Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam (Trang 89 - 90)

- Vị trí địa lý: Mỏ than Hà Tu thuộc khoáng sàng than Đông Bắc nằm cách

3.1.1Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới doanh nghiệp nhà nước

3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới doanh nghiệp nhà nước nước

Đổi mới, sắp xếp và phát triển DNNN là một chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta. Chủ trƣơng này đã đƣợc triển khai thực hiện trong gần 20 năm qua. Mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, song cũng phải thừa nhận một thực tế là tiến trình cổ phần hoá DNNN ở Nƣớc ta diễn ra còn chậm, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra.

- Khu vực kinh tế nhà nƣớc có vai trò quyết định trong việc giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển chính trị, kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Doanh nghiệp nhà nƣớc phải không ngừng đƣợc đổi mới, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, là công cụ vật chất quan trọng để Nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết vĩ mô, làm lực lƣợng nòng cốt góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nƣớc thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng là lực lƣợng chủ lực trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việc xem xét, đánh giá hiệu quả của DNNN phải có quan điểm toàn diện cả về kinh tế, chính trị, xã hội trong đó lấy suất sinh lời trên vốn làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp kinh doanh, lấy kết quả thực hiện các chính sách xã hội làm tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp công ích.

- Kiên quyết điều chỉnh cơ cấu để DNNN có cơ cấu hợp lý, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng, chiếm thị phần đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu, không nhất thiết phải giữ tỷ trọng lớn trong tất cả các ngành, lĩnh vực, sản phẩm của nền kinh tế. Đại bộ phận DNNN có quy mô vừa và lớn, công nghệ tiên tiến; một bộ phận cần thiết có quy mô nhỏ để kinh doanh những sản phẩm và dịch vụ thiết yếu, nhất là ở vùng nông

công ty; đẩy mạnh cổ phần hoá những DNNN mà nhà nƣớc không cần giữ 100% vốn, xem đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả DNNN.

- Đổi mới cơ chế quản lý theo hƣớng DNNN kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo pháp luật. Bảo hộ cần thiết, có điều kiện đối với những ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng. Thực hiện độc quyền Nhà nƣớc trong những lĩnh vực cần thiết, nhƣng không biến độc quyền nhà nƣớc thành độc quyền doanh nghiệp. Xoá bao cấp, đồng thời có chính sách đầu tƣ đúng đắn và hỗ trợ phù hợp với những ngành, lĩnh vực, sản phẩm ƣu tiên cần phát triển. Phân biệt rõ chức năng của cơ quan đại diện quyền chủ sở hữu của Nhà nƣớc với chức năng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Giao quyền quyết định nhiều hơn đi đôi với đòi hỏi trách nhiệm cao hơn đối với đại diện trực tiếp chủ sở hữu của doanh nghiệp.

- Việc tiếp tục đổi mới DNNN là nhiệm vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ chiến lƣợc lâu dài với nhiều khó khăn, phức tạp, mới mẻ. Đối với những vấn đề đã rõ, đã có Nghị quyết thì phải khẩn trƣơng, kiên quyết triển khai thực hiện; những vấn đề chƣa đủ rõ thì phải tổ chức thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kịp thời uốn nắn các sai sót, lệch lạc để có bƣớc đi thích hợp, tích cực nhƣng vững chắc.

- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng ở tất cả các cấp, các ngành đối với việc đổi mới DNNN. Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng, phát huy quyền làm chủ của ngƣời lao động và vai trò của các đoàn thể quần chúng tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam (Trang 89 - 90)