Đánh giá về việc áp dụng các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước ở Việt nam hiện nay (Theo khung pháp lý hiện hành)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam (Trang 70 - 82)

nghiệp nhà nước ở Việt nam hiện nay (Theo khung pháp lý hiện hành)

Theo quy định tại Thông tƣ số 126/2004/TT - BTC ngày 24/12/2004 thay thế các thông tƣ 76/2002/TT - BTC ngày 09/09/2002 và Thông tƣ số 79/2002/TT - BTC ngày 12/09/2002 của Bộ tài chính về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nƣớc thành công ty cổ phần thì công tác xác định giá trị doanh nghiệp đƣợc thực hiện bằng 2 phƣơng pháp: phƣơng pháp tài sản và phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu. Theo đó, phƣơng pháp tài sản đƣợc sử dụng phổ biến nhất vì nó dễ thực hiện và dễ đƣợc kiểm chứng, đối chiếu bằng những bằng chứng kế toán và ngƣợc lại có rất ít các doanh nghiệp áp dụng phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu.

Trong quá trình khảo sát việc áp dụng các phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay, ta nhận thấy:

2.3.2.1. Những ưu điểm cơ bản về phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp đã áp dụng

- Xoá bỏ việc xác định giá trị theo cách tổ chức Hội đồng để nâng cao tính chuyên nghiệp và tính minh bạch trong hoạt động định giá và đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá. Nghị định quy định việc xác định giá trị doanh nghiệp do các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện. Đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán dƣới 30 tỷ đồng, nếu không thuê định giá thì cơ quan quyết định cổ phần hoá giao cho doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp mình. Nghị định cũng quy định đƣa ra danh mục các tổ chức có chức năng định giá (Danh sách do Bộ Tài chính cung cấp hàng năm) để doanh nghiệp tự lựa chọn việc thuê tổ chức định giá cho mình, không phải đấu thầu lựa chọn nhƣ trƣớc đây gây mất thời gian, tốn kém cho doanh nghiệp.

- Đối với tài sản là đất do doanh nghiệp đang sử dụng thì doanh nghiệp lựa chọn thuê đất hoặc giao đất theo quy định của Luật Đất đai.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về việc xác định vốn đầu tƣ dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hoá tại các doanh nghiệp khác theo hƣớng: Doanh nghiệp đƣợc quyền lựa chọn kế thừa hay không kế thừa các hoạt động đầu tƣ dài hạn vào các doanh nghiệp khác. Trƣờng hợp doanh nghiệp kế thừa thì giá trị vốn đầu tƣ dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hoá tại các doanh nghiệp khác đƣợc đánh giá theo giá thị trƣờng tại thời điểm định giá nhƣng không thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán vì: các hoạt động liên doanh, liên kết những năm đầu thƣờng lỗ, có trƣờng hợp đối tác cố tình lỗ thông qua việc chuyển giá để mua lại phần vốn của doanh nghiệp Việt Nam.

2.3.2.2.Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân

* Những hạn chế cơ bản

+ Phƣơng pháp tài sản: Đây là phƣơng pháp dễ áp dụng và hiện đang đƣợc áp dụng phổ biến đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng phƣơng pháp này trên thực tế cho thấy vẫn còn nhiều vƣớng mắc cần tháo gỡ.

Đối với TSCĐ, khi tiến hành xác định giá trị của TSCĐ hữu hình thì cả hai yếu tố của quá trình định giá là nguyên giá và giá trị còn lại đều rất khó xác định. Sở dĩ nhƣ vậy là vì: Máy móc thiết bị hiện đang sử dụng trong các

DNNN là các máy chuyên dụng thuộc các thế hệ công nghệ khác nhau, do nhiều nhà cung cấp khác nhau, thông thƣờng là đã lạc hậu và các nhà sản xuất không còn cung cấp chủng loại đó trên thị trƣờng hiện tại. Còn nếu dựa theo tính năng, công dụng tƣơng tự thì các máy móc thiết bị thời nay thuộc thế hệ mới, tiên tiến hơn, tiện ích hơn nên nguyên giá của chúng thƣờng rất khác nhau. Trong trƣờng hợp hy hữu, nếu lựa chọn đƣợc một sản phẩm có cùng công suất, tính năng và tác dụng nhƣng do các nhà sản xuất khác nhau thì cũng không thể so sánh với nhau đƣợc. Với những khó khăn trên, phần lớn TSCĐ không có đƣợc cơ sở tham chiếu để tham khảo giá trị thị trƣờng hiện tại mà đƣợc xác định lại theo nguyên giá ghi trên sổ kế toán của doanh nghiệp. Giá trị còn lại của TSCĐ cũng là một yếu tố rất khó xác định bởi lẽ: Về mặt nguyên tắc, giá trị còn lại của tài sản đƣợc xác định dựa vào giá trị còn lại của các kết cấu chính nhƣng cơ sở để xác định giá trị còn lại của các kết cấu chính lại thƣờng không có tính thuyết phục. Do vậy, tỷ lệ % giá trị còn lại đƣợc đƣa ra mang nhiều tính chủ quan và luôn theo chiều hƣớng giằng xé về mặt lợi ích: Doanh nghiệp muốn đánh giá thấp, Nhà nƣớc muốn đánh giá cao. Vì thế, luôn xảy ra tranh chấp trong việc thống nhất số liệu.

Đối với vật tƣ hàng hoá thành phẩm: Do thời điểm thực tế kiểm kê, xác định giá trị doanh nghiệp thƣờng chậm hơn thời điểm lựa chọn làm mốc để xác định giá trị nên tại thời điểm kiểm kê thực tế, vật tƣ, hàng hoá, thành phẩm đã có quá nhiều biến động cả về số lƣợng chất lƣợng và phẩm cấp so với thời điểm đƣợc lựa chọn làm mốc. Về mặt nguyên tắc, số lƣợng của hàng tồn kho phải đƣợc tính toán trên cơ sở số lƣợng thực tế kiểm kê sau khi đã điều chỉnh lại ảnh hƣởng của các khoản nhập xuất trong suốt giai đoạn từ thời điểm lựa chọn đến thời điểm thực tế kiểm kê. Tuy nhiên, trên thực tế điều này là không tƣởng mà đôi khi, bản thân các phiếu nhập, phiếu xuất trong kỳ cũng không đảm bảo đƣợc độ chính xác của nó. Do vậy hàu hết số lƣợng, chủng loại và chất lƣợng của vật tƣ hàng hoá đƣợc lấy theo số liệu báo cáo của đơn vị nên tính thuyết phục không cao.

Đối với các tài sản vô hình: Việc xác định giá trị doanh nghiệp hoàn toàn chƣa tính đến giá trị vô hình và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Theo hƣớng dẫn xác định giá trị lợi thế kinh doanh đƣợc tính dựa trên sự so sánh tỷ

suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nƣớc bình quân 3 năm trƣớc thời điểm xác đình giá trị doanh nghiệp với lãi suất trái phiếu Chính phủ 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là chƣa chính xác vì việc xác định lãi lỗ các doanh nghiệp thƣờng không chính xác, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, hơn nữa lãi lỗ của doanh nghiệp có thể tăng, giảm đột biến trong một vài năm trở lại đây, hoặc cũng có thể có sự tính toán trƣớc của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp thƣờng có những chiến lƣợc kinh doanh khác nhau, đôi khi họ có thể chấp nhận lỗ trong ngắn hạn để đạt đƣợc mục tiêu dài hạn. Bên cạnh đó, Nghị định quy định tất cả các yếu tố vô hình chƣa đƣợc xác định giá trị sẽ đƣợc “vo tròn” thông qua chỉ tiêu lợi nhuận siêu ngạch. Còn các tài sản vô hình đã đƣợc xác định giá trị thì lấy theo số dƣ còn lại của các tài sản đó hiện đang phản ánh trên sổ kế toán tại thời điểm lựa chọn để đƣa vào xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, giá trị các tài sản vô hình đó đƣợc tính toán có cơ sở hay không, hợp lý, hợp lệ hay không lại không đƣợc nhắc đến. Ngoài ra, với các ngành kinh doanh đặc thù nhƣ khai thác khoáng sản thì giá trị doanh nghiệp đƣợc xác định phụ thuộc phần lớn vào trữ lƣợng và chất lƣợng khoáng sản tiềm năng chƣa đƣợc khai thác chứ ít phụ thuộc vào các tài sản nằm trên nó. Do vậy, quyền đƣợc khai thác khoáng sản và đánh giá trữ lƣợng còn lại của mỏ là các yếu tố đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm hơn là những tài sản hiện có tại mỏ. Tuy nhiên, đánh giá giá trị các tài sản vô hình đó nhƣ thế nào lại không đƣợc Chính phủ hƣớng dẫn xác định và vô tình nó đã trở thành miếng mồi lớn cho các nhà đầu tƣ hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng. Tóm lại, chúng ta còn khá nhiều lúng túng trong việc xác định giá trị của các tài sản vô hình. Không bóc tách và xác định đƣợc cho từng loại mà gộp vào chỉ tiêu lợi nhuận siêu ngạch là không chính xác.

Theo công thức xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp (Đã đề cập ở mục 2.2.2.1) thì những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nƣớc bình quân trong 3 năm trƣớc thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá bằng, hoặc thấp hơn mức lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì sẽ không có giá trị lợi thế kinh doanh.

Chỉ tiêu giá trị lợi thế kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp, chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố nhƣ: Lợi thế vị trí địa lý, trình độ và khả năng kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo, tay nghề của đội ngũ nhân viên…

Việc xác định lợi thế kinh doanh nhƣ trên là không phù hợp bởi vì có những doanh nghiệp rất có lợi về vị trí địa lý, thuận tiện cho sản xuất kinh doanh nhƣng do năng lực của đội ngũ lãnh đạo hạn chế và các vấn đề khác nên hàng năm kinh doanh thua lỗ, hoặc số lãi thấp, tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nƣớc bình quân 3 năm trƣớc khi cổ phần hoá thấp hơn mức lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm thì cũng không phải tính giá trị lợi thế địa lý cũng nhƣ giá trị lợi thế kinh doanh vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, gây thiệt hại cho Nhà nƣớc. Tuy nhiên, cũng vị trí này, với những ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp giỏi thì có thể sẽ có lợi nhuận cao và khi cổ phần hoá, Nhà nƣớc sẽ đƣợc tính giá trị lợi thế vị trí địa lý và giá trị lợi thế kinh doanh vào giá trị doanh nghiệp.

Kế đến là các tài sản chỉ đƣợc đánh giá theo giá trị kiểm kê chứ chƣa tính đến giá trị tài chính và giá trị kinh tế. Trong quá trình phân loại, không thể phân loại rạch ròi tài sản nào là cần thiết và tài sản nào là không cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các tổ chức tƣ vấn định giá nhƣ các công ty kiểm toán, tƣ vấn tài chính chƣa có kinh nghiệm cũng nhƣ chuyên môn, thông tin trong vấn đề định giá nên chủ yếu chỉ dựa vào giá trị trên sổ sách kế toán và thƣờng xác định theo chủ quan chứ không theo giá thị trƣờng nhƣng cách làm này hiện nay vẫn đang đƣợc chấp nhận. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa dẫn đến hiện tƣợng trên là do Nhà nƣớc chƣa có một khung giá cụ thể cho các tài sản đã qua sử dụng, chƣa có một nền kinh tế thị trƣờng đồng bộ và lành mạnh, do đó việc doanh nghiệp không xác định đƣợc giá trị các tài sản đã qua sử dụng một cách chính xác cũng là điều dễ hiểu.

Về việc các khoản công nợ phải thu, phải trả: Nguyên tắc chung là các khoản công nợ phải đƣợc xác nhận rõ ràng, đầy đủ, chính xác và chỉ đƣa vào xác định giá trị doanh nghiệp đối với các khoản công nợ đã đƣợc xác nhận. Các khoản công nợ xấu còn lại cần phải đƣợc xử lý trƣớc khi cổ phần hoá. Tuy nhiên, thực tế tồn tại rất nhiều khoản công nợ không đƣợc xác nhận vì các lý do rất khác nhau hoặc có nhiều khoản công nợ không đòi đƣợc nhƣng con nợ

chƣa có những bằng chứng để doanh nghiệp đƣa vào “danh sách xử lý tài chính”. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp phải ngậm ngùi chấp nhận giá trị “ảo” của các khoản nợ nhƣ trên. Chính điều này sẽ là nguyên nhân dẫn đến ngƣời lao động bị thiệt thòi khi mua cổ phiếu của công ty cổ phần.

+ Phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu:

- Theo quy định tại Thông tƣ số 126/2004/TT - BTC của Bộ Tài chính, đối tƣợng áp dụng phƣơng pháp định giá theo chiết khấu dòng tiền là “các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thƣơng mại, dịch vụ tƣ vấn, thiết kế xây dựng, dịch vụ tài chính, kiểm toán, tin học và chuyển giao công nghệ: có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 5 năm liền kề của doanh nghiệp trƣớc thời điểm cổ phần hoá cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trƣớc thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp”, quy định này không rõ ràng và thiếu chặt chẽ ở các điểm sau đây:

Thứ nhất, nếu một doanh nghiệp có ít nhất hai ngành nghề hoạt động nhƣng chỉ có một ngành nghề thuộc đối tƣợng áp dụng của Thông tƣ thì khi đó doanh nghiệp sẽ phải lựa chon phƣơng pháp nào để xác định giá trị doanh nghiệp?

Thứ hai, nếu một doanh nghiệp thuộc ngành nghề quy định nhƣng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 5 năm liền kề không cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm thì sẽ áp dụng theo phƣơng pháp nào? Nếu phải đáp ứng cả hai tiêu chí trên thì thực ra số doanh nghiệp đƣợc xác định giá trị theo phƣơng pháp này là rất ít, trong khi phƣơng pháp này cho phép xác định chính xác hơn giá trị của các doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả hoặc có lợi thế thƣơng mại.

- Tại Thông tƣ số 126/2004/TT - BTC có quy định về cách xác định giá trị doanh nghiệp nhà nƣớc theo phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền nhƣ sau:

Giá trị thực tế doanh nghiệp = Giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc (1) + Nợ thực tế phải trả (2) + Số dƣ quỹ khen thƣởng phúc lợi, nguồn kinh phí sự

Dựa vào công thức trên ta thấy các yếu tố (2), (3) có thể dễ dàng đƣợc xác định dựa trên các số liệu của báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán và báo cáo công nợ phải trả), do đó vấn đề chủ yếu đặt ra ở đây là phải xác định đƣợc giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc. Nếu giá trị này đƣợc xác định chính xác, nó sẽ đảm bảo đƣợc hài hoà lợi ích của Nhà nƣớc, của doanh nghiệp, của các nhà đầu tƣ và của những ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Nếu xác định quá cao, ngƣời mua sẽ không chấp nhận, nếu xác định quá thấp sẽ gây thiệt hại cho nhà nƣớc.

Cũng theo Thông tƣ hƣớng dẫn, giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc đƣợc xác định theo công thức: Giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc =    n i i K Di 1 (1 ) (1) + n n K P ) 1 (  (2) + - Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao (3)

Trong công thức trên thì yếu tố (3) đƣợc xác định theo quy định cụ thể trong Thông tƣ. ở đây ta chỉ bàn thêm về việc xác định yếu tố (1) và (2)

Thứ nhất, đối với yếu tố (1): Theo hƣớng dẫn của Thông tƣ, i i K D

)1 1

(  là giá trị

hiện tại của cổ tức năm thứ i, trong đó:

Di là lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i

K là tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tƣ khi mua cổ phần và đƣợc xác định nhƣ sau: K = Rf + Rp

Trong đó: Rf là tỷ suất lợi nhuận thu đƣợc từ các khoản đầu tƣ không rủi ro đƣợc tính bằng lãi suất trả trƣớc của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; Rp là tỷ lệ phụ phí rủi ro khi mua cổ phần đầu tƣ ở các công ty của Việt Nam, đƣợc xác định theo bảng phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giá hoặc do công ty định giá xác định và không đƣợc vƣợt quá Rf.. Đến đây ta thấy nổi lên một số vấn đề sau:

Đối với Di: Đây là lợi nhuận sau thuế dự tính trong tƣơng lai đƣợc xác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam (Trang 70 - 82)