Đo lường rủi ro lãi suất
Đo lường rủi ro lãi suất theo phương pháp Macaulay Duration đòi hỏi phải tính toán kỳ hạn hoàn vốn trung bình của các khoản mục thuộc tài sản bao gồm: tiền gửi tại NHNN, tiền gửi và cho vay các TCDN khác, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn; và các khoản mục thuộc về nguồn vốn bao gồm: tiền gửi và vay từ NHNN và các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của khách hàng,
vốn tài trợ ủy thác đầu tư cho vay mà TCTD chịu rủi ro, phát hành giấy tờ có giá khác. Phương pháp này xem xét sự mất giá của tài sản, nguồn vốn nói đến ở trên mà ngân hàng đang nắm giữ khi chiết khấu theo lãi suất trong tương lai. Nhưng hầu hết các ngân hàng đều có tổng cộng mức chênh lệch nhạy cảm với lãi suất nội, ngoại bảng đều dương, cộng với cả hai kịch bản đang xem xét là biến động lãi suất đều giảm, do đó hầu hết các ngân hàng đều không phải chịu rủi ro mất giá của các tài sản và nguồn vốn đang nắm giữ, nghĩa là rủi ro lãi suất của ngân hàng bằng không.
Đo lường rủi ro tỷ giá
Rủi ro tỷ giá của các ngân hàng bắt nguồn từ việc nắm giữ các tài sản Nợ và Có bằng các đồng định danh khác, và sử dụng nó để thực hiện các giao dịch. Các ngoại tệ gánh chịu rủi ro tỷ giá khi không thực hiện các biện pháp phòng ngừa, trạng thái này được gọi là vị thế mở.
Hầu hết các ngân hàng đều nắm giữ nhiều loại ngoại tệ khác nhau, không chỉ có USD. Tuy nhiên các loại ngoại tệ đó vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với USD do: (i)Thứ nhất là vị thế thống trị của đồng USD với tư cách đồng tiền dự trữ và cách Mỹ điều hành đồng tiền của mình. Đa số giao dịch và dự trữ ngoại hối là dưới dạng USD, cho dù Mỹ chỉ chiếm có 24% GDP toàn cầu. Thương mại quốc tế đa phần được thanh toán bằng USD. Điều đó không những phản ánh sai tình hình kinh tế thế giới mà còn khiến các nước khác dễ bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ của bản thân nước Mỹ. (ii)Thứ hai, hệ thống ấy đã tạo ra những kho dự trữ ngoại hối khổng lồ, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi.
Khi đồng tiền Việt Nam có sự biến động với các đồng tiền khác do sự thay đổi của vị thế kinh tế mà không phải do áp lực cung cầu giả tạo thì tỷ giá của đồng Việt Nam và các đồng tiền khác cũng có sự biến động tương tự. Trong thời gian gần đây, luôn xảy ra tình trạng cung đồng USD không đủ đáp ứng cho cầu, điều này khiến tỷ giá đồng USD luôn ở mức cao và sự biến động đó diễn ra mạnh hơn so với các ngoại tệ khác. Do hầu hết các giao dịch ngoại tệ của ngân hàng đều bằng đồng USD và các đồng tiền còn lại các ngân hàng đều nắm giữ tài sản Có nhiều hơn là tài sản Nợ nên bài nghiên cứu sẽ chỉ đo lường rủi ro tỷ giá của đồng USD.
- Kịch bản 1: Tăng 3% - Kịch bản 2: Tăng 5%
Kết quả đo lường rủi ro tỷ giá ở các ngân hàng được mô tả theo bảng 4.2.
Bảng 4.2: Giá trị rủi ro tỷ giá của các ngân hàng theo từng kịch bản
Đơn vị: triệu đồng
Ngân hàng Trạng thái USD quy đổi
sang VND tại 31/12/2011
Giá trị rủi ro tỷ giá
Kịch bản 1 Kịch bản 2 ABBank -71.584 -2.418 -3.579 BIDV -2.671.720 -80.152 -133.586 ACB -2.184.003 -65.520 -109.200 NaViBank 247.325 0 0 Sacombank -1.512.153 -45.365 -75.608 SHB 590.100 0 0 Vietcombank -1.872.121 -56.164 -93.606 Vietinbank 33.104.018 0 0 MB 1.159.172 0 0 Eximbank -2.848.869 -85.466 -142.443 Nguồn: Tính toán
Đo lường rủi ro tín dụng
Do việc tiếp cận thông tin đối với chỉ tiêu RWA là rất khó nên bài nghiên cứu chỉ xem xét việc tính rủi ro tín dụng kỳ vọng và bỏ qua rủi ro tín dụng không kỳ vọng (được tính bằng sự thay đổi của RWA). Trước khi thực hiện đo lường rủi ro tín dụng kỳ vọng, bài nghiên cứu sử dụng các giả định sau:
Tỷ lệ NPL được tính dựa trên mối liên hệ với các biến vĩ mô có R2 = 0,588258 theo mô hình hồi quy OLS. Do đó giá trị dự báo tỷ lệ NPL sẽ giao
động một khoảng là ⁄ ̂ . Để đảm bảo mức rủi ro không bị đánh giá thấp nên giá trị dự báo npl* sẽ được điều chỉnh bằng cách lấy giá trị dự báo từ mô hình cộng với ⁄ ̂ , tức là 1,716%.
Đối với hệ số LGD hay còn gọi là tỷ lệ tổn thất ước tính, thông thường được mô tả là tỷ lệ phần trăm trên giá trị danh nghĩa ban đầu của khoản nợ. Theo nguyên tắc tính của LGD, tỷ lệ tổn thất ước tính là khoản tiền dư nợ của các khách hàng có khả năng vỡ nợ trừ đi các khoản mà ngân hàng có khả năng thu hồi được như tài sản đảm bảo được cầm cố thế chấp, để cuối cùng cho ra một khoản tổn thất ròng của ngân hàng đối với khách hàng đó.
Công thức tính LGD dựa vào Hiệp ước Basel II trong việc tính toán tài sản theo trọng số rủi ro, để xác định nguồn vốn yêu cầu cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Theo đó, LGD sẽ được phân loại dựa trên hai trường hợp sau:
Các khoản nợ phải thu đối với công ty, cơ quan Chính phủ và các ngân hàng không có tài sản đảm bảo được chỉ định là 45%, nếu các khoản phải thu phụ đối với các khoản trên là 75%.
Đối với các khoản phải thu có tài sản đảm bảo là khoản phải thu, bất động sản thương mại (CRE), bất động sản cư trú (RRE). LGD sẽ tính dựa vào công thức sau:
LGD* = LGD × (E*/E)
Trong đó:
LGD – Tỷ lệ tổn thất tối thiểu khi không có tài sản đảm bảo (45%).
E – Giá trị hiện tại của tài sản có rủi ro (ví dụ như các khoản cho vay bằng tiền mặt hay chứng khoán).
E* – Giá trị tài sản có rủi ro sau khi giảm thiểu rủi ro bằng phương pháp chuẩn. E* = max {0, [E × (1 + He) – C × (1 – Hc – Hfx)]}
Trong đó: He – Tỷ lệ cắt giảm của tài sản có rủi ro. C – Hiện giá của các khoản tài sản đảm bảo. Hc – Tỷ lệ cắt giảm của tài sản đảm bảo.
Hfx – Tỷ lệ cắt giảm do chênh lệch tiền tệ của tài sản có rủi ro và tài sản đảm bảo.
Giả định rằng He và Hfx bằng 0, Hc bằng với mức chiết khấu của các loại tài sản khác theo nguyên tắc phòng ngừa và được giả định là 70%. Ngoài ra, theo quy định của một số ngân hàng, đối với các khoản vay được bảo đảm thì giá trị của khoản vay đó không được vượt quá một tỷ lệ nhất định so với giá trị của tài sản đảm bảo, cụ thể đối với ngân hàng An Bình, tỷ lệ này là 70%. Từ đó,với giả định mức tỷ lệ này bằng 70%, C sẽ được tính như sau:
C = E/70%
E* = E – E/70% ×( 1 – 70%) = E × (1 – 30%/70%) = E × 57%
LGD cho các tài sản chịu rủi ro có tài sản đảm bảo sẽ được tính như sau:
LGD* = LGD × (E*/E) = 45% × 57% = 25%
Với kết quả tính toán như trên ta có LGD cho các khoản nợ không có tài sản đảm bảo sẽ là 45% và có tài sản đảm bảo là 25%. Theo kết quả thực nghiệm cho thấy, hầu như các khoản vay không có tài sản đảm bảo chỉ chiếm một số ít khoảng 10% tổng dư nợ, từ đó bài nghiên cứu tính được LGD trung bình cho các ngân hàng là 27% (= 25% × 90% + 45% × 10%).
Cũng theo định hướng của NHNN, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 nhiều khả năng chỉ ở mức 15 – 17%. Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ được phân bổ theo 4 nhóm, NHNN căn cứ vào một số tiêu chí như về vốn, quản lý điều hành, quản lý rủi ro, tài sản, năng lực người đứng đầu, vi phạm trong các chỉ đạo và quy định của NHNN để xếp các ngân hàng vào bốn nhóm. Hiện nay NHNN đã công bố danh sách của các ngân hàng nhóm 1 và nhóm 2, theo đó nhóm 1 bao gồm các ngân hàng Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, Eximbank, MaritimeBank, MB, VPBank, VIB, SeaBank, Sacombank, ACB và nhóm 2 bao gồm NamABank, DaiABank, PNB, OCB, SHB, LienVietBank, BaoVietBank, NaViBank, KienLongBank, ABBank, Agribank… Bởi vì các ngân hàng công bố báo cáo tài chính toàn bộ nằm
trong hai nhóm này nên bài nghiên cứu chỉ xem xét hai mức tăng trưởng là 15% và 17% ứng với mức tối đa của mỗi nhóm.
Cuối cùng, tỷ lệ xóa nợ của các ngân hàng gần đây có xu hướng gia tăng, một phần là vì nợ xấu không ngừng tăng lên, một phần vì NHNN đã thắt chặt tín dụng, vì thế các ngân hàng đưa ra các biện pháp xử lý nợ xấu để có thể mở rộng tín dụng với các khách hàng tiềm năng. Tỷ lệ nợ xấu trong bài sẽ sử dụng là 10%.
Dựa trên các giả định, bài nghiên cứu tiến hành tính toán giá trị rủi ro tín dụng trên cơ sở phương pháp được đưa ra ở phần 3, và kết quả tính toán được trình bày trong bảng 4.3.
Bảng 4.3: Giá trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng theo từng kịch bản
Đơn vị: triệu đồng Rủi ro tín dụng Ngân hàng Kịch bản 1 Kịch bản 2 npl* PD Giá trị RR npl* PD Giá trị RR ABBank 3,77% 1,62% -84.424 4,14% 2,06% -107.129 BIDV 3,67% 1,79% -1.378.153 4,04% 2,22% -1.713.258 ACB 3,07% 2,85% -776.352 3,44% 3,28% -894.541 NaViBank 3,72% 1,70% -57.688 4,09% 2,14% -72.411 Sacombank 2,98% 2,99% -630.755 3,35% 3,43% -721.746 SHB 3,47% 2,12% -163.712 3,84% 2,55% -197.011 Vietcombank 3,44% 2,24% -1.242.563 3,81% 2,68% -1.485.463 Vietinbank 3,03% 2,91% -3.351.206 3,40% 3,34% -3.850.373 MB 3,31% 2,46% -393.170 3,67% 2,90% -462.829 Eximbank 3,31% 2,46% -488.174 3,68% 2,90% -574.774 Nguồn: Tính toán
Khả năng hấp thụ giá trị tổn thất của các ngân hàng
Sau khi tính được giá trị tổn thất mà mỗi ngân hàng có thể gánh chịu, bước tiếp theo là xác định các khoản thu nhập mà ngân hàng được sử dụng để hấp thụ chúng và phần còn lại của tổn thất sau khi đã được hấp thụ.
Bảng 4.4: Giá trị rủi ro còn lại sau khi đã hấp thụ bởi lợi nhuận ròng của các ngân hàng Đơn vị: triệu đồng Ngân hàng Lợi nhuận ròng 2011 Tổn thất
Giá trị rủi ro còn lại sau khi được hấp thụ bởi lợi
nhuận ròng Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản 1 Kịch bản 2 ABBank 308.564 -86.572 -110.708 0 0 BIDV 3.209.162 -1.458.305 -1.846.844 0 0 ACB 3.193.881 -841.872 -1.003.741 0 0 NaViBank 180.757 -57.688 -72.411 0 0 Sacombank 2.066.430 -676.119 -797.354 0 0 SHB 753.429 -163.712 -197.011 0 0 Vietcombank 4.220.624 -1.298.727 -1.579.069 0 0 Vietinbank 6.243.795 -3.351.206 -3.850.373 0 0 MB 2.129.009 -393.170 -462.829 0 0 Eximbank 3.038.459 -573.640 -717.218 0 0 Nguồn: Tính toán
Đo lường rủi ro liên ngân hàng
Sau khi đã xác định được nguồn vốn của các ngân hàng, bước tiếp theo là dựa vào nguồn vốn đó để tính rủi ro liên ngân hàng.
Đầu tiên phải nhắc đến khởi đầu của sự quản lý thị trường liên ngân hàng từ năm 2001, khi NHNN ban hành Quyết định 1310/2001/QD-NHNN. Kể từ sau đó hệ thống ngân hàng có sự bùng nổ mạnh mẽ, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO. Số lượng tổ chức tín dụng gia tăng nhanh chóng cả về quy mô lẫn hình thức hoạt động. Hoạt động buôn bán vốn lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng cũng bùng nổ không chỉ ở mức độ quy mô mà còn ở hình thức thanh toán.
Đặc điểm huy động vốn trên thị trường là sự chiếm lĩnh của các NHNN và các NHTMCP ngoài quốc doanh. Các ngân hàng nhỏ rơi vào tình trạng bất lợi vì thị phần huy động vốn không cao, dẫn đến nguồn vốn của một số TCTD phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng. Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm khi có sự chênh lệch giữa kỳ hạn huy động vốn ngắn, còn kỳ hạn cho vay lại dài, làm cho rủi ro thanh khoản của các ngân hàng này trở nên nghiêm trọng. Các ngân hàng sử dụng khá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Theo Quyết định 457/QĐ- NHNN, các ngân hàng chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Nhưng trên thực tế có ngân hàng sử dụng cả 100% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Do đó khi lãi suất có sự biến động tăng cao sẽ gây nên sự mất cân đối của hệ thống. Nếu tình hình đó kéo dài, các ngân hàng có thể lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính, ảnh hưởng không chỉ các ngân hàng đi vay mà còn đến các ngân hàng cho vay, hậu quả là làm mất thanh khoản của toàn bộ hệ thống.
Với tình hình quy định trần lãi suất như hiện nay kết hợp với nợ xấu không ngừng tăng cao, các ngân hàng nhỏ rất dễ lâm vào tình huống trên. Vì vậy rủi ro liên ngân hàng được xem là một trong những rủi ro có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống hiện nay và cần được cân nhắc để thực hiện tính toán hợp lý. Mặc dù vậy, khó khăn của bài nghiên cứu là đo lường mức độ cho vay của các ngân hàng này vì thông tin không được công bố rộng rãi, do đó bài nghiên cứu sẽ không tính đến tác động của rủi ro liên ngân hàng. Tuy nhiên, khi tiến hành thực nghiệm khảo sát bài nghiên cứu vẫn đề xuất cần phải tiến hành đo lường lại rủi ro liên ngân hàng để tránh sự sụp đổ hiệu ứng domino của toàn hệ thống.