Với doanh nghiệp cần định giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam (Trang 127 - 132)

- Vị trí địa lý: Mỏ than Hà Tu thuộc khoáng sàng than Đông Bắc nằm cách

3.4.3. Với doanh nghiệp cần định giá

3.4.3.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD, đặc biệt là hoạt động quản lý doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý doanh nghiệp là một trong những đòi hỏi cấp bách đối với các doanh nghiệp Nhà nƣớc nói riêng và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Xét trên giác độ xác định giá trị doanh nghiệp, một nhà quản trị tài ba sẽ biết rằng cần phải áp dụng phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp nào là phù hợp nhất đối với doanh nghiệp mình khi cổ phần hoá. Vì thế, chính họ sẽ trở thành những chuyên gia tƣ vấn hữu ích trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp bởi chính họ là ngƣời biết rõ hơn ai hết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng nhƣ có những dự báo về đời sống của doanh nghiệp trong tƣơng lai.

Bên cạnh đó, khi một doanh nghiệp có một đội ngũ lãnh đạo giỏi sẽ làm cho việc xác định giá trị doanh nghiệp sẽ trở nên chính xác hơn. Nhƣ chúng ta đã biết, xác định giá trị doanh nghiệp theo phƣơng pháp DCF đều cơ bản dựa trên các dự báo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Các tham số trong mô hình có đƣợc dự báo một cách chính xác thì mới có thể có một kết quả chính xác về giá trị doanh nghiệp. Chẳng hạn nhƣ đối với tham số thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại trong tuơng lai (Di), để tham số này có tính khả thi cao phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó có một yếu tố đặc biệt quan trọng đó là năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp. Trong quá trình định giá theo phƣơng pháp DCF, các chuyên gia tƣ vấn định giá có thể đƣa ra dự báo về luồng thu nhập của doanh nghiệp trong tƣơng lai là cao, tuy nhiên

nếu doanh nghiệp đó đƣợc điều hành bởi đội ngũ lãnh đạo thiếu năng lực thì luồng thu nhập đó sẽ trở nên rất thấp thậm chí là những số âm và ngƣợc lại.

Năng lực lãnh đạo doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể có giá trị tài sản hữu hình thấp nhƣng nếu nó đƣợc quản lý, điều hành bởi một đội ngũ những nhà quản trị tài ba thì giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp đó chắc chắn vẫn sẽ đƣợc các nhà đầu tƣ đánh giá cao. Ngƣợc lại, một doanh nghiệp có thể có giá trị tài sản hữu hình cao nhƣng giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp đó vẫn thấp nếu giám đốc của doanh nghiệp đó là một ngƣời kém năng lực.

Có thể nói trong nền kinh tế thị trƣờng, khi quyết định mua (đầu tƣ) một doanh nghiệp, một trong những yếu tố mà nhà đầu tƣ quan tâm hàng đầu đó chính là doanh nghiệp đó do ai lãnh đạo, điều hành?

3.4.3.2. Công khai, minh bạch và lành mạnh hóa các thông tin về doanh nghiệp đặc biệt là các thông tin về tài chính kế toán nhằm tạo thuận lợi cho quá trình xác định giá trị doanh nghiệp.

Trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, ngƣời ta thƣờng cho rằng việc xác định giá trị doanh nghiệp không chính xác là do các chuyên gia tƣ vấn định giá còn thiếu năng lực chuyên môn, tính ổn định của môi trƣờng kinh doanh không cao, áp dụng mô hình xác định giá trị doanh nghiệp chƣa phù hợp…Tất cả các nhận định đó đều không sai, tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng, kết quả định giá doanh nghiệp ở Nƣớc ta còn chƣa sát với thực tiễn là do chính các doanh nghiệp đƣợc định giá cố tình che dấu thông tin nhằm trục lợi cá nhân. Đây không chỉ là hiện tƣợng ở riêng Nƣớc ta mà còn có tính phổ biến trên thế giới. Thực tế hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp có quá nhiều khuyến khích để che dấu thông tin, đặc biệt là các thông tin về tài chính. Hiện tƣợng này không chỉ xuất hiện trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, mà còn trong nhiều hoạt động khác. Thật khó có thể có một kết quả định giá sát với thực tiễn của doanh nghiệp khi mà bản thân doanh nghiệp đó vì một lý do nào đó hoặc là cố tình che dấu thông tin, hoặc là móc nối với các tổ chức tƣ vấn định giá. Bất kỳ một

sự thiếu minh bạch nào của doanh nghiệp cũng sẽ dẫn đến một kết quả xác định giá trị doanh nghiệp sai lệch so với những gì mà doanh nghiệp đó vốn có. Nhất là trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, khi mà năng lực, trình độ chuyên môn của các chuyên gia tƣ vấn định giá còn nhiều bất cập thì việc thiếu minh bạch về thông tin doanh nghiệp sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lƣờng về chất lƣợng công tác định giá. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất đối xứng thông tin trong quá trình đấu giá bán cổ phần.

Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi các doanh nghiệp cần công khai, minh bạch trong quá trình cung cấp thông tin, đặc biệt là các thông tin về tài chính kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tƣ vấn xác định giá trị doanh nghiệp có thể đƣa ra một kết quả về giá trị doanh nghiệp sát với thực tiễn, phục vụ tốt hơn cho quá trình chuyển đổi DNNN nói chung và cổ phần hoá DNNN nói riêng.

KẾT LUẬN

Cổ phần hoá DNNN là một trong những giải pháp rất quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế Nƣớc ta sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, từng bƣớc hội nhập kinh tế quốc tế. Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN, một trong những vấn đề quan trọng, bức xúc đƣợc đặt ra là phải xác định giá trị doanh nghiệp một cách khách quan, chính xác.

Phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp khi triển khai cổ phần hoá đã đƣợc quy định tại xác văn bản của Nhà nƣớc và trên thực tế, vấn đề này đã đƣợc các chuyên gia trong và ngoài nƣớc nghiên cứu. Tuy nhiên trong quá trình triển khai áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế phát sinh gây ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp. Vì thế, việc tiếp tục nghiên cứu,

khảo sát và đề xuất những giải pháp vừa hữu ích, vừa mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam sẽ có ý nghĩa thiết thực cả về phƣơng pháp luận cũng nhƣ thực tiễn.

Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tiễn một cách nghiêm túc, đến nay luận văn đã hoàn thành và bƣớc đầu đạt đƣợc một số kết quả sau đây:

Thứ nhất, luận văn đã xác lập và làm sáng tỏ những cơ sở lý luận căn bản – quyết định tính khoa học của một phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp. Đồng thời làm nổi bật những hạn chế cũng nhƣ những thành công, đóng góp của từng phƣơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Từ đó, luận văn đã khẳng định những phƣơng pháp đã đƣợc trình bày là những phƣơng pháp rất cơ bản và có tính khoa học cao.

Thứ hai, trên quan điểm coi trọng thực tiễn và quan điểm phát triển, luận văn đã tiến hành tiếp cận, nghiên cứu một cách có hệ thống các phƣơng pháp đƣợc quy định tại các văn bản pháp lý của Nhà nƣớc về vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp (Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tƣ 126/2004/TT-BTC của Bộ tài chính) cũng nhƣ việc ứng dụng chúng trong thực tiễn hoạt động xác định giá trị DNNN cổ phần hoá ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận văn đã đánh giá sự thành công, các mặt hạn chế cũng nhƣ những khó khăn, vƣớng mắc cần tháo gỡ trong quá trình xác định giá trị DNNN cổ phần hoá ở Việt Nam.

Thứ ba, luận văn đã không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cơ sở lý luận và khảo sát thực tiễn mà trên cơ sở đi sâu tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các phƣơng pháp xác định giá trị DNNN cổ phần hoá ở Việt Nam, đồng thời đƣa ra những khuyến nghị cần cấp bách bổ sung, sửa đổi một số điểm chƣa phù hợp trong các văn bản pháp lý cũng nhƣ tiến hành các giải pháp đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp trong thời gian tới.

Trên đây là toàn bộ nội dung của bản luận văn, mong muốn thì nhiều nhƣng do tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu, với khả năng còn hạn chế về nhiều mặt, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Là một ngƣời tâm huyết và còn tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này, với

tinh thần cầu thị, tác giả mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp mang tính xây dựng của các nhà khoa học, các nhà quản lý và thực hành, cũng nhƣ tất cả những ai quan tâm tới đề tài này để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn, trở thành tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định trong việc xây dựng văn bản pháp lý cũng nhƣ các nhà thực hành trong quá trình xác định giá trị DNNN cổ phần hoá ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước trong quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam (Trang 127 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)