Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các NHTMCP

Một phần của tài liệu STRESS TEST VIỆC ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO KINH TẾ (Trang 87 - 148)

Công tác tổ chức,hoạt động ngân hàng

Chủ động nắm bắt định hướng và dự báo kinh tế của Nhà nước. Tình hình kinh tế - xã hội luôn có những thay đổi bất ngờ, do đó các ngân hàng nên quan tâm nhiều hơn trong việc nâng cao năng lực quản trị, công tác dự báo, có kế hoạch và tầm nhìn chiến lược dài hạn để có những xử lý kịp thời phù hợp trước diễn biến chung và tránh các cú sốc bất ngờ.

Nâng cao quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của các NHTM; nâng cao khả năng dự báo thị trường để có thể vừa đảm bảo khả năng kinh doanh, vừa đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng. Các NHTM Việt Nam hiện nay vẫn phụ thuộc khá nhiều vào NHNN. Chính sự ỷ lại đó khiến cho hoạt động của các NHTM không những không đạt hiệu quả cao mà còn gia tăng gánh nặng cho NHNN. NHNN nên thắt chặt hơn các quy định khi thực hiện vai trò “người cho vay cuối cùng” để các NHTM thận trọng hơn trong hoạt động của mình.

Các ngân hàng nên quan tâm đến việc quản trị hợp lý tài sản Nợ – Có, khả năng thanh khoản và nguồn vốn, có biện pháp khắc phục việc sử dụng vốn bất hợp lý để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả kinh doanh; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá hoạt động, trong đó đặc biệt quan tâm đến chất lượng tín dụng; phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Cụ thể như xây dựng các định chế quản lý tài sản nợ, quản lý vốn, quản lý rủi ro, hệ thống thông tin quản lý (MIS)… theo đúng thông lệ quốc tế.

Các ngân hàng nên có sự cải tiến trong lĩnh vực kế toán và tiêu chuẩn kiểm toán để có một sự áp dụng nhất quán. Khuôn khổ pháp lý và quy định an toàn được đảm bảo tuân thủ. Minh bạch trong công bố thông tin, thường xuyên lập kế hoạch và kiểm tra, giám sát để có định hướng chiến lược cho ngân hàng.

Đa dạng hoá hoạt động để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, trong giai đoạn trước mắt, các NHTMCP khó có thể cạnh tranh bằng công cụ lãi suất thì càng phải chú trọng đến phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Cần thường xuyên rà soát để bổ sung, chỉnh sửa kịp thời hệ thống quy chế, quy trình nội bộ, quản lý rủi ro các mặt hoạt động, các ngân hàng chưa ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần khẩn trương trình NHNN xem xét, chấp thuận.

Phát triển hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến để nhanh chóng tiếp cận với công nghệ hiện đại, quản trị và dịch vụ ngân hàng mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng; đồng thời sớm xây dựng hệ thống dự phòng dữ liệu, hoàn thiện hệ thống an ninh mạng và từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng.

Tiếp tục đề án tái cơ cấu NHTM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, áp dụng công nghệ tiên tiến để khai thác tối đa nguồn vốn trong dân và phát triển các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt gắn với việc nâng cao tiện ích của từng dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Mở rộng dịch vụ ngân hàng đến mọi tầng lớp dân cư. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các NHTM Việt Nam sẽ được cơ cấu lại theo các phương thức sát nhập, hợp nhất, mua lại theo trình tự thủ tục đã được quy định cụ thể trong Thông tư số 04/2010/TT-NHNN, hay có thể bị rút giấy phép hoạt động, nghĩa là bị giải thể, chấm dứt hoạt động, thậm chí phá sản theo trình tự thủ tục quy định tại Thông tư số 34/2011/TT-NHNN. Rõ ràng, NHNN đã chuẩn bị đầy đủ, chi tiết, cụ thể khuôn khổ pháp lý cho các phương thức cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để mỗi NHTM căn cứ vào tình hình cụ thể, vào chiến lược phát triển của mình lựa chọn phương thức tham gia vào tiến trình cơ cấu lại.

Phát triển nguồn nhân lực

Trong các yếu tố quan trọng, con người vẫn là yếu tố hàng đầu. Vì lẽ đó, các ngân hàng cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài, có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo cán bộ ngân hàng có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Có chính sách hợp lý và xây dựng môi trường văn hoá làm việc phù hợp để ổn định và khai thác được các ưu thế tối đa của nguồn nhân lực. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có tính dài hạn thông qua hình thức đào tạo tại nước ngoài. Tham gia các chương trình đào tạo do các tổ chức quốc tế tổ chức tại Việt Nam, học tập kinh nghiệm quản lý điều hành thông qua các cổ đông nước ngoài.

Đảm bảo khả năng thanh khoản

Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tăng nhanh trong thời gian qua đặt ra vấn đề quan trọng là đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng. Muốn như vậy, các ngân hàng cần sử dụng linh hoạt các công cụ tiền tệ trên thị trường mở, đảm bảo cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, đảm bảo dự trữ bắt buộc tại NHNN, trích lập dự phòng theo đúng quy định. Ngoài ra, các ngân hàng cần lập các quỹ dự phòng phản chu kỳ kinh tế để có thể phản ứng kịp thời trước các cú sốc kinh tế có nguy cơ gây mất ổn định cho hệ thống ngân hàng.

Trước tình hình NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt kiềm chế lạm phát các ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động ngân hàng điện tử, tránh tình trạng tiền mặt tràn lan trên thị trường, hơn nữa, có thể sử dụng nguồn vốn có được một cách hiệu quả hơn.

Củng cố niềm tin khách hàng

Tình hình không ổn định của thị trường tiền tệ gây hoang mang cho hầu hết khách hàng. Để đảm bảo an toàn, các khách hàng này thường từ bỏ các ngân hàng nhỏ và đổ xô đến các ngân hàng có vốn lớn, điều này khiến các ngân hàng nhỏ đã khó cạnh tranh trên thị trường mà còn vướng vào tình trạng thiếu thanh khoản, hậu quả lại càng gây ra tình trạng căng thẳng hơn cho thị trường tiền tệ. Chính vì điều đó, các ngân hàng nên quan tâm đến việc củng cố niềm tin của khách hàng nhiều hơn nữa bằng cách xây dựng và phát triển thương hiệu, tăng cường quảng cáo tiếp thị, quan tâm đến dịch vụ khách hàng.

KẾT LUẬN PHẦN 5

Để chương trình Stress Test thật sự hữu dụng và có thể thực hiện hiệu quả ngay, bài nghiên cứu đã xây dựng lộ trình tiến hành Stress Test cho các NHTM VN. Trong đó các mốc thời gian được xác định như sau:

 Xác định các đối tượng thực hiện Stress Test trước ngày 30 tháng 9 hàng năm, trong đó các ngân hàng có tầm ảnh hưởng lớn được xác định dựa trên trung bình báo cáo của bốn kỳ gần nhất bắt buộc phài thực hiện.

 NHNN cung cấp các kịch bản cho các NHTM thực hiện Stress Test trong giai đoạn từ ngày 31 tháng 12 đến ngày 15 tháng 1.

 Sau đó, các ngân hàng sẽ sử dụng báo cáo tài chính tại thời điểm ngày 31 tháng 12 để xác định các tác động tiềm ẩn, đến trước ngày 05 tháng 03 các ngân hàng phải nộp báo cáo kết quả cho NHNN.

 Nhận được bảng báo cáo, bước tiếp theo là NHNN và cơ quan giám sát sẽ tiến hành đánh giá kết quả Stress Test của các ngân hàng. Giai đoạn này bắt đầu từ tháng 03 đến tháng 06.

 Sau khi xác minh tính hợp lý, các ngân hàng sẽ công khai kết quả trên các phương tiện truyền thông, tức là vào đầu tháng 06 của năm đó.

 Bước cuối cùng là cơ quan giám sát và NHNN thực hiện tiếp nhận các phản hồi về chương trình thực hiện để chương trình Stress Test ngày càng hoàn thiện và phù hợp với bối cảnh hiện tại.

Mục đích cuối cùng của thực hiện Stress Test là sau khi tổng hợp kết quả phân tích, cả NHNN và các ngân hàng dưới chuẩn đều phải có động thái để khắc phục tình trạng rủi ro hiện tại.

Đối với NHTM, kế hoạch gia tăng khả năng chịu đựng của mình nên tương xứng với mức độ nghiêm trọng của tác động Stress Test, khuôn khổ quản lý rủi ro tổng thể và các giới hạn khác hoặc chính sách giảm thiểu rủi ro.

Đối với NHNN, dựa vào quá trình xem xét đánh giá trụ cột thứ hai của Hiệp ước Basel, các giám sát viên cần kiểm tra kết quả Stress Test của các ngân hàng như là một quá trình kiểm tra việc đánh giá nguồn vốn nội bộ và hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Theo đó, bài nghiên cứu đề xuất cần tuân thủ các quy định của Hiệp ước Basel III trong toàn hệ thống. Đi đôi với đó là sự minh bạch trong thông tin và sự phù hợp trong cách tính tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế.

KẾT LUẬN

Stress Test về cơ bản là thử nghiệm nhằm rà soát và đo lường khả năng của mỗi ngân hàng để đối phó với những tình huống diễn biến khác nhau của nền kinh tế. Đó là những trường hợp như: vốn ngân hàng sụt giảm vì nợ xấu, tính thanh khoản của hệ thống đột ngột bị đe dọa khi có trình trạng khách hàng rút tiền ồ ạt, khủng hoảng kinh tế, tổng sản phẩm quốc dân sụt giảm, lạm phát, thất nghiệp tăng cao...

Thông qua mô hình đo lường các rủi ro và đánh giá khả năng chịu đựng của các ngân hàng, có thể kết luận được liệu rằng trước những cú sốc đột ngột như vậy thì ngân hàng có khả năng chống đỡ hay không, tính an toàn trong hoạt động sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, rủi ro ngân hàng phải gánh chịu là bao nhiêu. Từ những kết luận này, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ và quản trị ngân hàng sẽ có thể đưa ra những quyết định và chiến lược phù hợp với đặc điểm và tình trạng riêng biệt của mỗi ngân hàng.

Hơn thế nữa, Stress Test còn là một công cụ bổ sung cách thức và phương pháp tiếp cận quản trị rủi ro:

 Cung cấp các đánh giá rộng về rủi ro.

 Tạo nên mối liên hệ giữa thông tin và kế hoạch nội bộ với môi trường bên ngoài.

 Xây dựng kế hoạch về nguồn vốn hiệu quả, làm tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng.

 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảm thiểu rủi ro và phát triển các kế hoạch dự phòng trong điều kiện xảy ra các tình huống nguy cấp.

Tóm lại với các ưu thế vượt trội của mình, Stress Test sẽ là khâu đầu tiên và quan trọng trong chiến lược tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

PHỤ LỤC 1

THỰC TIỄN TIẾN HÀNH STRESS TEST CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

A. STRESS TEST MỸ

Chương trình đánh giá kiểm soát vốn SCAP được mô tả như là một Stress Test ở ngân hàng (thậm chí đối tượng là các công ty không chỉ là ngân hàng) là một đánh giá được thực hiện bởi hệ thống Dự trữ Liên bang và các giám sát viên để xác định xem các tổ chức tài chính Mỹ lớn nhất đã có bộ đệm vốn cần thiết để chịu đựng các suy thoái thị trường và khủng hoảng tài chính. Các thử nghiệm sử dụng hai kịch bản kinh tế vĩ mô, dựa trên điều kiện cơ bản và kịch bản khác với kỳ vọng bi quan hơn dựa vào tình hình ngân hàng trong phần còn lại của năm 2009 và năm 2010. Mức vốn tại 19 ngân hàng được đánh giá dựa trên vốn cấp 1, mặc dù khởi đầu nhà quản lý sử dụng vốn cổ phần thường hữu hình như một tiêu chuẩn đánh giá.

Phạm vi và mục đích

Thử nghiệm được giới hạn cho các ngân hàng quốc gia và các công ty mà các ngân hàng sở hữu với tài sản lớn hơn $100 tỷ. 19 tổ chức ngân hàng bao gồm trong thử nghiệm là cốt lõi của hệ thống ngân hàng Mỹ, chiếm khoảng hai phần ba tổng tài sản ngân hàng Mỹ. Mỗi tổ chức tài chính tham gia được hướng dẫn phân tích tổn thất tiềm năng toàn ngân hàng, bao gồm cho vay và danh mục đầu tư chứng khoán, cũng như từ các cam kết ngoại bảng và trách nhiệm pháp lý/rủi ro dưới hai kịch bản kinh tế được xác định trong khoảng thời gian hai năm (2009 – 2010). Các tổ chức tài chính tham gia phải dự báo nguồn nội lực sẵn có để hấp thụ các tổn thất, bao gồm các khoản doanh thu ròng trước chi phí dự phòng và khoản dự phòng rủi ro tín dụng (pre-provision net revenue and the allowance for loan losses). Là một phần của quá trình giám sát, giám sát viên gặp quản lý cấp cao tại mỗi tổ chức tài chính để xem xét và thảo luận về tổn thất của tổ chức và dự báo doanh thu. Dựa trên những cuộc thảo luận, các giám sát viên đánh giá từng tổ chức cụ thể về tổn thất tiềm năng và nguồn lực ước tính để hấp thụ những thiệt hại theo kịch bản cơ sở và kịch bản bất lợi hơn. Từ đó xác định liệu các tổ chức có bộ đệm vốn cần thiết để

đảm bảo cho các ngân hàng có số lượng và chất lượng cần thiết để thực hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

Kịch bản và các giả định kinh tế vĩ mô

Việc đánh giá vốn bao gồm hai kịch bản kinh tế: kịch bản cơ sở và kịch bản bất lợi hơn. Đối với thử nghiệm chương trình đánh giá kiểm soát vốn, các giả định của kịch bản cơ sở cho tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ thất nghiệp năm 2009 – 2010 được giả định bằng với mức trung bình từ các dự báo đồng thuận (Consensus Forecasts), cuộc khảo sát Blue Chip, cuộc khảo sát của các chuyên gia dự báo (Professional Forecasters) vào tháng 2 năm 2009. Kịch bản cơ sở này cho thấy cái nhìn đồng thuận về độ sâu và thời gian của suy thoái kinh tế. Với tình hình hiện tại không chắc chắn, có nguy cơ nền kinh tế sẽ suy yếu hơn dự kiến. Các giả định cho kịch bản kinh tế cơ sở phù hợp với đường giá nhà dự báo trong tương lai từ chỉ số Case-Shiller tổng hợp 10 thành phố và đánh giá trung bình cho câu hỏi về giá nhà trong cuộc khảo sát Blue Chip mới nhất.

Kịch bản bất lợi hơn

Để hỗ trợ cho các tổ chức tài chính trong các hoạt động quản trị rủi ro liên tục, các giám sát viên đã xây dựng một kịch bản thay thế bất lợi hơn. Kịch bản này cho thấy con đường của nền kinh tế Mỹ bất lợi, phản ánh một cuộc suy thoái sâu hơn và lâu hơn. Các kịch bản được xây dựng dựa trên hồ sơ theo dõi lịch sử của các tổ chức dự báo cũng như đánh giá hiện tại không chắc chắn của các tổ chức dự báo này. Đặc biệt, dựa trên tính chính xác lịch sử của dự báo Blue Chip được thực hiện từ cuối những năm 1970, khả năng tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong năm 2010 có thể cao như trong kịch bản bất lợi là khoảng 10%. Ngoài ra, các xác suất đánh giá chủ quan của cuộc khảo sát dự báo đồng thuận vào tháng 1 và các chuyên gia dự báo vào tháng 2 bao hàm một cơ hội khoảng 15% tăng trưởng GDP thực có thể thấp, và tỷ lệ thất nghiệp cao, như giả định trong kịch bản bất lợi. Trong kịch bản này, giá nhà được giả định là thấp hơn, khoảng 10% vào cuối năm 2010 so với kịch bản cơ sở. Căn cứ vào sự thay đổi giá nhà đất năm năm kể từ năm 1900 và kiểm soát các yếu tố kinh tế vĩ mô, xác suất khoảng 10% giá nhà sẽ thấp hơn 10% so với năm 2010.

Kịch bản biến kinh tế vĩ mô 2009 2010

Real GDP (phần trăm thay đổi trung bình năm)

Mức chuẩn trung bình -2,0 2,1

Các dự báo đồng thuận -2,1 2,0

Cuộc khảo sát Blue Chip -1,9 -2,0

Các chuyên gia dự báo -2,0 2,2

Một phần của tài liệu STRESS TEST VIỆC ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO KINH TẾ (Trang 87 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)