4.1.1. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khung pháp lý về xác định giá trị doanh nghiệp và các vấn đề có liên quan

Trên cơ sở lý luận chung về xác định giá trị doanh nghiệp, các văn bản pháp lý hiện hành của Chính phủ, thực trạng và những tồn tại trong quá trình

xác định giá trị doanh nghiệp trong thời gian qua và đặc điểm kinh tế-xã hội của Việt Nam, thiết nghĩ những quy định cụ thể trong chính sách tài chính về xác định giá trị doanh nghiệp trong thời gian tới cần hoàn thiện hơn nữa với các nội dung sau:

Thứ nhất, Quy định rõ và mở rộng đối tƣợng áp dụng phƣơng pháp DCF

trong xác định giá trị doanh nghiệp.

Mặc dù phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo phƣơng pháp DCF không dơn giản và dễ thực hiện nhƣ phƣơng pháp giá trị tài sản ròng nhƣng nó thể hiện sát hơn mục đích của nhà đầu tƣ. Vì vậy, Chính phủ có thể mở rộng hơn đối tƣợng áp dụng phƣơng pháp này sang tất cả các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận ròng trên nguồn vốn kinh doanh bình quân trong 5 năm liền kề lớn hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm.

Thứ hai, quy định rõ hơn việc xác định nguyên giá của tài sản là nhà cửa,

vật kiến trúc trong phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo giá trị tài sản ròng. Theo quy định, để xác định nguyên giá các công trình mới hoàn thành đầu tƣ xây dựng trong 03 năm thì sử dụng giá quyết toán công trình đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, thực trạng quản lý xây dựng cơ bản của chúng ta cho thấy: có không ít những công trình đã hoàn thành sau 03 năm nhƣng chƣa thể quyết toán đƣợc vì rất nhiều lý do khác nhau. Hơn nữa, giá trị quyết toán của công trình có thể khác nhau giữa giá trị quyết toán A-B, giá trị quyết toán do kiểm toán đƣa ra hoặc giá trị do chủ đầu tƣ quyết toán. Cho nên, phải quy định rõ cơ quan có thẩm quyền là ai, là chủ đầu tƣ hay cơ quan tài chính? Trƣờng hợp công trình mới xây dựng xong trong 03 năm nhƣng chƣa thực hiện quyết toán thì lấy giá trị nào?

Thứ ba, có chính sách hợp lý hơn khi xác định công nợ trong giá trị

doanh nghiệp.

Công nợ là một trong những vƣớng mắc lớn nhất trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Nhiều khoản công nợ phải thu đã thực sự trở thành công nợ khó đòi và do đó không thể chuyển thành tài sản cho các cổ đông của công ty cổ phần nhƣng lại chƣa đủ điều kiện và hồ sơ để giải quyết xử lý công nợ theo quy định hiện hành. Vì vậy trên thực tế quá trình xác định giá trị DNNN đang chờ Nhà nƣớc bổ sung các quy định cho việc xử lý tích cực hơn

hoặc khoanh nợ giao cho công ty cổ phần theo dõi giữ hộ Nhà nƣớc trong khoảng thời gian nhất định (tức là loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp). Nếu làm đƣợc nhƣ vậy, cổ đông sẽ đỡ thiệt thòi vì đây là giá trị doanh nghiệp “ảo”.

Thứ tư, hoàn thiện khung pháp lý cho sự hoạt động của các công ty kiểm

toán trong việc xác định giá trị doanh nghiệp. Hiện nay, khung pháp lý cao nhất cho sự hoạt động của các công ty kiểm toán độc lập là Nghị địng 07/NĐ-CP ngày 29/01/1994 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân và một vài chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) đƣợc soạn thảo dựa trên các quy định của Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA). Dựa trên đánh giá kết quả hoạt động của ngành kiểm toán độc lập 11 năm qua và những biến động của ngành kiểm toán độc lập thế giới sau vụ phá sản của Tập đoàn Enron, Woldcom thì việc hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập là thực sự cần thiết, đặc biệt là sự ràng buộc trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập đối với kết quả và ý kiến của Báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, điều đó lại chỉ khả thi khi Chính phủ phải đồng thời hoàn thiện khung pháp lý và tăng cƣờng tính pháp chế đối với hoạt động của kế toán, tài chính, ngân hàng và áp dụng các biện pháp để đẩy nhanh việc thanh toán không dùng tiền mặt, xử lý có hiệu quả tiến tới kiểm soát đƣợc vấn đề thanh toán của nền kinh tế quốc dân. Điều đó chứng tỏ rằng muốn kết quả kiểm toán ngày càng đƣợc tin cậy thì không những cần có các văn bản pháp quy tác động trực tiếp tới hoạt động của nó mà cần đến những giải pháp quản lý tổng thể nền kinh tế từ phía Nhà nƣớc.

3.4.1.2. Đơn giản hóa thủ tục trong quy trình xác định giá trị doanh nghiệp

Việc đơn giản hoá các thủ tục sẽ có tác động tích cực đến tiến độ và chất lƣợng công tác xác định giá trị doanh nghiệp. Theo đó, nhà nƣớc cần đơn giản hoá các thủ tục trong quy trình định giá, xoá bỏ thủ tục hành chính rƣờm rà thông qua Bộ Tài chính. Nhanh chóng triển khai việc phân cấp mạnh và toàn diện cho các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp là các Bộ, các địa phƣơng và Hội đồng quản trị các Tổng công ty trên cơ sở một cơ chế giám sát công khai, minh bạch của Chính phủ và của các cơ quan chức năng. Cụ thể:

Bộ trƣởng các Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Hội đồng quản trị các Tổng công ty tổ chức triển khai xác định, phê duyệt giá trị doanh nghiệp CPH. Báo cáo Chính phủ phê duyệt và chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ về việc tổ chức thực hiện kế hoạch này. Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp đƣợc gửi về Văn phòng Chính phủ và Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát.

3.4.1.3. Phát triển thị trường chứng khoán

Thị trƣờng chứng khoán là môi trƣờng với đầy đủ thông tin để phản ánh chính xác tình hình doanh nghiệp, thị trƣờng liên tục phát ra những tín hiệu về giá cả, khoản tăng hay giảm thu nhập của các nhà đầu tƣ. Vì thế, buộc các công ty phải tăng cƣơng năng lực quản trị, phải gắn bó chặt chẽ khả năng sinh lời của doanh nghiệp với sự phát triển lành mạnh của thị trƣờng chứng khoán. Một thị trƣờng chứng khoán phát triển hoàn chỉnh sẽ giúp các chuyên gia tƣ vấn định giá doanh nghiệp có đƣợc những cơ sở, thông tin thực sự hữu ích và chuẩn xác trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc phát triển thị trƣờng chứng khoán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp mới một cách hiệu quả và đáng tin cậy nhƣ phƣơng pháp PER, đấu giá cổ phần, DCF. Có thể nói, để nâng cao chất lƣợng định giá DNNN cổ phần hoá thì việc hoàn thiện và phát triển định chế tài chính quan trọng này là thực sự cần thiết.

Để phát triển thị trƣờng chứng khoán, Nhà nƣớc cần:

- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho sự hoạt động của thị trƣờng chứng khoán nhƣ gấp rút xây dựng một bộ luật về thị trƣờng chứng khoán

- Đảm bảo cho các trung gian tài chính đƣợc tham gia vào hoạt động bán cổ phần ra bên ngoài cho các công ty cổ phần

- Cần có những quy định cụ thể, rõ ràng cho phép một số tổ chức tài chính quốc tế tham gia vào thị trƣờng này để tạo môi trƣờng và động lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính Việt Nam, dần nâng cao trình độ ngang tầm với đòi hỏi của hoạt động thị trƣờng chứng khoán trong và ngoài nƣớc.

- Đảm bảo và phát triển vốn thuộc sở hữu Nhà nƣớc thông qua việc hình thành các Công ty tài chính quốc gia.

3.4.1.4. Thúc đẩy sự phát triển nhanh, đa dạng hóa các tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp với quy mô khác nhau

Giải pháp này nhằm giúp sớm hình thành và phát triển các công ty tƣ vấn thẩm định giá ở trong nƣớc, hình thành một hệ thống các doanh nghiệp hoạt động chuyên về lĩnh vực tƣ vấn thẩm định giá.. Thực tế ở Nƣớc ta hiện nay cho thấy, số lƣợng các tổ chức có chức năng tƣ vấn định giá ở Nƣớc ta còn ít. Hiện cả Nƣớc có 66 tổ chức đƣợc Bộ Tài chính cấp phép hoạt động tƣ vấn và xác định giá trị doanh nghiệp. Với một số lƣợng nhƣ vậy thì vẫn còn rất khiêm tốn so với đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. Mặt khác, ở Nƣớc ta hiện nay cũng chƣa có một tổ chức nào chuyên dịch vụ tƣ vấn định giá, hoạt động tƣ vấn định giá ở Nƣớc ta hiện nay chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua các công ty kiểm toán, các ngân hàng, công ty bảo hiểm…do đó tính chuyên nghiệp chƣa cao.

Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới, Nhà nƣớc cần sớm ban hành các văn bản, tạo hành lang pháp lý khuyến khích việc thành lập các công ty, tổ chức hoạt động chuyên về tƣ vấn và thẩm định giá trị doanh nghiệp với quy mô khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế, giúp doanh nghiệp yên tâm hoạt động, cạnh tranh công bằng, đồng thời đƣa dịch vụ thẩm định giá phát triển đúng hƣớng, tác động tích cực đối với nền kinh tế Nƣớc ta . Điều này sẽ làm cho hoạt động tƣ vấn định giá trở nên chuyên nghiệp hơn, tính cạnh tranh trong dịch vụ định giá sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có nhu cầu định giá cũng có thêm các cơ hội để lựa chọn cho mình một tổ chức tƣ vấn định giá phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.

3.4.1.5. Quốc tế hóa hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp

Xác định giá trị doanh nghiệp là một vấn đề rất phức tạp không những chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các quốc giá trên thế giới. Tính đa dạng và đặc thù của các doanh nghiệp, sự biến động của môi trƣờng đầu tƣ và các yếu tố không chắc chắn đòi hỏi các phƣơng pháp tiếp cận năng động và chuyên biệt

cho từng trƣờng hợp xác định giá trị doanh nghiệp cụ thể. Qua thực tế cho thấy, việc xác định giá trị doanh nghiệp ở Nƣớc ta mặc dù đã đạt đƣợc những bƣớc tiến đáng ghi nhận nhƣng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại không ít những khó khăn, vƣớng mắc. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do xác định giá trị doanh nghiệp là một lĩnh vực còn rất mới mẻ đối với Nƣớc ta, do đó chúng ta chƣa có một đội ngũ những chuyên gia tƣ vấn định giá có đủ năng lực cả về lý luận, kinh nghiệm và thực tiễn. Cũng vì là vấn đề mới mẻ nên Nhà nƣớc ta cũng chƣa có một hệ thống văn bản pháp luật hoàn chỉnh về vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp mà mới chỉ dừng lại ở mức độ vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Để nâng cao hiệu quả công tác xác định giá trị doanh nghiệp trong thời gian tới, Chính phủ cần ban hành chính sách khuyến khích quốc tế hoá hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp thông qua việc cho phép nƣớc ngoài đầu tƣ vào lĩnh vực này bằng các hình thức nhƣ: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, tiến tới sau một thời gian thích hợp thì mở cửa cho doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài mở chi nhánh, thành lập công ty thẩm định giá hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam theo luật pháp Việt Nam. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần cho phép các doanh nghiệp đƣợc thuê các tổ chức, chuyên gia tƣ vấn định giá nƣớc ngoài, đặc biệt là các nƣớc có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nếu làm đƣợc việc này, chúng ta sẽ vừa có cơ hội tiếp thu những kinh nghiệm tiên tiến trên thế giới về xác định giá trị doanh nghiệp, vừa có đƣợc những kết quả định giá đáng tin cậy hơn, đáp ứng đƣợc yếu cầu của tiến trình đổi mới, sắp xếp lại DNNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam (Trang 120 - 125)