Các giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam (Trang 95 - 120)

- Vị trí địa lý: Mỏ than Hà Tu thuộc khoáng sàng than Đông Bắc nằm cách

3.3.2Các giải pháp hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá ở Việt Nam

nghiệp nhà nước cổ phần hoá ở Việt Nam

3.3.2.1. Hoàn thiện phương pháp tài sản

*Về xác định giá trị tài sản hữu hình

Trong hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp, phƣơng pháp so sánh thị trƣờng là một phƣơng pháp rất hữu dụng, cho độ chính xác cao và linh hoạt. Do vậy:

Một mặt, tài sản tƣơng đƣơng dùng để so sánh, xác định lại nguyên giá không nhất thiết phải cùng nƣớc sản xuất. Hiện nay với cơ chế mở cửa, thông tin từ nhiều nguồn, nhiều nƣớc về một loại thiết bị với một chức năng nhất định rất đa dạng. Ngƣời thẩm định giá có thể sử dụng những nguồn thông tin này (khác nƣớc sản xuất, khác công suất…) và điều chỉnh tài sản so sánh về tài sản thẩm định giá sẽ giúp ngƣời thẩm định giá chủ động hơn. Vấn đề ở đây là ngƣời thẩm định giá bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình phải xác định đƣợc hệ số điều chỉnh thích hợp đối với các tài sản có xuất xứ khác nhau.

Mặt khác, theo Thông tƣ 126 cần thiết bổ sung thêm nội dung xác định giá trị còn lại của tài sản trong trƣờng hợp nguyên giá không xác định đƣợc theo giá thị trƣờng thì xác định theo mặt bằng giá tài sản cũ tƣơng đƣơng trên thị trƣờng, giảm thiểu việc tính theo nguyên giá trên sổ kế toán.

Do vậy, việc xác định giá thiết bị trong phần tài sản hữu hình có thể xử lý theo hƣớng:

- Những tài sản tại thời điểm tiến hành định giá còn có tài sản mới cùng loại mua bán trên thị trƣờng, giá thẩm định đƣợc xác định trên cơ sở nguyên giá là giá thị trƣờng và chất lƣợng còn lại của tài sản tại thời điểm thẩm định giá, theo đúng Thông tƣ 126.

- Đối với những tài sản tại thời điểm định giá không còn có tài sản mới cùng loại mua bán trên thị trƣờng, nhƣng có tài sản tƣơng đƣơng để so sánh, giá thẩm định đƣợc xác định trên cơ sở nguyên giá là giá thị trƣờng xác định lại tại thời điểm thẩm định giá và chất lƣợng còn lại của tài sản.

- Những tài sản cũ, lạc hậu, hiện không còn hàng mới cùng loại mua, bán trên thị trƣờng, cũng không có tài sản tƣơng đƣơng để so sánh, giá thẩm định đƣợc tính trên cơ sở giá tài sản cũ tƣơng đƣơng trên thị trƣờng tài sản cũ, giá đã đƣợc xác định của những tài sản cũ tƣơng đƣơng có cùng công suất, tính năng, chất lƣợng và thời gian đƣa vào sử dụng trên thị trƣờng máy cũ gần thời điểm xác định giá.

- Đối với những tài sản cũ đƣợc phục hồi không thuộc 3 nhóm trên; không có tài sản tƣơng đƣơ ng để so sánh, giá thẩm định đƣợc xác định theo chi phí thực tế phục hồi nguyên trạng theo biên bản của công ty cung cấp có kết hợp so sánh sự hợp lý mặt bằng chung của các thiết bị khác trong dây chuyền hay trong phạm vi doanh nghiệp.

*Về xác định giá trị tài sản vô hình

Để xác định danh mục tài sản vô hình cần phải xác định giá đƣa vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, ngƣời thẩm định phải căn cứ vào sổ kế toán. (Theo biểu mẫu báo cáo tài chính hiện hành do Bộ Tài chính quy định thì trong mục “Tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn” có bao gồm tiểu mục “ Tài sản cố định vô hình” bao gồm giá trị bằng phát minh sáng chế, bí quyết kinh doanh, giá trị quyền sử dụng đất…). Căn cứ vào sổ kế toán tại thời điểm cổ phần hoá để tìm tài sản vô hình còn giá trị trên sổ sách và thời điểm trƣớc cổ phần hoá để xác định danh mục tài sản vô hình đã hết khấu hao nhƣng vẫn còn mang lại dòng thu nhập cho doanh nghiệp trong tƣơng lai.

Để xác định giá trị của tài sản vô hình đối với tài sản cố định vô hình còn giá trị trên sổ kế toán có thể xác định theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán nhƣ hƣớng dẫn tại Thông tƣ 126.

Kiến nghị bổ sung thêm đối với tài sản vô hình đã hết khấu hao nhƣng còn mang lại dòng thu nhập trong tƣơng lai cho doanh nghiệp xác định giá trị theo phƣơng pháp giá trị hiện tại của các dòng tiền thu đƣợc trong tƣơng lai (tƣơng tự nhƣ phƣơng pháp DCF). Tuy phƣơng pháp này về mặt lý thuyết có giá trị ƣu việt, nhƣng trên thực tế rất khó có thông tin chính xác về dòng thu nhập trong tƣơng lai cho một doanh nghiệp đƣợc tạo ra từ toàn bộ tài sản vô hình của doanh nghiệp nói chung và từ từng tài sản vô hình của doanh nghiệp nói riêng.

Để khắc phục hạn chế này, ngƣời thẩm định giá bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình cần xác định lại thời gian hữu dụng của từng loại tài sản cố định vô hình, trên cơ sở đó mà xác định giá trị hiện tại của tài sản vô hình. Ví dụ Bằng sáng chế ra một loại sản phẩm của một doanh nghiệp đƣợc doanh nghiệp khấu hao trong 10 năm, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là năm thứ 11, đã hết khấu hao 1 năm (không còn giá trị trên sổ kế toán). Qua nghiên cứu quyết toán tài chính 1 năm trƣớc và thực tế tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, ngƣời thẩm định giá xác định bằng sáng chế đó vẫn còn đƣợc sử dụng có hiệu quả và thời gian hữu dụng của tài sản đó ƣớc tính là 15 năm (không phải là 10 năm nhƣ doanh nghiệp tự xác định). Khi đó, giá trị của tài sản vô hình này đƣợc xác định nhƣ sau:

GTHT = NG/TGKH*TGCL Trong đó:

- GTHT: Giá trị thực tế hiện tại của tài sản vô hình - NG: Nguyên giá tài sản vô hình căn cứ theo sổ kế toán - TGKH: Thời gian khấu hao

- TGCL: Thời gian còn lại

Trong ví dụ trên, nếu nguyên giá của tài sản vô hình là 90.000.000đ; TGKH là 15 năm; TGCL là 4 năm thì giá trị thực tế hiện tại của tài sản vô hình là:

Với cách tính toán đơn giản nhƣ vậy tuy cho độ chính xác chƣa thật cao nhƣ phƣơng pháp DCF nhƣng tạm thời có thể giúp nhà thẩm định không bỏ sót tài sản vô hình trong xác định giá trị doanh nghiệp, đặc biệt với những tài sản vô hình đã hết khấu hao trên sổ kế toán vẫn còn đƣợc đƣa vào sử dụng có hiệu quả sau cổ phần hoá và đối với doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản vô hình lớn.

Về việc xác định lợi thế vị trí địa lý, theo quy định tại Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ, giá trị lợi thế địa lý là một bộ phận cấu thành và đã đƣợc tính trong giá trị lợi thế kinh doanh. Nhƣ đã phân tích ở phần thực trạng, việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh nhƣ trong quy định tại Nghị định 187 là không phù hợp. Để khắc phục hạn chế này, tôi xin đƣa ra hai phƣơng pháp xác định giá trị lợi thế địa lý vào giá trị doanh nghiệp nhƣ sau:

+ Phƣơng pháp 1: Xác định căn cứ vào đơn giá cho thuê nhà, xƣởng để làm trụ sở, phục vụ sản xuất kinh doanh do UBND tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở quy định.

Khi đó, giá trị lợi thế vị trí địa lý đƣợc xác định theo công thức sau: GT (DTxGNxT)

Trong đó:

GT: Giá trị lợi thế vị trí địa lý

DT: Diện tích nhà, xƣởng đang sử dụng theo từng mục đích GN: Giá cho thuê nhà một năm ứng với từng diện tích nhà, xƣởng T: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp theo dự kiến

Ví dụ: Doanh nghiệp A đang sử dụng 2000 m2 nhà, xƣởng để sử dụng vào các mục đích kinh doanh nhƣ sau: 1500 m2 làm xƣởng sản xuất; 200 m2 làm trụ sở văn phòng; 300 m2 làm cửa hàng kinh doanh. Doanh nghiệp dự kiến hoạt động trong 50 năm. Khi đó giá trị lợi thế vị trí địa lý xác định đối với doanh nghiệp A nhƣ sau:

Biểu 3.1

Khu nhà xưởng Diện tích (m2)

Đơn giá thuê nhà, xưởng theo từng mục đích sử dụng (ngàn đồng/m2/năm) Giá trị lợi thế vị trí địa lý (ngàn đồng) Xƣởng sản xuất 1.500 15 1.125.000 Nhà trụ sở 200 25 250.000

Cửa hàng kinh doanh 300 50 750.000

Cộng 2.000 2.125.000

Nguồn: Tác giả tự tính toán

Phƣơng pháp này có ƣu điểm là tính đƣợc giá trị lợi thế vị trí địa lý đối với những doanh nghiệp không có đất (ở các địa điểm kinh doanh từ tầng hai trở lên), đồng thời có phân biệt từng mục đích sử dụng nhà, xƣởng. Song phƣơng pháp này cũng có hạn chế là không căn cứ vào diện tích đất doanh nghiệp đang quản lý sử dụng, vì vậy nếu các doanh nghiệp có diện tích đất nhƣ nhau, nhƣng diện tích nhà xƣởng ít nhiều khác nhau thì giá trị lợi thế vị trí địa lý sẽ rất khác nhau, tạo ra sự không công bằng giữa các doanh nghiệp.

+ Phƣơng pháp 2: Xác định căn cứ vào khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở quy định.

Khi đó, giá trị lợi thế vị trí địa lý đƣợc xác định theo công thức sau:

Giá trị lợi thế vị trí địa lý = Diện tích đất Doanh nghiệp đang sử dụng x

Đơn giá cho thuê 1 m2

đất trong 1 năm do UBND tỉnh, thành phố quy định x Số năm doanh nghiệp dự tính hoạt động Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp B đang sử dụng 1000 m2 đất tại phố Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm để sản xuất kinh doanh và làm văn phòng, đơn giá cho thuê do UBND thành phố Hà Nội quy định là 9.800.000đ/m2. Doanh nghiệp dự kiến hoạt động trong 50 năm. Khi đó, giá trị lợi thế vị trí địa lý xác định đối với doanh nghiệp B nhƣ sau:

Giá trị lợi thế vị trí

địa lý = 1000 x 9.800.000đ/m

2

x 50 = 4.900.000.000đ

Trong trƣờng hợp khung giá đất do UBND thành phố ban hành có sự chênh lệch lớn so với giá thực tế trên thị trƣờng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì có thể áp dụng hệ số điều chỉnh đơn giá đất từ 0,7 lần đến 2,7 lần.

Cụ thể, vẫn với ví dụ trên, do giá đất tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp B thấp hơn nhiều so với giá do UBND thành phố Hà Nội ban hành, khi

đó chuyên gia tƣ vấn định giá sẽ lựa chọn hệ số điều chỉnh nhằm tính toán một cách chính xác hơn giá trị lợi thế địa lý của doanh nghiệp B.

Giả sử, doanh nghiệp lựa chọn hệ số điều chỉnh là 0,7 khi đó, giá trị lợi thế vị trí địa lý của doanh nghiệp B sẽ là:

Giá trị lợi thế vị trí

địa lý

= 1000 x 9.800.000đ/m2 x 50 x 0,7 = 3.430.000.000đ

Phƣơng pháp này có ƣu điểm là giá trị lợi thế vị trí địa lý đƣợc tính căn cú vào diện tích đất doanh nghiệp đang quản lý sử dụng, đồng thời giá thuê đất đƣợc điều chỉnh theo giá thị trƣờng. Chính điều này sẽ tạo ra sự công bằng giữa các doanh nghiệp.

Tuỳ vào từng tình hình cụ thể, doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp trên để tính giá trị lợi thế vị trí địa lý vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, đảm bảo giá trị doanh nghiệp sát với giá trị thực tế trên thị trƣờng và ngƣời mua có thể chấp nhân đƣợc.

-Về xác định giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp

Giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp bằng tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp trừ (-) các khoản nợ thực tế phải trả, số dƣ quỹ phúc lợi, quỹ khen thƣởng và số dƣ nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).

Trong thực tế khi số dƣ quỹ phúc lợi, quỹ khen thƣởng và số dƣ nguồn kinh phí sự nghiệp không những không có mà còn là số âm (do chi quá số đã trích). Trong trƣờng hợp này đề nghị xử lý cộng (bằng số tiền chi quá) vào giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp nếu số tiền chi quá của các quỹ phúc lợi, quỹ khen thƣởng và số dƣ nguồn kinh phí sự nghiệp là từ nguồn ngân sách hoặc do doanh nghiệp chi ra trƣớc đây. Nếu là đƣợc điều này sẽ vừa tăng đƣợc giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp nhƣ bản thân nó vốn có lại vừa có cơ sở giải thích đúng đắn, vững chắc nên đƣợc chính bản thân doanh nghiệp đồng tình.

Ví dụ: Sau khi thẩm định và xác định giá trị tài sản của một doanh nghiệp có số liệu sau:

STT Chỉ tiêu Số tiền (đồng)

1 Giá trị thực tế của doanh nghiệp 37.500.000.000

2 Nợ thực tế phải trả 6.800.000.000

3 Quỹ khen thƣởng, quỹ phúc lợi -900.000.000

4 Dƣ nguồn kinh phí sự nghiệp 1.000.000.000

Nguồn: Tác giả tự tính toán

Khi đó, giá trị thực tế phần vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp sẽ là: 30.600.000.000đ (=1-2-3-4)

* Về xác định giá trị thƣơng hiệu

Có thể nói, giá trị thƣơng hiệu là giá trị vô hình đem lại lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu, nó góp phần rất lớn trong việc tạo ra sức mua của sản phẩm và đƣơng nhiên sẽ tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, định giá thƣơng hiệu nhƣ thế nào lại là một vấn đề khá phức tạp. Nó phụ thuộc vào các yếu tố : Thị phần của doanh nghiệp, sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, sự bảo hộ của Nhà nƣớc hoặc của cơ quan chức năng, tính quốc tế của thƣơng hiệu…Cũng cần nói thêm rằng không thể có một phƣơng pháp chung tổng quát nào áp dụng cho mọi thƣơng hiệu, cũng nhƣ không thể có một giá trị đúng cho một thƣơng hiệu. Trên thực tế, kết quả xác định giá trị của thƣơng hiệu tuỳ thuộc vào rất nhiều vấn đề khác nhau nhƣ: ngƣời định giá, đối tƣợng đƣợc định giá, mục đích của việc định giá và cả đối tƣợng sử dụng kết quả định giá. Hiện tại, giá trị của thƣơng hiệu cũng nhƣ tất cả các lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc Nhà nƣớc gói trọn trong chỉ tiêu lợi nhuận siêu ngạch, tuy nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp đƣợc xác định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do vậy, doanh nghiệp vẫn có thể lỗ hoặc không đạt lợi nhuận siêu ngạch cho dù doanh nghiệp đó có giá trị thƣơng hiệu. Vì lẽ đó, giá trị thƣơng hiệu có thể đƣợc giải quyết nhƣ sau:

- Nếu giá trị thƣơng hiệu đã đƣợc hình thành do quan hệ mua bán, trao đổi thì giá trị thƣơng hiệu là giá trị trao đổi, mua bán.

- Nếu giá trị thƣơng hiệu chƣa đƣợc xác định thì có thể quy định nhƣ sau:

Giá trị thƣơng hiệu do Công ty kiểm toán hoặc cơ quan thẩm định của Nhà nƣớc xác định. Cách xác định nhƣ sau:

Giá trị thƣơng hiệu =    n i i td i P xQ P 1 ) ( Trong đó:

Pi là giá bán bình quân của sản phẩm i trong kỳ xác định

Ptd là giá bán bình quân của sản phẩm (hoặc các sản phẩm) tƣơng đƣơng với sản phẩm i của các đối thủ cạnh tranh.

Qi là khối lƣợng sản phẩm i đã tiêu thụ trong kỳ xác định n: Số chủng loại sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ xác định

Đối với một số ngành đặc thù có liên quan đến các tài sản quốc gia nhƣ khoáng sản, Nhà nƣớc cần hƣớng dẫn cách xác định giá trị vô hình là các quyền khai thác và đánh giá giá trị trữ lƣợng của mỏ vào giá trị doanh nghiệp.

3.3.2.2. Hoàn thiện phương pháp dòng tiền chiết khấu

Mô hình DCF là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên để ứng dụng phƣơng pháp này không hề đơn giản bởi lẽ hầu hết các tham số trong mô hình đều có tính dự báo và mang nặng tính chủ quan của ngƣời định giá. Ở Việt Nam hiện nay, khi mà các yếu tố nhƣ luật pháp, môi trƣờng kinh doanh còn thiếu tính minh bạch và ổn định thì việc áp dụng thành công mô hình DCF lại càng trở nên khó khăn hơn. Rõ ràng, để có thể ứng dụng thành công phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu trong điều kiện Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ từ nhiều phía mà đặc biệt là từ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam (Trang 95 - 120)