Các Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phổ biến ở Việt Nam hiện nay (Theo các văn bản pháp quy hiện hành)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam (Trang 63 - 69)

hiện nay (Theo các văn bản pháp quy hiện hành)

Ngày 24/12/2004, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 126/2004/TT - BTC để hƣớng dẫn hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển đổi doanh nghiệp nhà nƣớc thành công ty cổ phần. (Theo Nghị định số 187/2004/NĐ - CP của Chính phủ ban hành ngày 16/11/2004). Theo thông tƣ này, việc thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp có thể đƣợc tiến hành theo các phƣơng pháp sau đây:

2.2.2.1. Phương pháp tài sản

Theo Thông tƣ 126/2004/TT - BTC của Bộ tài chính thì “ Phƣơng pháp tài sản là phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị

thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp”.

Đối tƣợng áp dụng phƣơng pháp này là các doanh nghiệp cổ phần hoá, các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề sản xuất kinh doanh trừ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thƣơng mại, tƣ vấn, thiết kế xây dựng tin học và chuyển giao công nghệ.

Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là: Số liệu trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; số lƣợng và chất lƣợng tài sản theo kiểm kê phân loại thực tế; Tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá thị trƣờng của tài sản; Giá trị quyền sử dụng đất, khả năng sinh lời của doanh nghiệp (vị trí địa lý, uy tín của doanh nghiệp, mẫu mã, thƣơng hiệu…).

Phƣơng pháp này đã quy định rõ hơn về việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh nhƣ vị trí địa lý, uy tín của doanh nghiệp, tính chất độc quyền về sản phẩm, mẫu mã, thƣơng hiệu (nếu có) và có tỷ suất lợi nhuận sau thuế cao hơn lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trƣớc thời điểm định giá thì phải tính thêm giá trị lợi thế kinh doanh vào giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hoá theo quy định sau:

Xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp theo tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trong 3 năm liền kề trƣớc khi cổ phần hoá:

Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp = Giá trị phần vốn nhà nƣớc theo sổ

kế toán tại thời điểm định giá

x

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nƣớc

bình quân 3 năm trƣớc thời điểm xác định giá

trị doanh nghiệp -

Lãi suất trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nƣớc bình quân 3 năm trƣớc thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp =

Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề trƣớc thời điểm xác định giá trị

doanh nghiệp

x 100% Vốn nhà nƣớc theo sổ kế toán bình

quân 3 năm liền kề trƣớc thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Trƣờng hợp doanh nghiệp có giá trị thƣơng hiệu đã đƣợc xác định hoặc đã đƣợc thị trƣờng chấp nhận cao hơn giá trị lợi thế kinh doanh xác định theo quy định trên thì căn cứ vào giá trị thƣơng hiệu đã phản ánh trên sổ kế toán hoặc giá trị đƣợc thị trƣờng chấp nhận để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Trƣờng hợp thấp hơn thì tính thêm phần chênh lệch vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.

Trƣờng hợp doanh nghiệp thực hiện hình thức thuê đất: Nếu đang thuê thì không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, công ty cổ phần tiếp tục ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật và quản lý sử dụng đúng mục đích, không đƣợc nhƣợng bán; Nếu diện tích đất đã đƣợc nhận giao, đã nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nƣớc, mua quyền sử dụng đất của các cá nhân, pháp nhân khác nay chuyển sang thuê đất thì chỉ tính vào giá trị doanh nghiệp các khoản chi phí làm tăng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản trên đất nhƣ: chi phí đền bù, giải toả, san lấp mặt bằng.

Trƣờng hợp doanh nghiệp thực hiện hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thì việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính giá trị doanh nghiệp đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Đối với diện tích đất doanh nghiệp đang thuê: Giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp theo giá do UBND Tỉnh quy định nhƣng không tính tăng vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp mà hạch toán là khoản phải nộp ngân sách Nhà nƣớc để đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Đối với diện tích đất doanh nghiệp đã đƣợc giao, đã nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách Nhà nƣớc: Phải xác định lại giá trị quyền sử dụng đất theo giá do UBND Tỉnh quy định. Khoản chênh lệch giữa giá trị quyền sử dụng đất xác định lại với giá hạch toán trên sổ kế toán đƣợc tính vào giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp.

Giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp đƣợc tính nhƣ sau: Giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp = Giá trị thực tế của doanh nghiệp - Các khoản nợ thực tế phải trả -

Số dƣ quỹ phúc lợi, khen thƣởng và số dƣ nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có) Trong đó: Nợ thực tế phải trả = Tổng giá trị các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp -

Các khoản nợ không phải thanh toán

2.2.2.2. Phương pháp dòng tiền chiết khấu

Theo thông tƣ số 126/2004/TT - BTC, phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu (DCF) là phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tƣơng lai.

Đối tƣợng áp dụng là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thƣơng mại, thiết kế xây dựng, tƣ vấn, tin học và chuyển giao công nghệ, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nƣớc bình quân 5 năm liền kề trƣớc khi cổ phần hoá cao hơn lãi suất trả trƣớc của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Căn cứ để xác định: Giá trị thực tế của doanh nghiệp và giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp đƣợc xác định trên cơ sở:

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trƣớc khi xác định giá trị doanh nghiệp.

- Phƣơng án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá từ 3 năm đến 5 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần.

- Lãi suất trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp.

Giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp ở thời điểm định giá đƣợc xác định nhƣ sau: Giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc =    n i i K Di 1 (1 ) + n n K P ) 1 (  + - Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao Trong đó:

Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất: Phải xác định lại giá trị quyền sử dụng đất theo giá do UBND Tỉnh quy định, sau đó đối chiếu với giá ghi trên sổ kế toán của doanh nghiệp để tính ra phần chênh lệch.

i i K D ) 1

(  : Là giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i

n n K P ) 1

(  : Là giá trị hiện tại của phần vốn nhà nƣớc tại năm thứ n i: Thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp i: Thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp (i= 1; n)

Di: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i n : Số năm tƣơng lai đƣợc lựa chọn (3 - 5 năm)

Pn: Là giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc tại doanh nghiệp năm thứ n, và đƣợc xác định theo công thức: Pn = g K Dn  1

Dn+1: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức dự kiến của năm thứ n+1

K: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tƣ khi mua cổ phần và đƣợc xác định theo công thức:

K = Rf + Rp

Rf : là tỷ suất lợi nhuận thu đƣợc từ các khoản đầu tƣ không rủi ro đƣợc tính bằng lãi suất trả trƣớc của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn từ 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Rp : Là tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tƣ mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam đƣợc xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại

niên giám định giá hoặc do các tổ chức , công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp nhƣng không vƣợt quá suất lợi nhuận thu đƣợc từ các khoản đầu tƣ không rủi ro(Rf)

g : Tỷ lệ tăng trƣởng hàng năm của cổ tức và đƣợc xác định nhƣ sau: g = b x R

Trong đó:

b: là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

R: Là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của các năm trong tƣơng lai.

Phần chênh lệch tăng giữa vốn Nhà nƣớc thực tế để cổ phần hoá với vốn Nhà nƣớc ghi trên sổ kế toán đƣợc hạch toán nhƣ một khoản lợi thế kinh doanh và đƣợc ghi nhận là tài sản cố định vô hình, đƣợc tính khấu hao theo chế độ Nhà nƣớc quy định.

Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá theo phƣơng pháp DCF đƣợc xác định nhƣ sau: Giá trị thực tế doanh nghiệp = Giá trị thực tế phần vốn Nhà nƣớc + Nợ thực tế phải trả + Số dƣ quỹ khen thƣởng phúc lợi + Nguồn kinh phí sự nghiệp Trong đó: Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán - Giá trị các khoản nợ không phải thanh toán + Giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất mới đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam (Trang 63 - 69)