Đặc điểm của định giá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam (Trang 69 - 70)

Qua khảo sát thực tiễn cũng nhƣ nghiên cứu hệ thống các văn bản có liên quan đến vấn đề xác định giá trị DNNN ở Việt Nam, ta nhận thấy nổi lên một số đặc điểm cơ bản sau đây:

- Việc xác định giá trị DNNN ở Việt Nam chủ yếu đƣợc thực hiện bởi các tổ chức, chuyên gia không chuyên về xác định giá trị doanh nghiệp. Hiện nay, cả nƣớc có hơn 60 tổ chức đƣợc Bộ Tài chính cấp phép tƣ vấn xác định giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong đó hầu hết là các công ty kiểm toán độc lập, bảo hiểm và các ngân hàng, số lƣợng các tổ chức chuyên về tƣ vấn thẩm định giá rất ít. Điều này dẫn đến việc làm giảm tính chuyên nghiệp trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp.

- Trong hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp, phƣơng pháp đƣợc áp dụng phổ biến ở Việt Nam vẫn là phƣơng pháp tài sản ròng. Sở dĩ có đặc điểm này là do phƣơng pháp tài sản ròng là phƣơng pháp tƣơng đối đơn giản, dễ áp dụng, trong khi đó phƣơng pháp DCF là phƣơng pháp khó áp dụng do một số yếu tố khách quan mặc dù phƣơng pháp này cho kết quả sát thực và đƣợc nhiều nhà đầu tƣ ủng hộ. Theo Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp thì trong số các DNNN đã cổ phần hoá có tới hơn 80% áp dụng phƣơng pháp tài sản để xác định giá trị doanh nghiệp. Chính điều này đã làm cho hiệu quả xác định giá trị doanh nghiệp chƣa cao, chƣa sát với thực tiễn bởi bản chất của phƣơng pháp tài sản là chỉ dựa trên những tài sản hiện có của doanh nghiệp mà chƣa tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tƣơng lai.

- Việc xác định giá trị doanh nghiệp theo phƣơng pháp tài sản còn mang nặng tính sổ sách, tính thị trƣờng chƣa cao, các yếu tố vô hình chƣa đƣợc xác định một cách đúng đắn. Trong một số trƣờng hợp tại một số doanh nghiệp, việc xác định giá trị theo phƣơng pháp tài sản còn đơn thuần chỉ là việc lấy tổng tài sản trừ (-) đi phần nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán. Rõ ràng, việc xác định giá trị doanh nghiệp theo cách thức nhƣ trên vô tình đã bóp méo giá trị

doanh nghiệp, gây ra những hậu quả không nhỏ cho cả phía Nhà nƣớc, doanh nghiệp và nhà đầu tƣ.

- Quá trình xác định giá trị doanh nghiệp nói riêng và chuyển đổi DNNN ở Việt Nam nói chung vẫn còn là quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm chứ chƣa có một khung pháp lý chuẩn về cơ bản cho vấn đề này. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cũng nhƣ các tổ chức có chức năng tƣ vấn định giá luôn ở trong thế bị động trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính quốc tế trong hoạt động tƣ vấn định giá ở nƣớc ta chƣa cao. Việc xác định giá trị doanh nghiệp vẫn chủ yếu đƣợc tiến hành bởi các tổ chức có chức năng tƣ vấn định giá trong nƣớc.

- Hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam đƣợc đặt trong bối cảnh một môi trƣờng kinh doanh thiếu tính ổn định, khó tiên liệu, hệ thống thị trƣờng chƣa phát triển đồng bộ. Do đó, kết quả xác định giá trị doanh nghiệp còn mang nặng tính chủ quan và thiếu tính thuyết phục cho dù doanh nghiệp đƣợc định giá có áp dụng phƣơng pháp nào đi nữa.

Trên đây là một số đặc điểm cơ bản về xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam. Các đặc điểm này đã chi phối không nhỏ đến tiến trình cổ phần hoá nói riêng và chuyển đổi DNNN ở Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)